Trà chiều

Những bóng ma văn chương vờn quanh Paris muôn đời

Từ Balzac đến Max Jacob, một Cuộc Hành Hương tìm về những Thiên Tài Quá Vãng.

Published

on

THE GHOSTS OF LITERARY GREATNESS THAT FOREVER HAUNT PARIS

Peter Wortsman

Giống như Thánh tích của một vị Thánh là tập hợp những di vật được trưng bày cố định tại nhà tưởng niệm Maison de Balzac – một bảo tàng quý giá náu mình giữa những nếp gấp thời gian ở Quận 16 thuộc Paris, từng chứng nhân cho những tham vọng lớn lao, đồng thời kể lại câu chuyện về từng khoảnh khắc của nhà văn.

Honoré de Balzac (1799 – 1850)
Ảnh. NPR

Trong số những hiện vật này là bộ dụng cụ viết lách, bao gồm dao bào để chuốt đầu nhọn, món quà từ bạn-thư-tín-hóa-nhân-tình của Balzac, và sau này, trở thành vợ ông, Quý Bà Hańska. Một món quà khác cũng từ bà, một cây gậy đặc trưng cũng nằm trong bộ sưu tập, có đầu trên được nạm màu ngọc lam mang dáng hình huy hiệu của dòng tộc nhà văn, và được gắn liền với sợi dây chuyền từ thời thơ ấu của bà. Chủ đề quyển sách của người hâm mộ khác, Delphine de Girardin, La Cane de Monsieur de Balzac (tạm dịch Cây gậy của Monsieur de Balzac) cũng hiện diện; và báu vật ấy sống động như thể ta có thể cảm nhận lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi trên chiếc núm chạm khắc và nghe những thanh âm vọng lại cùng nhịp bước chân trên con đường lát đá tưởng tượng.

Ở một phòng khác là mô phỏng đúc đồng tinh tế lấy mẫu từ bàn tay phải của tiểu thuyết gia với các đốt ngón tay hằn rõ những nếp nhăn mệt mỏi, thèm khát được cầm bút.

Một nơi trang trọng khác được dành cho bộ pha cà phê cafétière của ông, một tách cà phê bằng gốm trắng đặt trên chiếc bình cao như một vương miện, được trang trí với những diềm đỏ và dòng chữ lồng HB, là chén Thánh và vạc lọc đã thúc đẩy quá trình viết lách dài 15 giờ không ngừng nghỉ, một guồng máy đã cho ra đời hơn 20 tác phẩm, nhưng sớm làm trì trệ trái tim ông và cuối cùng là thúc đẩy cái chết trẻ của ông.

Đây, cũng thế, là chiếc bàn viết có chân nhỏ chắc chắn, bục giảng của những sử thi về tấn trò đời. Khắc trên bề mặt bằng gỗ óc chó là những vết xước và đường rãnh tựa chữ tượng hình, một kiểu bản thảo thứ hai, lưu lại sự uyển chuyển của những nét bút chảy tràn caffeine. Balzac tỏ lòng kính trọng với chiếc bàn như với người yêu cùng nhau trải qua gian khổ từ lâu: (Nó) chứng kiến những buồn khổ của tôi, những đau đớn của tôi, niềm vui sướng to lớn, và mọi thứ […] Cánh tay của tôi gần như bào mòn nó bằng sức nặng văn chương”.

