Radio sách

Top 6 cuốn sách thú vị dành tặng phái đẹp trong tháng Ba!

Published

on

Toàn bộ những tựa sách này được Nhà Sách Phương Nam tuyển chọn kỹ lưỡng từ tủ sách Phương Nam Book, lan tỏa thông điệp tình yêu thương và hạnh phúc gửi tặng phái đẹp trong tháng 3!

Đọc chầm chậm từng trang viết thấm đẫm tình yêu thương với sự thư thái, nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm nhận được sự an nhiên, bình yên trong tâm hồn và khám phá được bí mật của hạnh phúc!

Bookish.vn tin rằng, những tựa sách đẹp trong tháng 3 sẽ là khoảng lặng, dù chỉ một giây, một phút thôi nhưng đủ sức mạnh để bạn nạp năng lượng sống từ những câu chuyện thú vị lấp lánh trong từng trang sách.

1. Lập trình hạnh phúc (Rick Hanson)

Dựa trên nền tảng khoa học về bộ não, Tiến sĩ Rick Hanson – tác giả có lượng sách bán chạy nhất New York Times đã viết quyển sách vô cùng thiết thực Lập trình hạnh phúc với đầy đủ các phương pháp dễ thực hành để phát triển cảm giác cân bằng, ổn định, nhận thức giá trị bản thân và đạt được sự bình an nội tâm.

Sức mạnh nội tại ta cần để có thể sống khỏe mạnh, đương đầu nghịch cảnh và thành công được xây dựng từ cấu trúc não bộ. Nhưng trong quá trình tiến hóa, não bộ buộc phải tự hình thành cơ chế phòng vệ để thích nghi, khiến nó trở thành một cái băng dính đối với các trải nghiệm xấu nhưng lại trở nên trơ lì với các trải nghiệm tích cực. Dần dần, điều đó khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, buồn bực và dẫn tới sức khỏe thể chất và tinh thần bị kiệt quệ không cần thiết.

“Tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm sao biến các khoảnh khắc tốt đẹp thành một bộ não vĩ đại, tin tưởng vào giá trị bản thân và cảm giác được quan tâm. Đây chẳng phải những giây phút đáng giá triệu đô gì cả. Chỉ đơn giản là cảm giác dễ chịu khi mặc vào chiếc áo len ưa thích, thưởng thức một tách cà phê, cảm nhận sự ấm áp từ một người bạn, hài lòng sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, hay là cảm nhận được tình yêu từ người bạn đời’, Tiến sĩ Rick Hanson viết trong Lập trình hạnh phúc.

2. Người phụ nữ uy lực nhất ở đây là bạn (Lydia Fenet)

Tác phẩm Người phụ nữ uy lực nhất ở đây là bạn thuật lại trọn vẹn các giai đoạn phát triển sự nghiệp song song với quá trình rèn luyện kỹ năng để đạt tới mức độ siêu chuyên nghiệp của Lydia Fenet – Phó Chủ tịch cấp cao tại Christie’s – một trong những nhà đấu giá hàng đầu thế giới.

Các câu chuyện được chính tác giả chia sẻ và phân tích trong một bản văn lôi cuốn, gợi sự tò mò. Bên cạnh việc truyền cảm hứng, Lydia Fenet còn hướng dẫn độc giả các kỹ năng thiết yếu để nhanh chóng trở thành người phụ nữ không những xinh đẹp mà còn bản lĩnh, tài năng và thành công trong sự nghiệp.

Tác giả Lydia Fenet.

Người phụ nữ uy lực nhất ở đây là bạn khơi nguồn cảm hứng cho những ai đang chật vật khẳng định bản thân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Lối viết trực diện vào vấn đề và các chiến thuật dễ tiếp cận của Fenet đã thuyết phục nhiều độc giả.

3. Tháo gỡ phép màu (Julie Yip-Williams)

Tinh thần tích cực, chống chọi ung thư trước khi qua đời của luật sư Mỹ Julie Yip-Williams được thể hiện trong hồi ký Tháo gỡ phép màu. Ở tuổi 37, cô bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối – khiến cuộc sống hoàn toàn thay đổi. Nghỉ việc tại một văn phòng luật danh tiếng, Julie ở nhà chăm con, viết blog chia sẻ cuộc chiến với bệnh tật.

Theo New York Times, Julie viết về cái chết để bàn cách sống trọn vẹn. Trong chương Ước mơ quay về, tác giả kể cô tìm thấy hy vọng nhờ chấp nhận hiện thực, lĩnh hội được ý nghĩa cuộc sống. Hồi tháng 5/2017, cô viết trên blog: “Tôi khát khao sống không phải vì sợ chết, chỉ là tôi yêu gia đình, anh em, bạn bè hơn hết tất cả. Tình yêu là động lực vượt cơn bão u uất, tìm đến tương lai tươi sáng”. Qua đó, Julie nhắn nhủ: “Hãy nỗ lực hết mình để sống một cuộc đời mãn nguyện, để đương đầu uyển chuyển với những thử thách”.

