Trà chiều

Đừng nhờn với văn nhân!

Published

on

Vì khi những con người văn hay chữ tốt ấy nổi máu cục súc lên, tất cả những gì bạn có thể làm là im lặng nghe và chịu trận.

1. Bức thư nửa nạc nửa mỡ, khịa như không khịa của John Steinbeck

Tương truyền rằng, sau khi vở kịch Của chuột và người (do đạo diễn George Kaufman chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của John Steinbeck) chiến thắng giải thưởng của Hiệp hội Phê bình Kịch New York, Steinbeck đã gửi đi bức điện tín với nội dung lược dịch như sau (bản dịch giữ nguyên phong cách ngắt câu của ông):

Các quý ông thân mến: Tôi đây lúc nào cũng coi giới phê bình là kẻ thù tự nhiên của tác gia và giờ thì tôi cảm thấy hơi quan ngại khi phải hòa hợp với bầy sói sự nhiễu loạn cân bằng tự nhiên này sẽ tạo điều kiện cho một bầy biên kịch gia sinh sôi tôi rất chi là vinh hạnh khi đón nhận đánh giá tích cực của quý vị nhưng sự tự mãn của tôi đã tiêu tan bởi nỗi hoài nghi len lỏi rằng George Kaufman và dàn diễn viên mới là những người xứng đáng được khen ngợi hơn cả tôi. Tuy thế tôi vẫn đứng ra lãnh trách nhiệm nói lời cảm ơn quý vị.

John Steinbeck

*

Dĩ nhiên Hiệp hội Phê bình Kịch New York chẳng mấy vui vẻ gì. John Steinbeck lại hoàn toàn bất ngờ trước phản ứng này; ông phàn nàn với đại diện phát hành của mình rằng: Bức điện tín này có vấn đề gì sao? Tôi thấy nó ổn mà, tại sao các người lại cảm thấy ngượng mặt thay tôi vậy?

Chuyện còn chưa chấm dứt ở đó. Sau khi Chủ tịch Hiệp hội Phê bình Kịch New York gửi thư chúc mừng riêng kèm bằng khen chứng nhận, John Steinbeck bèn phúc đáp như sau:

“Một lần nữa tôi cảm ơn Hiệp hội. Tôi thích nghĩ rằng, mọi tình huống đều tồn tại một lối ứng xử lý tưởng. Tôi chưa bao giờ rơi vào trường hợp như thế này. Nhưng hẳn tôi còn nhớ bài diễn văn cảm kích do một tay đua phát biểu tại bữa ăn tối, khi anh ta vừa được trao một đôi cựa bạc cho chức vô địch giải xẻo tai và thiến bê. Đón nhận sự cổ vũ nồng nhiệt, tay đua ấy đứng lên, mặt đỏ dữ dội và phát biểu như sau – “Ow shit, mấy đứa ơi – Chúa ơi – ồ tại sao – chết tiệt – ôi! thôi bỏ mẹ nó đi,” và rồi ngồi xuống trước những tràng vỗ tay đầy phấn khích. Ngài đương nhiên nhận ra rằng, bố cục của bài diễn văn ngắn ngủi này chứa đầy đủ những yếu tố phi thường – mở bài, thân bài, kết bài, sự tự trào, chất lượng thăng hoa ở phần giữa và kết thúc không phải với sự hoài nghi hay chủ bại mà là nhận ra rằng anh ấy không có bất cứ ngôn từ nào để diễn tả đúng đắn tâm trạng của mình.

.

.

.

Tấm bằng chứng nhận đẹp đó, và tôi rất tự hào khi sở hữu nó.

Trân trọng,

John Steinbeck

2. Những lời “tâm tình” Dazai Osamu dành cho Kawabata Yasunari

Mối ân oán giữa hai văn hào Kawabata và Dazai Osamu bắt nguồn từ việc chọn tác giả để trao giải thưởng văn học Akutagawa lần đầu tiên vào năm 1935. Dazai Osamu rất kỳ vọng vào tác phẩm “Hoa hề” của mình nhưng giải thưởng lại được trao cho Ishikawa Tatsuzo 石川 達三 (1905-1985).

Kawabata phê phán Dazai là “Tác phẩm phảng phất cái mùi của một cuộc sống hạ đẳng do đó khiến tôi thấy tiếc cho tài năng tác giả không được phát huy một cách đúng đắn” làm cho Dazai nổi trận lôi đình. Dazai lập tức viết bài phản kích đăng trên tạp chí “Văn nghệ thông tín”, phê phán lại cách sống của Kawabata qua tác phẩm “Cầm thú” và “Cô vũ nữ xứ Izu”.