*

Alexandre Dumas (1802 – 1870)
Ảnh: IMDb

Những độc giả trung thành của Ba chàng lính ngự lâm hay Bá tước Monte Cristo sẽ được chìm đắm vào con đường lát đá chật hẹp trong tòa lâu đài từng xuất hiện trong các cuốn sách của Alexandre Dumas, mà ông từng gọi là Château de Monte-Cristo, nay được bảo tồn như một địa danh lịch sử ở Port Marley (Yvelines), chỉ cách Paris một chuyến tàu ngắn ra ngoại ô. Được thiết kế theo những mô tả của tác giả, ngôi nhà và những khoảng sân, bao gồm một phòng khách kiểu Moorish được trang trí công phu và một xưởng viết theo trường phái Gothic mà bao quanh là lũy hào nước, phản ánh lối sống hào phóng và xa hoa của ông. “Khi bạn có vinh hạnh được sinh ra trong dòng tộc Dumas, bạn sẽ sống một cuộc đời thượng lưu […] và không từ chối bản thân cho bất cứ một niềm vui nào”, ông đã viết, thành thật đúng nghĩa, và phí hoài gia tài kiếm được từ ngòi bút của mình. Và tinh thần hào hứng ấy vẫn rõ ràng sau khi ông đã qua đời hơn một thế kỷ, ở những thực đơn dính vết thức ăn cùng món trộn ông yêu, món trứng tráng hàu ông thích.

*

Marcel Proust (1871 – 1922)
Ảnh: LitHub

Cây gậy đi đường của Monsier Proust vẫn được giữ nguyên trạng, trông hơi cẩu thả, như thể ông chỉ vừa để nó lại trước khi nó rơi xuống chiếc giường có bộ khung đánh bóng sau một đêm khuya đi dạo nào đó, trước khi ngả mình xuống để ghi lại ấn tượng và sự hỗn loạn những ký ức khuấy động. Tấm trải giường xanh lam trông như vừa có người nằm ngủ. Vách ngăn của tấm bình phong được bọc bằng gỗ sồi, như bộ khung thực chất của chiếc giường, để đảm bảo sự cách âm tuyệt đối. Gỗ sồi, than ôi, làm nặng thêm chứng bệnh hen suyển của ông. Bạn thật sự có thể nghe những tiếng ho này tràn khắp không gian.

Các đồ nội thất và đồ vật đã được tập hợp lại trong căn phòng nhỏ bất khả xâm phạm này tại Bảo tàng Carnavelet thuộc quận 3, dựa trên gợi ý của một người bạn ngưỡng mộ ông – Nữ bá tước Anna de Noailles, được tập hợp từ 3 khu nhà ở sau cùng: tại số 102 Đại lộ Haussmann, số 8 Rue Laurent Pichat, và 44 Rue Hamelin ở Quận sáu, nơi Proust cuối cùng đã từ bỏ những vấn vương hồn ma đeo bám tâm trí mình.

Bộ sưu tập bao gồm: một chiếc bàn gỗ khảm trang trí công phu hầu như không được sử dụng, Proust viết hầu hết trên giường, một giá sách, một chiếc ghế dài để đọc có độ ngả tùy chỉnh và nơi tựa khuỷu tay, một tấm thảm, một chiếc đĩa nạm ngọc, một chiếc gương cầm tay, một chiếc bàn chải khắc chữ lồng tên ông, chiếc kẹp giữ cà vạt, đĩa mạ bạc, gậy đi bộ đã nói trên, một chiếc ghế con, tấm bình phong, bàn nhỏ cạnh giường, đèn, gương, các dụng cụ viết, đồng hồ bỏ túi, lịch bàn, lược chải tóc, bàn chải gỗ mun gạt bụi cho mũ và một loại khác bằng gỗ hồng mộc, và một chiếc đón gót bằng ngà – nói ngắn gọn, tất cả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống một nhà văn.

*

Victor Hugo (1802 – 1885)
Ảnh: Britannica

Khi bàn làm việc được trưng bày trong phòng ngủ chính được phục hồi tại Maison Hugo, ở Place des Vosges quận tư, nó tiết lộ, Victor Hugo đã viết đứng. Chính tại đây, ông đã sáng tác phần lớn kiệt tác của mình, Những người khốn khổ, với hơn 1.900 trang giấy, một trong những cuốn tiểu thuyết dài nhất từng được viết ra. Làm thế nào mà đôi chân của ông có thể trụ vững, tôi không thể ngừng tự hỏi, trong sự vô hạn của từ ngữ và thời gian để viết ra chúng? Chẳng lẽ ông không bao giờ mỏi mệt sao? Tôi tưởng tượng ông đang tựa vào núm ngăn kéo bằng gỗ sồi được chạm khắc hình đầu sư tử, lấy sức mạnh từ loài thú ấy và sự dũng cảm của cây sồi.