Biến cố khiến tác giả học cách quan sát hành động, lắng nghe suy nghĩ của người thân để thấu hiểu. Ở vị trí người vợ, Julie biết ơn chồng “kéo cô ra khỏi nơi tăm tối”. Chồng là bạn tâm giao, giúp cô hiểu về tình yêu đích thực – chăm sóc lẫn nhau vô điều kiện và hy sinh cho bạn đời. Nữ luật sư từng học mẹ – chôn giấu cảm xúc, ít bộc lộ nỗi đau lẫn niềm vui. Trong khoảng thời gian mắc bệnh, cô thường xuyên tâm sự với đấng sinh thành, phần nào thấu cảm số phận phụ nữ châu Á tại nước phương Tây.

4. Phải sống (Van B. Choat)

Phải sống là tập hồi ký đã ghi lại những đớn đau trong cuộc đời Van B. Choat – một đứa con của chiến tranh. Theo gia đình sang Mỹ năm 1975, đến năm 2005, Van B. Choat (thường gọi là Vân) bắt đầu làm việc tại Trung tâm Hệ thống tên lửa và Không gian USAF ở Los Angeles sau một thời gian làm việc cho Bộ Tư lệnh Vật liệu Không quân Hoa Kỳ.

Tác giả Vân B.Choat. đang làm việc tại trung tâm Hệ thống tên lửa và Không gian USAF ở Los Angeles (Mỹ).

Những ký ức của Vân đã được ngòi bút của cô ghi lại trong hơn 300 trang viết của Phải sống. Cuốn sách là một lời tự sự của tác giả Van B. Choat về những nỗ lực vươn lên trước những mất mát cứ liên tục xảy đến.

Việt Nam đối với Vân chứa đựng những hồi ức đau thương song không khiến chị nguôi tình cảm yêu thương dành cho đất nước. Dù bao nhiêu năm mang quốc tịch Mỹ, mỗi khi được hỏi đến từ đâu, chị luôn trả lời đầy tự hào: “Việt Nam”. Người mẹ đơn thân đã truyền tình yêu Việt Nam cho những người con của mình. Tác phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng do Nautilus Book Awards 2016 và IRWIN Award 2016 trao tặng.

5. Tình yêu, hạnh phúc có tồn tại (Guy Corneau)

Tình yêu, hạnh phúc có tồn tại (Guy Corneau) được viết bằng một ngôn từ đẹp đẽ, chân thực, mô tả những khó khăn các đôi gặp phải trong khung cảnh chế độ phụ hệ mất thăng bằng. Bên cạnh đó làm sáng tỏ một số khái niệm về tâm lý học phân tích trường phái Jung như sự hình thành cái tôi, các phức cảm cha mẹ, lòng tự trọng… và cuối cùng trình bày cách giải quyết các xung đột trong nội tâm, đào sâu và giải quyết tận gốc các vấn đề gặp phải trong hôn nhân, trong mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái, mối quan hệ vợ chồng.

“Thông qua việc yêu thương một người, ta có dịp tìm hiểu về lịch sử gia đình, về mối quan hệ của ta với cha mẹ – với người cùng giới và khác giới, và quan trọng nhất là về chính ta: những mặt sáng và mặt tối của nhân cách chúng ta. Liệu ta có đủ can đảm quan sát, trò chuyện cùng chúng và hóa giải chúng hay không, liệu ta có ôm trọn những sự thật ‘khó nghe’ về gia đình ta, chấp nhận tính không hoàn hảo của nó cũng như của chính con người ta; hay ta sẽ phóng chiếu những mặt xấu xí đó lên người bạn đời thương yêu của mình và khiến tất cả cùng bị tổn thương? Giống như thần ‘Chiron’, một ‘wounded healer’ – hay ‘người chữa lành bị tổn thương’, Guy Corneau dường như đã trút hết mọi bài học từ những đau đớn của chính mình lên từng câu chữ, để người đọc chúng ta được xúc động, được bật cười và bật khóc với những lời kể, lời diễn giải đầy thanh lịch, tài hoa mà lắng đọng, thấm thía do được đúc kết từ cuộc đời chính ông” – Độc giả Nguyễn Vân Anh

6. Madam Nhu Trần Lệ Xuân – Quyền lực Bà Rồng (Monique Brinson Demery)

Viết hấp dẫn, một phong cách viết về lịch sử hiện đang thịnh hành của phương Tây. Cũ người, mới ta. Giá trị thông tin và lịch sử của cuốn sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân – Quyền lực Bà Rồng là cho bạn đọc hôm nay biết thêm những góc nhìn đa chiều về “Đệ nhất phu nhân” được báo chí phương Tây mệnh danh là “Rồng Cái”, “người phụ nữ quyết định vận mệnh gia đình họ Ngô”…

Madam Nhu Trần Lệ Xuân – Quyền lực Bà Rồng dày 360 trang, gồm 16 chương, phản ánh những diễn biến chính trong cuộc đời bà Trần Lệ Xuân từ lúc bà sinh ra từ năm 1924 đến khi bước vào cuộc sống lưu vong.

Đi tìm bà rồng hay một người phụ nữ - ELLE.VN
Đương thời, Trần Lệ Xuân không chỉ là biểu tượng của quyền lực, mà trong mắt truyền thông phương Tây, bà còn là một biểu tượng thời trang với hình ảnh năng động trong chiếc áo dài cổ thuyền đặc trưng.