Nguyên văn bức thư Dazai gửi Kawabata được trích từ tác phẩm Trăng cười – Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản với sự đồng ý của Phương Nam Book.

*

Trên tạp chí “Văn nghệ xuân thu” (文藝春秋) số tháng 9, ông đã viết về tôi với những lời ác ý “…Quả thực, tác phẩm “Hoa hề” (道化の華) chứa đầy quan niệm văn học và cuộc sống của tác giả. Thế nhưng theo ý kiến của tôi, tác phẩm phảng phất cái mùi của một cuộc sống hạ đẳng do đó khiến tôi thấy tiếc cho tài năng tác giả không được phát huy một cách đúng đắn”.

Chúng ta đừng nói ra những lời dối trá tệ hại nữa. Khi đọc bài viết của ông ở nhà sách, tôi cực kỳ khó chịu. Những lời này khiến tôi nghĩ dường như ông đã tự mình quyết định giải thưởng Akutagawa nhưng đây không phải là văn chương của ông. Chắc chắn đây là thứ văn chương được viết bởi một người nào khác. Thậm chí ông còn nỗ lực để thể hiện ra điều đó.

“Hoa hề” là tác phẩm tôi viết cách đây ba năm vào mùa hè năm tôi hai mươi bốn tuổi. Chủ đề của tác phẩm là viết về biển. Tôi đã đưa cho bạn mình là Konkan Ichi, Ima Uhei đọc, khi ấy bản thảo hãy còn rất sơ sài so với bây giờ, hoàn toàn không có lời độc thoại của chàng trai là “tôi” trong đó. Tác phẩm thuần túy chỉ là một bản tóm lược mà thôi. Mùa thu năm đó, tôi mượn được quyển “Luận về Dostoyevsky” của Gide từ nhà thơ Akamatsu Gessen gần nhà để đọc. Quyển sách này gợi cho tôi nhiều suy nghĩ nên tôi đã mang tác phẩm “Biển” nguyên sơ chân chất đó chia nhỏ ra, để cho nhân vật nam là “tôi” xuất hiện tùy chỗ trong tác phẩm và ra uy với bạn bè rằng đây là tác phẩm Nhật Bản chưa từng có. Các bạn tôi như Nakamura Chihei, Kubo Ryuichiro rồi ngay cả tiên sinh Ibuse đều đọc qua tác phẩm và nhận xét rất hay. Ðược tiếp thêm sinh lực, tôi tiếp tục sửa chữa, xóa bỏ rồi viết thêm, viết lại sạch đẹp đến lần thứ năm tôi mới cẩn thận bỏ vào trong túi giấy cất cẩn thận nơi chỗ để chăn đệm. Vào dịp Tết năm nay bạn tôi là Dan Kazuo đọc được mới nói: “Cậu này, đây là kiệt tác đấy, thử mang gửi cho tạp chí văn học nào hay là mang thử đến chỗ ngài Kawabata Yasunari xem sao”. Cậu ấy nói nếu là ngài Kawabata chắc chắn sẽ hiểu được tác phẩm này đấy.

Lúc đó tôi đang bế tắc trong việc viết truyện, có thể nói là một cuộc hành trình với tâm thế sẵn sàng phơi thây ngoài nội cỏ vậy. Thế nên lời khích lệ đó làm tôi hơi phấn chấn.

Dù cho anh tôi la mắng thế nào mặc kệ, tôi chỉ muốn mượn năm trăm yên. Rồi quay trở về Tokyo với tâm niệm thử làm lại một lần nữa xem sao. Cũng nhờ bạn bè tận lực mà từ lúc này trở đi tôi nhận được của anh mình năm mươi yên mỗi tháng trong khoảng 2, đến 3 năm tới. Trong khi tôi cuống cuồng tìm nhà thuê thì cơn viêm ruột thừa phát tác phải nhập viện Shinohara ở Asahaya. Mủ tràn ra thành ruột, suýt chút nữa thì tiêu đời nhà ma. Tôi nhập viện vào ngày 4 tháng 4 năm nay. Nhà văn Nakatani Takao đến thăm nói tôi gia nhập trường phái lãng mạn Nhật Bản đi rồi thì hãy xuất bản “Hoa hề” như một món quà lưu niệm.