*

Paris – Kinh đô Ánh sáng, vẫn ẩn chứa trong mình những vùng ngoại ô tâm tối. Làm thế nào có đủ thời gian để tôi ghé thăm trại giam Drancy trong một nỗ lực tìm về những mảng thơ mờ dần trong kí ức Max Jacob trong ngày chủ nhật lễ thánh xanh xám và u mưa này. Theo lịch Pháp, ngày lễ Saints de Glace (tạm dịch Mùa đông gai đen), theo niềm tin đã tồn tại từ lâu từ thời Trung Cổ và được toan định ngày diễn ra, là ngày dành riêng cho các Thánh Mamert, Pancras và Servais; theo truyền thống được diễn ra vào các ngày 11, 12 và 13 tháng 5; khi tên của các vị Thánh được nông dân khấn nguyện để ngăn chặn sự giảm nhiệt độ đột ngột và sương giá rất nguy hiểm cho mùa màng.

Max Jacob (1876 – 1944)
Ảnh: Museu Picasso

Bầu trời bất chợt chuyển sang màu xám tang thương và đột ngột nổ tung thành những trận mưa trút nước khi xe buýt kéo vào thị trấn. Trời quang mây tạnh, và rồi mây kéo về, mưa lại bùng nổ, không thể định trước.

Khu phức hợp đúc sẵn hình chữ U của Cité de la Muette, một mạo hiểm viễn tưởng trong giai đoạn lập kế hoạch, được xây dựng vào những năm 1930 nhưng chưa bao giờ hoàn thành, ban đầu dự định sẽ đưa các công nhân nhà máy vào một môi trường sống hoàn hảo, lành mạnh. Nhưng các cư dân đã không bao giờ chuyển đến. Kế hoạch thay đổi. Tầm nhìn viễn vông ấy bị phá hủy đến tận cùng đen tối. Từ tháng 8 năm 1941 đến tháng 8 năm 1944, hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em, trong đấy có Max Jacob, tất cả hậu duệ người Do Thái, đã bị cảnh sát Pháp vây bắt theo lệnh của Gestapo, và không có thức ăn, nước uống hoặc điều kiện vệ sinh nào đầy đủ trong một trại tập trung tạm thời, từ chỗ bị trục xuất đến các trại tử thần ở Ba Lan. Sau khi Paris được giải phóng, Cité đã được sử dụng một thời gian ngắn để huấn luyện các kẻ nằm vùng thực tập, trước khi được thanh tẩy, làm sạch và tân trang lại thành một Habitation à Loyer Modéré (HLM), một dự án nhà ở thu nhập thấp. Nhiều cư dân hiện tại của nó là dân nhập cư Bắc Phi, những người chắc chắn phát ra cái nhìn bối rối và khó chịu với những du khách lần mò khai thác một quá khứ không mấy tốt đẹp.

Một tấm biển ở lối vào Cầu thang số 10 đánh dấu nơi Max Jacob chết. Paris được chống đỡ bằng các tấm bia tưởng niệm của các nhà thơ, nghệ sĩ và nhà soạn nhạc; nhưng điều này đôi khi kéo trũng nhịp đập con tim chúng ta.

Một người đàn ông lập dị, không ngừng mâu thuẫn, một nhà thơ, họa sĩ, tác giả và nhà phê bình nghệ thuật của trường phái Tượng trưng và Siêu thực; người đồng tính, gốc Do Thái, duyên dáng và gắt gỏng; Jacob là một trong những người bạn đầu tiên mà Picasso có ở Paris, và là một chiến hữu của ông tại Bateau Lavoir ở khu phố Montmartre trứ danh – bệ phóng cho những tiên phong nghệ thuật. Theo tiếng gọi của Chúa Kitô, ông chuyển đổi sang Công giáo và đến tu viện Benedictine của vùng Saint Benoît-sur-Loire, ở Loiret, để hầu chuyện cùng Chúa và trốn khỏi toán quân chiếm đóng Đức quốc xã.