Về tác phẩm của Monique, Robert K. Brigham, Shirley Ecker Boskey – giáo sư khoa Lịch sử và Quan hệ Quốc tế Đại học Vassar – nhận xét: “Cuốn sách thật sự là thành tích đáng được ghi nhận và khen ngợi. Demery đã sinh động nắm bắt được bối cảnh không gian và thời gian xoay quanh chân dung của một trong những nhân vật có cá tính hấp dẫn nhất Việt Nam”.

Từ ngày 01/03/2024 đến 31/3/2024, tại Nhà Sách Phương Nam sẽ diễn ra hội sách tháng Ba, chủ đề “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” với nhiều ưu đãi và chương trình hấp dẫn. Cụ thể, những tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ sẽ được giảm giá từ 10% đến 50% trên toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.com.

“Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba”, Nhà Sách Phương Nam ưu đãi cực sốc lên đến 50%

Rất nhiều tựa sách nổi bật và mới ra mắt sẽ được giảm giá từ 10% để bạn đọc tha hồ rinh về nhà nhâm nhi. Đặc biệt, nhiều tựa sách hay của Phương Nam Book và NXB Trẻ với giá ưu đãi từ 10 – 50%. Các bạn tranh thủ cơ hội này để sở hữu những cuốn sách hay mà bạn chờ đợi bấy lâu nay. Những tựa sách hồi ký – bút ký, chân dung nhân vật, biên khảo thú vị tái xuất ở hội sách như: tuyển tập Sài Gòn Chuyện đời của phố (nhà báo Phạm Công Luận), combo sách hay của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, những tựa sách thiếu nhi nổi bật của nhà văn Phương Huyền, sách Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (Sách đạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2023)…


Các bạn tranh thủ săn sale sớm các tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ, đồng thời, bạn tham gia chương trình để nhận vô vàn mã giảm giá lên đến 50k, nhận quà ngẫu nhiên khi mua sách và cùng rất rất nhiều chương trình ưu đãi “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” siêu hấp dẫn: 

  • Đặc biệt mức giảm áp dụng luôn cho tất cả các thể loại hot, bán chạy, sách mới,…
  • Mã giảm giá đến 50k khi mua online tại www.nhasachphuongnam.com
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 350k tại nhasachphuongnam.com
  • Vòng quay trúng thưởng các e-voucher 100% khi mua tại hệ thống Nhà sách Phương Nam.
  • Chương trình áp dụng toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam trên toàn quốc.
  • Thời gian diễn ra chương trình: Từ 01.03.2024 – 31.03.2024.

Book trailer

HÃY KỂ TÔI NGHE SỰ THẬT VỀ TÌNH YÊU- Những RED FLAG điển hình qua 13 câu chuyện trị liệu cặp đôi

Published

on

By

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu – tác phẩm nghiên cứu vừa được Phương Nam Book phát hành – của nhà trị liệu tâm lý Susanna Abse là một chuyến du hành đầy mê hoặc vào thế giới nội tâm phức tạp của tình yêu và các mối quan hệ.

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu xoay quanh chủ đề muôn thuở: tình yêu đôi lứa. Ngay từ những trang đầu tiên, Susanna Abse đã khẳng định một cách dứt khoát: Tình yêu đôi lứa là trọng tâm của đời sống con người. Bằng chứng là dù xã hội có phát triển hiện đại đến đâu, dù khoa học kỹ thuật có tiến xa đến nhường nào, thì bản năng khao khát kết nối, tìm kiếm một nửa yêu thương vẫn luôn hiện hữu trong mỗi con người. Chúng ta sinh ra là để yêu và được yêu.

Bóc trần từng lớp mặt nạ của tình yêu để đối diện với sự thật

Chúng ta đều biết rằng tình yêu không chỉ có màu hồng lãng mạn. Song hành cùng những cảm xúc thăng hoa, hạnh phúc, tình yêu cũng ẩn chứa muôn vàn góc khuất, những tổn thương, thất vọng và cả những nỗi sợ hãi khó gọi tên.

Với kinh nghiệm hơn 35 năm làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chứng kiến vô số những cuộc tình đến rồi đi, Susanna Abse nhận ra rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những mâu thuẫn, rạn nứt trong tình yêu đôi lứa phần lớn đều bắt nguồn từ những tổn thương thời thơ ấu, những khuôn mẫu nội tâm đã ăn sâu vào tiềm thức và chi phối cách chúng ta nhìn nhận bản thân, nhìn nhận tình yêu và cách chúng ta tương tác với người bạn đời của mình.

Trong tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu, Susanna Abse đã thuật lại nhiều câu chuyện được lấy cảm hứng từ chính những bệnh nhân bà từng tiếp xúc. Mỗi câu chuyện như một mảnh ghép, góp phần phác họa bức tranh đa sắc màu về đời sống hôn nhân, phơi bày những tổn thương thầm kín và cả những khao khát thầm lặng của mỗi cá nhân. Tất cả đều như phản chiếu một ai đó trong chính chúng ta, những con người đã từng vấp ngã, lạc lối trên con đường đi tìm hạnh phúc.