Chuyện là như thế. “Hoa hề” đến tay Dan Kazuo. Dan chủ trương là nên mang đến chỗ ngài Kawabata xem thử. Tôi đau đớn vì bụng mới mổ xong, không thể nhúc nhích được chút nào. Phổi tôi lại yếu đi. Tôi trải qua những ngày không tỉnh táo. Sau này vợ tôi nói lại với tôi là bác sĩ cũng không thể đảm đương trách nhiệm nữa rồi. Tôi nằm li bì trong bệnh viện cả tháng trời, ngay cả việc ngẩng đầu lên cũng phải gắng sức lắm mới được. Vào tháng năm tôi được chuyển sang bệnh viện nội khoa ở Kyodo, khu Setagaya. Tôi nằm ở đó hai tháng. Vào ngày một tháng bảy, cơ cấu bệnh viện thay đổi, toàn thể bác sĩ y tá bị thay thế, tất cả bệnh nhân phải rời đi. Anh tôi cùng với một người quen làm nghề thợ may tên là Kita Hoshiro bàn bạc và quyết định đưa tôi về Funabashi, tỉnh Chiba. Cả ngày tôi nằm dài mà ngủ trên chiếc ghế mây, buổi sáng và chiều thì đi dạo một chút. Cứ một tuần thì có bác sĩ từ Tokyo xuống khám một lần. Tình trạng đó kéo dài hai tháng, và đến cuối tháng 8 tôi đọc được tạp chí “Văn nghệ xuân thu” ở nhà sách, trong đó có bài viết của ông. Bài viết có những câu như “Tác giả phảng phất cái mùi của một cuộc sống hạ đẳng và vân vân…”. Sự thật là tôi vô cùng phẫn nộ. Mấy đêm liền không thể nào ngủ ngon giấc được cả.

Nuôi con chim nhỏ, đi xem ca múa thì cuộc sống cao sang quý phái à? Ðau lòng thì có, tôi nghĩ vậy. Ðại ác nhân. Nhưng lúc đó từ sâu thẳm trong mình tôi không ngừng cảm thấy một thứ tình yêu mạnh mẽ nóng bỏng mà cũ kỹ già nua của ông dành cho tôi như thể Nellie trong “Những kẻ tủi nhục” của Dostoyevski vậy. Không phải đâu. Không phải. Tôi lắc đầu. Tuy nhiên cái thứ tình ái quá khích và thác loạn kiểu Dostoyevski dù bên ngoài tỏ ra lạnh lùng của ông thiêu đốt cơ thể tôi. Và ông chẳng mảy may biết gì về điều đó.

Bây giờ tôi không muốn so sánh trí tuệ với ông làm gì. Trong bài viết của ông tôi cảm nhận được thế nào là “thế gian” và đã ngửi thấy cái mùi đau đớn của “quan hệ kim tiền”. Tôi chỉ muốn thông báo điều này cho hai, ba độc giả nhiệt thành mà thôi. Ðó là điều tôi phải nói. Chúng ta bắt đầu nghi ngờ vẻ đẹp đạo đức của sự nhẫn nhục phục tùng rồi nhỉ.

Tôi nghĩ đến quang cảnh Kikuchi Kan vừa mỉm cười nói “Thôi thế cũng tốt. Bình an vô sự là hay rồi” vừa lấy khăn tay mà lau mồ hôi trán mà cũng mỉm cười chơi thôi. Mọi chuyện như vậy biết đâu lại hay, tôi nghĩ thế. Tôi cũng cảm thấy hơi tội nghiệp cho Akutagawa Ryunosuke nhưng gì nhỉ, đây cũng là “thế gian”. Ông Ishikawa thì có cuộc sống nghiêm túc đàng hoàng rồi. Về điểm đó thì ông ta nỗ lực rất nghiêm túc và bền bỉ.

Chỉ có điều tôi cảm thấy đáng tiếc mà thôi. Kawabata đã cố gắng hết sức che đậy sự dối trá vô tình của mình nhưng vẫn bị phát hiện. Ðó là điều tôi không ngừng cảm thấy đáng tiếc. Cũng chẳng cần phải làm thế. Chắc chắn chẳng cần phải làm thế. Ông cần phải ý thức rõ ràng hơn nữa (trong cách cư xử) rằng một tác gia luôn luôn sống giữa sự ngu ngốc và bất toàn.