Khi bị tố cáo bởi một kẻ nằm vùng, ông bị giải đến Drancy, nơi ông nằm và bị viêm phổi phế quản mà không có thuốc men ở trại tạm giam. Christopher Wood đã ra mặt với những người bạn có ảnh hưởng để cố gắng thay mặt chính quyền nước Đức thả ông ra. Nghệ sĩ, nhà văn và nhà sản xuất phim Jean Cocteau, người có mối giao tế với quân đội Đức cấp cao, đã cố gắng để ông được trả tự do nhưng vô ích. Có tin đồn rằng, khi được hỏi yêu cầu giúp đỡ, người bạn cũ của Picasso đã trả lời rằng: “Max là một thiên thần, ông ta không cần sự giúp đỡ của tôi, ông ấy sẽ mọc cánh và bay đi”.

Jacob không để lại vật lưu niệm nào tại Drancy. Tôi đứng nhìn chằm chằm vào những tấm kim loại nhỏ gắn chặt trên tường từng xuất hiện trong trí nhớ ông, cố gắng rút ra ý nghĩa, nhưng khi một cậu bé phăng phăng băng về phía tôi trên chiếc xe đạp mà tôi buộc phải nhảy qua một bên, chỉ ngay lúc đó tôi mới cảm thấy một sự mạo phạm với nơi trang nghiêm này. Tại sao nhà nước Pháp không chỉ định nó là một di tích lịch sử và để lại Cité de la Muette như một căn phồng trống rỗng không có người ở và bị đồn ma ám?

Nhưng ngay sau đó, The Beggar Woman of Naples, (tạm dịch Người phụ nữ ăn xin ở Napoli) một bài thơ văn xuôi của Max Jacob xuất hiện trong tâm trí tôi. Trong đó, nhà thơ cận thị, được biết đến với kính một bên chèn dưới hàng lông mày ngờ vực và chiếc mũi nổi bật, nhớ lại cách anh thả bố thí vào giỏ một người phụ nữ ăn xin ở Napoli, và ngạc nhiên khi không bao giờ được cảm ơn, cho đến khi cuối cùng anh ta cũng hiểu được rằng vị khất sĩ vô ơn anh vừa bố thí hóa ra là một thùng gỗ màu xanh lá cây chứa một cục đất đỏ và một vài quả chuối thối.

Ngay vừa lúc đó mưa dứt hạt, mây dâng cao và mặt trời ló dạng. Các thánh băng thương xót xen vào. Tốt hơn, tôi nghĩ, Drancy không nên là một kho chuối thối rữa, mà nên là nơi để học đi xe đạp.

Hết.

Ngô Thuận Phát dịch từ bài được thực hiện bởi Peter Wortsman.

Đọc bài gốc tại Literary Hub.


Xem tất cả những bài viết của Ngô Thuận Phát tại đây.


Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam chào đón các đoàn thiếu nhi tham dự Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” năm 2024

Published

on

Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” là hoạt động nhằm tạo sân chơi để gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt và nâng cao chuyên môn đối với các đội Nghi lễ, trông kèn thuộc các Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau) đồng thời cũng là hoạt động ý nghĩa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Trong khuôn khổ Liên hoan “Tiếng kèm Đội ta”, ngày 09.08, Nhà Sách Phương Nam - Bình Phú (tọa lạc trong khuôn viên công viên Bình Phú, 10-12 Bình Phú, Phường 11, Quận 6, TP HCM) hân hoan chào đón các em học sinh thuộc các đoàn biểu diễn ghé tham quan, vui chơi và trải nghiệm không gian nhà sách mới.

Đây là dịp để các em được khám phá thế giới sách đầy màu sắc và thú vị tại một nhà sách hiện đại, thoải mái với hàng ngàn đầu sách thuộc mọi lĩnh vực, từ văn học, kinh tế, kỹ năng sống đến sách thiếu nhi. Đặc biệt, trong nhà sách còn có khu vực Phương Nam Book Café, khu vực nhạc cụ Yamaha chính hãng, v.v.. Nhà Sách Phương Nam - Bình Phú là không gian văn hóa giàu cảm xúc, nơi lan tỏa tình yêu sách và gắn kết cộng đồng cư dân quận 6 và các khu vực lân cận.

Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” năm 2024 đã diễn ra thành công với gần 3.000 đội viên và phụ trách Đội tham gia. Nhà Sách Phương Nam rất vui khi trở thành một trong những địa điểm văn hóa nổi bật phục vụ liên hoan.

Đọc bài viết

Trà chiều

Sứ Đoàn Iwakura đạt Giải thưởng sách Quốc Gia 2024

Published

on

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, nhà khoa học và người làm công tác xuất bản.

Tối ngày 29.11.2024 tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII, tác phẩm Sứ Đoàn Iwakura - Chuyến Tây Du Khảo Cứu Nhằm Canh Tân Nhật Bản Thời Minh Trị (Ian Nish biên soạn, Nguyễn Hoàng Mai - Nguyên Tâm dịch) hân hạnh được vinh danh giải Khuyến khích.

Sứ Đoàn Iwakura là tác phẩm nghiên cứu tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây. Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Sách dày 427 trang, gồm 11 chương tổng hợp các bài viết của Ian Nish và 12 chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế khu vực Nhật Bản và Đông Á. Tám chương đầu, độc giả sẽ cùng phái đoàn đi qua tám cường quốc từ Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Thụy Điển và Italy. Bản ghi chép của những học giả góp phần tái hiện hành trình tìm kiếm “văn minh khai sáng” của sứ đoàn Iwakura tại trời Âu dưới góc nhìn của người phương Tây. Ba phần còn lại trong ấn phẩm là bài phân tích, nhận định của chuyên gia lịch sử, đánh giá tình hình nước Nhật sau chuyến công du.

Để hiểu thêm về một lát cắt lịch sử quan trọng của Nhật Bản, cũng như đọc thêm về chuyến đi được mệnh danh là “Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật”, mời bạn tìm đọc sách tại đây hoặc tại hệ thống các nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Đọc bài viết

Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam đồng hành cùng các bạn học sinh tham gia cuộc thi ‘F1 in Schools’

Published

on

F1 in Schools là một giải đấu mang tính giáo dục, cạnh tranh toàn cầu do Formula One kết hợp với chương trình quốc tế STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Giải đấu được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học với mục đích giới thiệu kỹ thuật cho những người trẻ tuổi trong một môi trường thú vị. Mỗi đội thi (từ 3 - 6 học sinh) phải thiết kế và chế tạo một chiếc xe đua Công thức 1 cỡ nhỏ từ Khối mô hình F1 chính thức bằng các công cụ thiết kế CAD/CAM.

Năm 2024, ADUA Racing - đội bao gồm các học sinh cấp 2 của trường British International School Ho Chi Minh City đã vinh hạnh giành được cơ hội tham gia vòng chung kết cuộc thi F1 in Schools ở Dubai, Ả Rập Saudi. Đây là đội duy nhất đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết năm nay.

Những nỗ lực rèn luyện, khả năng sáng tạo, tư duy học tập đáng ngưỡng mộ của các em học sinh trong giải đấu này phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi mà Nhà Sách Phương Nam luôn muốn đem lại cho các bạn đọc và khách hàng trên toàn quốc.

Vì vậy, Nhà Sách Phương Nam hân hạnh trở thành nhà tài trợ đồng hành cùng đội thi ADUA Racing trên hành trình vươn ra thế giới. Nhà Sách Phương Nam hy vọng nỗ lực này sẽ góp phần ươm mầm cho những tài năng tương lai, khuyến khích người trẻ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Nhà Sách Phương Nam luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà Sách Phương Nam vẫn luôn nỗ lực trên hành trình kết nối bạn đọc đến với thế giới tri thức thông qua những cuốn sách hay và các hoạt động ý nghĩa.

Cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả và khách hàng đã tạo điều kiện để Nhà Sách Phương Nam tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ trên những chặng đường đầy ý nghĩa trong tương lai.

Đọc bài viết

Cafe sáng