Khi truyện cổ tích gặp gỡ phân tâm học

Ngay từ mặt cấu trúc, tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu đã toát lên sự sáng tạo độc đáo, khác biệt. Mỗi chương trong sách đều lấy cảm hứng từ một câu chuyện cổ tích hay thần thoại quen thuộc, trở thành lăng kính để tác giả phân tích những khía cạnh khác nhau của tình yêu. Cách tiếp cận này không chỉ tạo sự gần gũi, dễ hiểu mà còn khơi gợi nhiều suy ngẫm sâu sắc.

Mười ba chương sách tựa như mười ba thước phim ngắn, lần lượt phác họa thế giới nội tâm của những cặp đôi đang vật lộn với những biến cố, thử thách trong tình yêu. Ta bắt gặp hình ảnh những bậc cha mẹ tự tay phá hủy rồi lại miệt mài xây dựng ngôi nhà rơm của mình, hay cô bé Khăn Đỏ cứ nhất quyết bảo vệ con sói đội lốt cừu, nàng Rapunzel khao khát tình yêu nhưng lại tự giam cầm trong chính tòa lâu đài cô độc của mình... Mỗi câu chuyện là một lăng kính soi rọi những vòng lặp hành vi, những bế tắc, những nỗi đau và khát khao yêu thương ẩn giấu sâu thẳm bên trong mỗi con người.

Từ đó, Susanna Abse đã không ngần ngại đưa người đọc đối diện với những góc tối, những mặt trái trong tình yêu như: sự phản bội, lừa dối, sự ích kỷ, chiếm hữu... Tuy nhiên, thay vì đánh giá hay phán xét, Abse lại dùng sự thấu hiểu, cảm thông để giúp người đọc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và nhân văn hơn.

Hành trình khám phá bản thân và nghệ thuật yêu thương

Tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu còn là câu chuyện về chính Susanna Abse, về hành trình trưởng thành của bà trong suốt hơn 30 năm làm nghề trị liệu tâm lý đầy thử thách. Bà không ngần ngại chia sẻ những lúng túng, sai lầm non nớt thời mới vào nghề, hay cả những giằng xé nội tâm, những cảm xúc cá nhân khó tránh khỏi khi đối diện với những hoàn cảnh, những mảnh đời khác nhau. Chính sự chân thành, dám bộc lộ ấy đã phá vỡ bức tường vô hình giữa nhà trị liệu và bệnh nhân, để từ đó, ta thêm tin tưởng vào quá trình trị liệu, hiểu rõ hơn về bản chất của sự đồng hành, thấu cảm trong hành trình chữa lành.

Bên cạnh đó, tác giả còn bộc bạch rằng bà không có ý định đưa ra những lời khuyên hạnh phúc sáo rỗng hay các giải pháp nhanh chóng, tức thời; bởi lẽ từng cá thể, từng cặp đôi không phải là những bản sao giống nhau để tuân theo một công thức chung nào đó. Thay vào đó, thông qua những câu chuyện, những chiêm nghiệm của bản thân, bà khích lệ sự tự vấn, thôi thúc người đọc dám đối diện với chính mình, đánh giá lại những mối quan hệ xung quanh với cái nhìn thấu đáo và bao dung hơn.

Dù tập trung chủ yếu vào tình yêu đôi lứa, nhưng những bài học từ Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều dạng kết nối khác, chẳng hạn như tình bạn, tình cảm gia đình. Tác giả nhấn mạnh rằng chính sự chấp nhận những khiếm khuyết, yếu đuối của bản thân và người khác mới là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững. Ta nhận ra rằng, không chỉ tình yêu đôi lứa, mà bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần sự vun đắp, chăm sóc và thấu hiểu lẫn nhau.

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm khó tả. Đó là sự đồng cảm sâu sắc với những thân phận, những mảnh đời trong truyện. Đó là nỗi trăn trở, băn khoăn về bản chất của tình yêu, về cách ta yêu thương và vun vén hạnh phúc. Trên hết, đó là lời nhắc nhở rằng tình yêu là hành trình khám phá vô tận và chính sự không hoàn hảo mới khiến nó trở nên đẹp đẽ, đáng trân trọng.

Trích đoạn

“Trên hành trình khám phá các mối quan hệ yêu đương, có hai khía cạnh về ‘sự thật’ giữa một cặp đôi rất cần phải đặt ra nghi vấn: sự thật thứ nhất liên quan đến việc đối diện với cảm xúc của chính mình và tri nhận trải nghiệm của bản thân; cái thứ hai liên quan đến việc đối diện với cảm xúc của đối phương và thấu hiểu trải nghiệm của họ.”

***

“Jung rất thông thái – là một nhà trị liệu tâm lý, tôi học được rằng tất cả các trải nghiệm của ta được định hình và ngập tràn dấu vết bởi những trải nghiệm trong quá khứ. Chúng ta tiếp cận mỗi một sự kiện hay mối quan hệ mới với tâm thế đầy định kiến – ta không bao giờ thoát khỏi những ảnh hưởng này; bất kể ta có ảo tưởng rằng mình là một chứng nhân khách quan và công minh với cuộc đời mình, nhưng thực tế không phải vậy. Quá khứ luôn sống trong hiện tại.

Nhận xét của báo chí

“Một cuốn sách lôi cuốn, thiết thực và nhân văn về những nỗi đau và hy vọng trong các mối quan hệ.”