3. Mark Twain “bình” sách của Jane Austen

Trong lá thư gửi Joseph Twichell, ngày 13 tháng Chín năm 1898, Mark Twain viết:

“Tôi không có quyền chỉ trích sách, và tôi thường không làm như vậy trừ phi tôi ghét cay ghét đắng quyển sách kia. Tôi thường muốn chỉ trích sách của Jane Austen, nhưng sách của cô ta thường làm tôi tức đến mức tôi không thể che giấu cơn điên tiết này trước độc giả. Vậy nên mỗi lần cầm bút lên thì tôi lại phải thả xuống. Mỗi lần tôi đọc Kiêu hãnh và định kiến, tôi lại muốn đào cô ta lên từ dưới ba tấc đất, cầm xương ống chân của cô ta mà táng vào quả sọ.”

Từ một bài viết không đầy đủ của Twain, tiêu đề “Jane Austen”

“Mỗi khi tôi đọc Kiêu hãnh và định kiến hay Lí trí và tình cảm, tôi cảm thấy như một người bán hàng rong đang bước vào Cánh cổng Thiên đường. Ý tôi là, tôi đồng cảm với cảm giác khả dĩ của anh ta. Tôi khá chắc tôi biết anh ta cảm giác như thế nào – và ý nghĩ sâu xa trong lòng anh ta. Anh ta chắc chắn sẽ cong môi lên, trào phúng nhìn những vị trong Giáo hội Trưởng lão trong nhà thờ đang tự mãn đi ngang dọc ở Thiên đường. Bởi vì anh ta nghĩ mình tốt, khinh thường các vị Trưởng lão sao? Không hề. Chỉ đơn giản là anh ta không khoái loại người như họ. Vậy thôi.”

4. Charles Dickens thực sự rất, rất, rất ghét Hans Christian Andersen

Charles Dickens và Hans Christian Andersen lần đầu tiên gặp nhau tại một bữa tiệc vào mùa hè năm 1847. Lúc bấy giờ, Andersen chưa mấy nổi tiếng ở Anh (những tác phẩm của ông đang trong quá trình chuyển ngữ từ tiếng Đan Mạch sang tiếng Anh). Với đôi mắt lấp lánh, ông tự giới thiệu mình với Charles Dickens, ca tụng Dickens là “văn hào vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”. Thật là tử tế. Có hơi lố, nhưng hẳn nhiên là tử tế.

Tối hôm ấy, hai người đã có một cuộc trò chuyện thân thiện. Andersen viết một lá thư gửi đến bạn mình ở Đan Mạch, ngây ngất vì Dickens hoàn toàn giống với kỳ vọng của ông. Rõ ràng Andersen cũng gây ấn tượng tốt với Dickens, bởi vì vài tuần sau, Dickens gửi cho đối phương một kiện quà gồm sách của Dickens, kèm một bức thư nhắn riêng.

Được khích lệ bởi nghĩa cử trên, Andersen liên tục gửi thư cho Dickens trong suốt chín năm sau đó. Bực mình vì bị quấy rầy, năm 1856, trong một lá thư gửi đến Andersen (chứa đầy những lời tâng bốc kỳ quặc, che giấu sự xấu tính nhỏ nhen), Dickens mời Andersen ở tại nhà mình nếu ông có dịp thăm lại Anh Quốc. Một lời mời cộc lốc và không chút chân thành nào từ Dickens.

Nhưng vào tháng Ba năm 1857, Andersen tha thiết viết thư báo rằng mình thật sự sắp đến Anh, sẽ lưu lại không quá hai tuần, và ông đáp ứng lời mời của Dickens. Cứ thế, vào tháng Sáu năm đó, Andersen xuất hiện ở điền trang Gad’s Hill ở Higham, sẵn sàng để sống chung với “văn hào vĩ đại nhất” trong lòng ông. Andersen viết: “Chuyến thăm của tôi chỉ dành cho một mình ngài”; “Hơn tất cả, hãy để lại cho tôi một góc nhỏ trong trái tim ngài”.

Andersen — vụng về trong giao tiếp, không giỏi nắm bắt ám hiệu xã hội và không có khả năng duy trì phong thái cư xử đạo mạo — bằng cách này hay cách khác đòi hỏi bản thân phải là trung tâm của sự chú ý. Khi đến nơi, ông yêu cầu một trong những người con trai của Dickens phải giúp ông cạo râu hàng ngày, giải thích đây là phong tục tiếp đón nam khách quý ở Đan Mạch. Đáp lại, Dickens dẫn ông đến một tiệm cắt tóc gần đó.