Alain de Botton, Tácgiả nhiều đầu sách nổi tiếng về triết học thường thức

“Cuốn sách nên có trong tủ sách của bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về những cung bậc cảm xúc trong tình yêu – từ khi say đắm đến lúc chia lìa.”

Philippa Perry, Nhà tâm lý trị liệu

“Mỗi trang sách đều mang đến cho tôi những kiến thức mới mẻ về con người, về các mối quan hệ và cuối cùng là về chính mình.”

Annalisa Barbieri, Nhà báo củatờ The Guardian      

Về tác giả

Susanna Abse

• Nhà trị liệu phân tâm học, với hơn 35 năm kinh nghiệm trong công tác trị liệu cá nhân, cặp đôi và phụ huynh.

• CEO của tổ chức thiện nguyện Tavistock Relationships (2006 - 2016).

• Chủ tịch Hội đồng Phân tâm học Anh (2018 - 2021).

• Tác giả của nhiều ấn phẩm về trị liệu cặp đôi, phương pháp nuôi dạy con, chính sách gia đình; cùng nhiều bài báo về các vấn đề chính trị và xã hội cho Guardian, New StatesmanOpen Democracy.

• Người dẫn chương trình “Britain on the Couch” năm 2019 trên kênh Channel 4 News.

• Đồng biên soạn The Library of Couple and Family Psychoanalysis của Routledge Books và là thành viên quản trị của Bảo tàng Freud ở London.

Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Patrick Hogan: “Những gì xảy ra ở Việt Nam sẽ không ở lại Việt Nam”

Published

on

By

Mockup_Mua_xuan_vang_lang_Mua_thu_chet_choc_cua_chien_tranh_VN

Patrick Hogan đóng quân tại miền Nam Việt Nam từ tháng 9.1966 đến tháng 6.1969 tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Sau khi giải ngũ, ông được bổ nhiệm vào Sở cảnh sát Teaneck với tư cách là nhân viên thực thi pháp luật. Vào năm 2012, sau khi nghe bài phát biểu của cựu Tổng thống Barack Obama về chiến tranh Việt Nam, ông bỗng cảm thấy vô cùng cấp bách để điều tra về việc phơi nhiễm chất độc màu da cam và những hóa chất mà chính quyền Mỹ đã rải xuống Việt Nam trong giai đoạn này.

Khi bắt đầu nghiên cứu, ông chưa từng nghĩ mình sẽ chạm đến những bí mật khổng lồ về các loại hóa chất này. Nhưng sau cái chết của người bạn và cũng là cựu chiến binh Larry White, ý tưởng về Mùa xuân vắng lặng - Mùa thu chết chóc của Chiến tranh Việt Nam đã ra đời. Tác phẩm vừa được Phương Nam Books và NXB Thế giới ấn hành, qua việc chuyển ngữ của dịch giả Nguyễn Văn Minh. Cuộc phỏng vấn sau đây sẽ nói nhiều hơn về tác phẩm ông đã “thai nghén” trong nhiều năm qua.

- “Mùa xuân vắng lặng - Mùa thu chết chóc của Chiến tranh Việt Nam” nói về điều gì, thưa ông?

- Đây là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về sự giận dữ và cuồng nộ, một cuốn biên niên sử được viết trong đau buồn và hy vọng. Đó là câu chuyện của vô số cựu binh từng phục vụ tại Việt Nam. Đó là một cuốn sách đi sâu vào các hóa chất chết người đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến và ảnh hưởng của chúng lên các cựu binh. Nhiều trong số đó vẫn đang được sử dụng trên khắp nước Mỹ, thậm chí cho đến ngày nay. Đó là hành trình phơi bày mọi điều mà chính phủ Hoa Kỳ chưa từng và chưa bao giờ muốn phơi bày ra ánh sáng.

- Điều gì đã truyền cảm hứng cho ông viết về chiến tranh Việt Nam?

- Thực ra tôi chưa bao giờ nung nấu ý định trở thành nhà văn. Cuốn sách ra đời trong một hoàn cảnh gần như ngẫu nhiên. Điều tốt nhất tôi có thể làm gần nửa thế kỷ sau chiến tranh là viết lại “sự phản bội” mà chúng tôi nhận được khi bị buộc phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu độc hại và những điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh Việt Nam. Tất cả là nỗ lực đưa ra ánh sáng những gì đã xảy ra ở đó để chúng sẽ không bao giờ có khả năng lặp lại với các thế hệ quân nhân mới, với cả gia đình và con cháu họ, thậm chí là cả cháu chắt nữa.

Mùa Xuân Vắng Lặng - Mùa Thu Chết Chóc Của Chiến Tranh Việt Nam

Ban đầu, việc viết sách hay trở thành tác giả là điều xa vời trong tâm trí tôi. Tuy nhiên, ngay sau khi tôi từ Việt Nam trở về, cha tôi đã thúc giục tôi nộp đơn yêu cầu bồi thường khuyết tật lên Bộ Cựu chiến binh (DVA) vì những vấn đề y tế mà tôi gặp phải trong thời gian phục vụ quân ngũ. Tôi bắt đầu quá trình này không mấy nhiệt tình và nhanh chóng bị cuốn hút bởi cuộc sống dân sự mới.

Tôi không truy tầm lại chúng suốt nhiều thập kỷ, cho đến vào một ngày tháng 5 của năm 2012, sau khi xem Tổng thống Barack Obama phát biểu về sự khủng khiếp của Chiến tranh Việt Nam, thì điều gì đó trong con người tôi bất chợt “sống dậy”. Từ đó dấn thân nghiên cứu và điều tra mối liên hệ nhân quả giữa vô số vấn đề về sức khỏe và việc tôi bị phơi nhiễm chất độc màu da cam ở Việt Nam.

- Ông có thể chia sẻ về quá trình nghiên cứu của mình không? Đâu là khía cạnh thú vị nhất?

- Nghiên cứu của tôi kéo dài vài năm vì sự phức tạp của tất cả các hóa chất độc hại mà chúng tôi đã tiếp xúc và tương tác. Càng điều tra, tôi càng nhìn lại và cân nhắc tất cả những sinh mạng đã bị rút ngắn một cách không cần thiết - bị lấy đi, bị hủy diệt và chết dần mòn do việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu. Tôi tức giận và quyết tâm hoàn thành cuốn sách.

Chúng tôi không chỉ bị phơi nhiễm chất độc màu da cam mà còn vô số hóa chất độc hại chết người. Thật đáng xấu hổ khi có biết bao nhiêu sinh mạng đã thiệt mạng trong nửa thế kỷ qua mà không ai biết sự thật về chúng. Một trong những điều hối tiếc lớn nhất của tôi là đã mất quá nhiều thời gian để thức tỉnh và viết cuốn sách này.

- Ông là một cựu trung sĩ. Điều này đã ảnh hưởng đến việc viết như thế nào?

- Việc là một sĩ quan cảnh sát và điều tra viên đã nghỉ hưu thực sự có ích trong giai đoạn nghiên cứu và viết nó ra. Thực ra, tất cả kinh nghiệm sống của tôi đều được phát huy trong quá trình viết sách.

- Về thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ được sử dụng trong giai đoạn ấy, ông có nghĩ rằng tác động của chúng đã dần giảm đi trong những năm qua?

- Cuốn sách không chỉ thảo luận về các hóa chất đã được sử dụng ở Việt Nam mà còn về tất cả các loại thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu độc hại được dùng trong chiến tranh nói chung. Thật không may, ngày nay hầu hết mọi người đều tin rằng chất độc màu da cam là loại thuốc trừ sâu duy nhất mà chúng ta bị phơi nhiễm. Sự thật là chiến tranh Việt Nam đã bị chính phủ biến thành một chiến dịch truyền thông sai lệch nhằm hạ thấp hoặc phớt lờ tất cả các hóa chất khác mà chúng ta đã tiếp xúc ở đó.

- Ông cũng trích dẫn nhiều thông điệp tích cực từ “Kinh Thánh”. Vì sao trong một nghiên cứu đầy cuồng nộ vẫn có những niềm hy vọng như thế?

- Đối với tôi, ở cả thời điểm này, tôi vẫn khó có thể hiểu được động cơ của tội ác ấy, cũng như sự vụ che giấu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dù thế nào thì vẫn có ánh sáng trong ngày tăm tối. Hy vọng trong tương lai những hồ sơ này sẽ được tiết lộ, và tội ác sẽ không xảy ra thêm lần nào nữa với thế hệ quân nhân khác.

- Xin ông chia sẻ khía cạnh thách thức nhất khi viết cuốn sách này là gì?

- Đó là nỗi buồn cá nhân khi viết câu chuyện của Larry – bạn tôi, và quay lại khoảng thời gian tôi ở Việt Nam cũng như rất nhiều căn bệnh mà tôi đã mắc trong những năm qua.

Patrick Hogan

Hồ sơ chính thức của chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận hơn 58.280 quân nhân Hoa Kỳ đã chết ở Việt Nam. Đó là thương vong cuối cùng của cuộc chiến đó. Ngoài ra, có trên 300.000 quân nhân được ghi nhận là bị thương và tàn phế. Tuy nhiên, những số liệu thống kê nghiêm túc đó lại không ghi nhận hàng chục nghìn binh sĩ, thủy quân lục chiến và thủy thủ đã thiệt mạng, bị thương và bị thương tật do thuốc trừ sâu sử dụng ở Việt Nam. Ai sẽ ghi lại sự hy sinh và cái chết của họ? Mặc dù tôi không mong đợi cuốn sách của mình sẽ thay đổi những số liệu thống kê, nhưng tôi hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho thế hệ tương lai.

- Ông có bao giờ rơi vào tình trạng bị bí ý tưởng?

- Không. Bản thảo ban đầu của cuốn sách dài khoảng 400 trang, ngoại trừ câu chuyện của Larry và việc hồi tưởng lại thời gian tôi ở Việt Nam thì mọi việc diễn ra suôn sẻ.

- Ông có phải là một tác giả có kỷ luật hay có lịch trình cụ thể không?