Còn đêm nọ, trong bữa tiệc tối, khi Dickens đưa tay mời một quý cô, Anderson lăng xăng chạy tới và chộp lấy tay ông, đường hoàng khoác tay Dickens bước vào phòng ăn. Đó là chưa kể chuyện Andersen ở lại lâu hơn ba tuần so với dự định ban đầu.

Dickens oán thán rất nhiều về vị khách (nói theo lẽ nào đó là không mời) trong các bức thư, soi mói từng thói quen lập dị vô hại của Andersen. Là người nhà quê mới lên, Andersen quan ngại mình sẽ bị móc túi khi đi thăm thú trong thành phố. Dickens châm chọc kể rằng, có lần, khi tài xế taxi đi tuyến tường lạ qua London, Andersen hoảng sợ kết luận mình sắp bị cướp và thủ tiêu, vì thế ông nhét tất cả đồ đạc vào ủng (bao gồm đồng hồ, tiền, bảng giờ tàu, “một cuốn sách bỏ túi, một chiếc kéo, một con dao” cùng vài vật dụng khác, bao gồm hai cuốn sách nhỏ).

Lời vu khống tồi tệ nhất nhằm vào khả năng viết và nói của Andersen. Dickens nói với một người bạn: “Có lẽ Hans Christian Andersen đang ngồi cùng chúng ta, nhưng anh chẳng cần để tâm tới ông ta đâu – đặc biệt là khi ông ta chả nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng Đan Mạch mẹ đẻ, và thậm chí còn bị nghi ngờ là đến thứ tiếng ấy còn chẳng rành.”

Dickens còn phàn nàn, “Ông ta thậm chí còn không thể phát âm tên cuốn sách do chính mình viết The Improvisatore, bằng tiếng Ý”. Và, “Ông ta phát âm tiếng Pháp như Cậu Bé Hoang Dã Peter và nói tiếng Anh như Trường Học Dành Cho Học Sinh Câm Và Điếc.”

Chậc, xấu tính thế.

Sau khi Andersen rời đi (ông cảm thấy mình không còn được chào đón nữa, và khóc rất nhiều khi chia ly), ông gửi đi một lá thư xin lỗi, van nài: “Xin hãy quên đi những hình ảnh không thiện chí của tôi trong thời gian chúng ta sống chung.” Còn Dickens dán một dòng ghi chú trên gương phòng khách: “Hans Andersen ngủ trong căn phòng này chỉ năm tuần — mà dường như với gia đình tôi là HÀNG THẾ KỈ TRỜI!”

Hết.

Mèo Heo lược dịch và tổng hợp.

Trà chiều

Review đèn Trung Thu bằng gỗ tự lắp và tô màu

Published

on

By

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Trung Thu nên bài viết tiếp theo cho series "Nhà Sách Có Gì Ngoài Sách" của mình sẽ chia sẻ và review về trải nghiệm tô màu và lắp ráp đèn lồng Hằng Nga bằng gỗ. Hi vọng bài viết của mình sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm quà tặng Trung Thu cho bé hoặc đang muốn tìm món đồ để kết nối gia đình nhân ngày Tết Đoàn Viên thì có thể tham khảo, và nếu cảm thấy thú vị bạn có thể đến ngay hệ thống Nhà Sách Phương Nam để xem thêm nhé!

Hộp đựng của đèn lồng Trung Thu Hằng Nga

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ sản phẩm này gồm có:

- 2 miếng gỗ hình Hằng Nga bay trên mây, 5 miếng gỗ nhỏ ráp đèn, 1 miếng gỗ vừa làm kệ đặt nến và 1 tay cầm gỗ.
- 1 vỉ 6 màu, 1 cọ, 1 dây gai, 1 viên nến và 2 miếng nhỏ keo 2 mặt.

Sau khi khui hộp
Các miếng gỗ để bạn lắp và hoàn thiện
Chi tiết gỗ để ráp đèn

Đèn này dùng để làm gì?

- Để bé đem theo đi rước đèn cùng bè bạn
- Dùng trang trí mọi góc trong nhà mùa Trung Thu.
- Khơi gợi trí sáng tạo của bé và giúp gia đình kết nối với nhau hơn khi cùng lắp ráp và tô màu.
- Là món quà DIY hữu ích cho bé nhân dịp Trung Thu.