- Tôi tự coi mình là một tác giả có kỷ luật, nhưng ngay cả vậy tôi cũng thường mang theo tập giấy và bút vì sẽ có những cảm hứng sẽ đến bất chợt. Đặc biệt là sau sự tương tác căng thẳng của tôi với Bộ Cựu chiến binh (DVA) và vòng xoay hành chính.

Đọc thêm nội dung sách: tại đây!

Đọc bài viết

Book trailer

5 tựa sách cho ngày hè nhàn rỗi

Published

on

By

5-tua-sach-cho-ngay-he-nhan-roi

Từ những cuốn sách phơi bày hậu chứng chiến tranh cho đến những cuốn tiểu thuyết ghi lại thân phận nhỏ bé, mong manh, trôi dạt của con người... Các tác phẩm sau là lựa chọn tuyệt vời cho một ngày hè nhàn rỗi, để tìm thêm lại những phong vị mới.

Đuổi theo ánh sáng – Oliver Stone

Là biên kịch và đạo diễn từng 3 lần đoạt giải Oscar với những tác phẩm nổi tiếng như Express Midnight, Scarface, Salvador, Platoon... cũng như những người ngoại đạo, hành trình vươn đến đỉnh cao trong môn nghệ thuật thứ 7 của Oliver Stone luôn không dễ dàng. Đuổi theo ánh sáng là cuốn hồi ký được ông chắp bút, đưa ta đi từ những ngày đầu tiên ở nước Mỹ huyền diệu, đến tuổi trưởng thành nhiều mới mẻ trong chiến tranh Việt Nam và hành trình nếm mật nằm gai để vươn đến hào quang của Hollywood.

Trong cuốn sách này, ta sẽ thấy bên cạnh một cái tên được ngợi ca cũng là một con người bất toàn, mắc nhiều tội lỗi và cũng có lúc tưởng chừng buông xuôi. Thế nhưng chính quyết tâm, nỗ lực và sức mạnh nội tại đã giúp cho ông vẫn luôn duy trì tình yêu với quỹ đạo đời mình. Đó cũng là một bài học xoay quanh thông điệp luôn luôn vươn lên, từ đó tìm thấy ý nghĩa cho cuộc đời mình.

Với cách viết chân thành, gần gũi, đan kết với nhiều hình tượng, cảnh huống được lấy ra từ các thần thoại cũng như tác phẩm văn chương, phim ảnh nổi tiếng... Đuổi theo ánh sáng không chỉ đơn thuần là một cuốn hồi ký, mà cũng đồng thời là một tác phẩm văn xuôi hấp dẫn về một thời đoạn của tuổi trẻ lạc lối và tuổi trưởng thành không ngừng bỏ cuộc. Một tác phẩm vượt ra khỏi biên giới thể loại để mang đến câu chuyện phổ quát và thông điệp ý nghĩa cho những cá nhân vẫn đang chật vật trên con đường sự nghiệp của bản thân mình.

Gã du đãng chúng ta đang lùng kiếm – Le Thi Diem Thuy

Thuộc thế hệ thứ 2 của những cây bút “di dân”, Gã du đãng chúng ta đang lùng kiếm tuy có dung lượng tương đối khiêm tốn, nhưng nội dung mà nó truyền tải lại vô cùng lớn về mặt cảm xúc cũng như ấn tượng đến từ người đọc. Đó là hành trình tìm lại cội nguồn, xác định bản lai diện mục của một cá nhân với lai lịch “dị thường” qua thứ văn chương đẹp đẽ, thơ mộng với nhiều hình ảnh ám ảnh nối nhau cho đến vô cùng. Le Thi Diem Thuy sở hữu ma thuật của từ ngữ, để nhào nặn nó thành những ấn tượng không thể nào phai.

Cõi người và thân phận ấy cũng mong manh như con bướm suốt đời lưu cữu trong thứ thủy tinh trong suốt và nhìn thấu được. Kiếp người di dân cũng mãi tạc ghi vào mã gene mình ám ảnh về nước, dẫu là cái hồ trong khu dân cư hay thứ nước biển mặn chát của những con thuyền lênh đênh trên biển... thì cũng hình thành ở họ nỗi sợ nguyên thủy về số phận mình và thân phận mình giữa dòng chìm nổi. Le Thi Diem Thuy nắm bắt được chúng một cách tinh tế, và dàn trải ra giữa các trang viết một cách chân thành mà không lên gân.

Về mặt văn chương, Le Thi Diem Thuy cùng Ocean Vuong là 2 nhà văn đại diện cho khả năng nắm bắt được từng khoảnh khắc và cấp đông nó cho đến vĩnh cửu. Gã du đãng chúng ta đang lùng kiếm hay Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là các tác phẩm có nhiều tầng nghĩa, làm xúc động cả những ký ức cá nhân hay nỗi đau cộng đồng. Và sức ám ảnh ấy sẽ lại khởi đầu mỗi khi những dòng chữ đầu tiên hiện ra và người đọc bị cuốn theo dòng nước ấy.

Những kẻ tuyệt vọng – Minh Tran Huy

Văn chương di dân khắc ghi trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng xoay quanh chủ nghĩa hiện thực, thế nhưng với Minh Tran Huy, cô đã làm điều đó một cách văn chương và vị nghệ thuật đến không ngờ đến. Ở Những kẻ tuyệt vọng ta sẽ không tìm thấy những gia đình tan nát của các thuyền nhân, ta cũng không thấy những chật vật hòa nhập với cuộc sống mới một cách hiển hình... mà thay vào đó là sự giao hòa của những tâm thức với các câu chuyện mang tính đại diện khác lạ.