Điều yêu thích ở sản phẩm này
- Dễ lắp ráp, chất liệu gỗ thân thiện môi trường, tô dễ dàng.
- Màu sắc kèm theo hộp sản phẩm tươi sáng, pha trộn cũng rất dễ và nhanh khô cực kỳ.
- Hộp đựng dễ thương, mang đi tặng quà rất thích hợp.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu
- Tô màu áo hằng Nga: mình pha màu đỏ và màu trắng để ra được màu hồng ngọt ngào.
- Tô màu cho cối mà Thỏ ngọc đang giã: mình pha màu đen và màu vàng để ra màu nâu.

Pha màu hồng bằng màu trắng và màu đỏ
Pha màu nâu bằng màu đen và màu vàng

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng
- Trước khi tô bạn nên chuẩn bị: 1 hũ nước để rửa cọ ngay sau mỗi lần đổi màu khác.
- Bạn phải dùng giấy lót phía dưới sàn rồi hẵn đặt gỗ lên tô vì màu nước lúc tô sẽ bắn xuống sàn, bất tiện cho lau dọn. - Sau khi tô xong, bạn nên để ở chỗ thoáng để nhanh khô và tránh đụng tay vào lúc màu tô trên gỗ còn ướt.

Đèn sau khi đã tô màu và lắp ráp xong
Màu lên gỗ rất nhanh khô

Tóm lại là với những ai thích DIY sẽ rất yêu thích sản phẩm này. Và chắc chắn rằng khi bé nào nhận món quà Đèn Lồng Trung Thu này đều sẽ rất thích, nhất là các bé gái vì sẽ được tô màu cho Hằng Nga. Ở Nhà Sách Phương nam còn có đèn lồng gỗ hình các con vật nữa, bạn có thể đến tham khảo thêm cho bé trai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem bài, để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Chúc bạn và gia đình đón Trung Thu vui vẻ và ấm áp nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco

Published

on

By

Tiếp tục series "Nhà sách có gì ngoài sách" hôm nay mình muốn chia sẻ về bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc dùng để vẽ lên kính, gương. Sản phẩm rất hợp để khơi gợi trí sáng tạo cho bé hoặc nếu bạn là người lớn yêu thích đồ chơi sáng tạo cũng có thể trải nghiệm để giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng.

Nếu bạn đang đặt câu hỏi "Mua quà trung thu gì cho bé?" thì bộ màu này là một gợi ý hay cho quà trung thu đó nhé!

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Hộp đựng bộ màu vẽ trang trí

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino gồm có:
- 6 suncatcher khủng long dễ thương
- 6 bút màu tô vẽ lên kính 10.5 ml như sau:
1. Vàng lấp lánh
2. Xanh lấp lánh
3. Trắng
4. Xanh biển
5. Cam
6. Tím

6 bút màu tươi sáng

Bộ màu vẽ này dùng để làm gì?
- Khơi gợi tính sáng tạo của bé khi phối màu, tô màu lên suncatcher.
- Giúp bé làm quen với màu sắc, các con vật khủng long kèm theo.
- Các suncatcher dùng trang trí trong nhà như treo lên cửa, không gian bàn học hoặc dùng làm móc khóa.

Điều yêu thích ở sản phẩm này


- Kiểu dáng dễ thương, dễ sử dụng.
- Thỏa sức phối màu theo ý thích mà không sợ bị lem khi tô các bút màu gần nhau.
- Hộp đựng đẹp mắt và các chú khủng long suncatcher được làm tỉ mỉ.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu


Thay vì chỉ tô mỗi chú khủng long một màu, bạn có thể kết hợp các màu với nhau để chú khủng long trông thú vị hơn. Cùng xem một vài công thức tô của mình bên dưới nhé.

Các bạn khủng long khi được phối màu trông sẽ vui nhộn hơn.
Phối màu lấp lánh với màu trơn.
Phối màu trơn với nhau
Phối màu lấp lánh với màu trơn

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng


- Nhớ lót giấy phía dưới trước khi đặt suncatcher lên bàn ngồi tô.
- Trước khi tô màu nào, mình đều lắc đều để màu đều hơn.
- Sau khi tô xong, bạn để trên mặt phẳng 8 tiếng là suncatcher sẽ khô lại và lên màu rất đẹp.
- Bút màu này thích hợp cho các bé trên 3 tuổi vì các món đồ trong đây đa số nhỏ bé, phía sau hộp màu mình thấy có ghi ở mục Warning.
- Bạn nhớ tránh tiếp xúc màu lên da, miệng, mắt và phải rửa ngay bằng nước thật kỹ khi bị dính.
- Bảo quản nơi khô thoáng để giữ màu và suncatcher bền đẹp nhé.