Cuốn sách kể về chuyện tình vô cùng tươi đẹp của Lise và chàng Louis đầy những khát khao nhưng hành trình đến được với nhau cũng đã trải qua không ít khó khăn cũng như thách thức. Từ Việt Nam đến những lâu đài nước Pháp, từ những công viên bên bờ sông vắng lặng đến tàn tích lâu đài của thời Trung cổ... Cuốn sách xé toạc những đường biên không – thời gian để mang đến một tác phẩm lạ lẫm, thách thức, không ngừng chờ được giải đáp.

Điều ta tìm thấy trong tiểu thuyết này là sự giao thoa của Đông với Tây, của quá khứ với hiện đại, của Á và Âu trong sự tương đồng và phát triển thêm từ Trọng Thủy – Mỵ Châu đến Tristan - Iseult, hay bộ tứ Tấm Cám – Lọ Lem – Bạch Tuyết – Công chúa ngủ trong rừng.... Mang đậm màu sắc của Angela Carter trong không khí Gothic được phối trộn với trọng tâm di dân, đây là cuốn tiểu thuyết được đẩy đến đường biên của những thể nghiệm, đòi hỏi một sự truy tầm giá trị sâu xa hơn việc thưởng thức. Có thể nói Minh Tran Huy đã viết nên một tác phẩm ấn tượng, độc đáo và không thể quên.

Khát khao cây cỏ - Michael Pollan

Từ trước đến nay, trong các tác phẩm nghiên cứu, con người luôn chứng minh mình là chủ nhân của mọi thứ, là đối tượng tác động, là tác nhân chủ chốt... Nhưng với Khát khao cây cỏ, Michael Pollan đã thực hiện điều ngược lại, khi đặt ra một câu hỏi vô cùng thách thức, rằng thực vật nghĩ gì về ta, liệu con người có thật là phía nắm chuôi, quyết định mọi thứ cho giống loài vốn được ngầm hiểu là không có trí thông minh hay nhạy bén này?

Câu hỏi nói trên đã được giải đáp qua 4 phần lớn xoay quanh loài táo, tulip, cần sa và khoai tây, gắn với khát khao vị ngọt, vẻ đẹp, niềm hứng thú và sự an toàn. Từ các rừng táo ở nước Mỹ đến các thùng container trồng cần sa nhân tạo ở Amsterdam, từ ngày hiện tại trong công nghệ biến đổi gen ở khoai tây cho đến nhiều thế kỷ trước khi cơn sốt tulip vẫn còn là thứ gì đó cực kỳ bùng nổ... Pollan từng bước dẫn ta vào mạng lưới gắn kết đặc biệt, để biết con người xét cho đến cùng chỉ là một cực của các mối quan hệ, trong tính chủ động cũng như bị động.

Những câu chuyện về Johnny Hạt Táo, đặc tính có kế hoạch theo trường phái Apollo hay hoang dã của Dionysus... đã đưa người đọc không chỉ lướt qua lịch sử mà các loài cây gắn liền, mà cũng đồng thời là một biên niên sử về các khao khát và niềm đắm say của nhân loại này. Có thể xem đây là một tác phẩm rực rỡ, bao quát và choáng ngợp về mối gắn kết giữa con người cùng tự nhiên.

Con đường thủy vào Trung Hoa - Milton Osborne

Những ngày gần đây câu chuyện xoay quanh sông Mekong bỗng nóng trở lại trong việc xây dựng kênh đào Phù Nam và những được – mất sau đó. Chính điều này cũng đưa ta về lại với quá khứ của hơn 100 năm trước, khi những người Pháp tiên phong đã cố gắng tìm con đường thủy cho việc giao thương nối liền từ điểm tận cùng đổ ra biển Đông trên đất An Nam với thượng nguồn từ dãy Himalaya ở nơi đầu mút Trung Quốc.

Con sông hùng vĩ phần nào dự báo tầm vóc của cuộc thám hiểm, và quả đúng như thế, những gì được Milton Osborne kể lại có thể được xem như một bằng chứng lịch sử, nhưng cũng có thể quan niệm đó là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu nói gót những Thuyền trưởng Corcoran hay tác phẩm của Conrad danh tiếng... Những khó khăn, thách thức; sự thịnh vượng, trù phú nhưng cũng nguy hiểm chết người của miền nhiệt đới... cho ta thấy rằng con đường khai sáng của nơi mẫu quốc chưa khi nào là dễ, chưa cần bàn đến niềm tin, ý dân hay là những thứ thuộc về tư tưởng.

Bằng việc khai thác nguồn sử liệu phong phú và cách kể chuyện cuốn hút, Con đường thủy vào Trung Hoa là một tác phẩm đáng đọc, nên đọc, để biết về những khó khăn của con đường khai sáng văn minh, cũng như sự huyền diệu của miền nhiệt đới từ trăm năm trước hay trăm năm sau vẫn mãi như vậy.

Đọc bài viết

Cafe sáng