6 bạn khủng long đã được mình tô xong.
Đây là các mẫu mình thấy đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ

Tóm lại là với giá 254.000đ cho một bộ đồ chơi sáng tạo như vậy mình thấy cũng hợp lý, vì sau khi tô xong còn giữ lại trang trí được khắp nơi. Nếu bạn đang tìm một món quà tặng bé hoặc đang tìm đồ chơi cho các bé thích tô vẽ thì đây sẽ là một lựa chọn hay. Và nếu như đọc đến đây mà bạn đặt câu hỏi: Mua bộ tô màu lên kính ở đâu? thì mình xin chia sẻ luôn là Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ hay còn gọi là Nhà Sách Phú Thọ theo thói quen của thế hệ 8x, 9x ở Sài Gòn.

Cảm ơn bạn đã xem bài, nhớ để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Published

on

By

Xin chào bạn đọc Bookish.vn, mình mở ra series Nhà sách có gì ngoài sách với các bài viết chia sẻ, review những món đồ thú vị có mặt tại Nhà Sách Phương Nam. Hi vọng các bài viết trong series này sẽ mang đến cho bạn những thông tin vui vẻ và hữu ích.

Đúng là Nhà sách có rất nhiều sách, nhưng ngoài sách ra thì có rất nhiều món đồ khác mà mỗi lần đến nhà sách mình cứ như đi lạc vào xứ sở dễ thương vậy. Vừa rồi, mình có dịp được trải nghiệm nhanh một món đồ thú vị muốn chia sẻ đến các bạn, đó là hộp bút họa tiết xinh xắn đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam, thích trang trí và yêu màu sắc chắc chắn bạn sẽ thích món đồ này đó.

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây

Lần đầu viết review một món đồ không phải sách trên Bookish.vn - một trang chuyên viết về sách có điều gì thiếu xót hay cần thêm thông tin gì mời bạn để lại bình luận để mình ghi nhớ và phản hồi nhé!

Hộp bút trang trí họa tiết trưng bày ở Nhà Sách Phương Nam

Thông tin chung về sản phẩm

Mỗi hộp bút sẽ có 6 bút như sau:

1. Đường cong - Màu Xanh táo
2. Hoa - Màu Hồng xinh xắn
3. Gạch nối - Màu Vàng dứa thơm
4. Ngôi sao - Màu đỏ dưa hấu
5. Đường ngang nối - Màu Xanh dương Berry
6. Trái tim - Màu tím măng cụt

Combo 6 bút với 6 màu và họa tiết xinh xắn

Bút này dùng để làm gì?

- Đánh dấu nội dung bạn cần lưu ý lại mấy lúc đi học, đi làm.
- Trang trí ghi chú cá nhân của bạn, làm đẹp tựa bài, lưu bút hay nhật ký mỗi ngày.
- Sáng tạo tranh vui vẻ giải trí sau giờ học, giờ làm với các họa tiết có sẵn của bút.

Cùng xem họa tiết được vẽ ra trên giấy nhé

Điều yêu thích ở bút này

- Hữu ích trong việc làm nổi bật nội dung quan trọng, khi đánh dấu sẽ tìm lại dễ dàng.
- Bút dễ dùng, kích thước nhỏ gọn như bút bi nên dễ đem đi học, đi làm.
- Kiểu dáng bút đẹp mắt, cầm nhẹ tay, dễ viết.
- Giá cả hợp lý, vừa túi tiền. Nếu mua tại nhà sách Phương Nam thì giá là 50.000đ/hộp 6 bút.

Một vài lưu ý rút ra khi sử dụng bút

Trong lúc trải nghiệm sản phẩm, mình thấy có một vài mẹo để bút đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của mình, chia sẻ ở đây cho bạn nào đang quan tâm nhé

- Mỗi lần viết, nhớ lắc đều bút - như uống sữa phải lắc đều vậy :D Như vậy, bút sẽ ra màu đều và đẹp.
- Ba bút: đường cong, gạch nối, đường ngang nối khi viết nên cầm bút thẳng lên, họa tiết sẽ ra đẹp và thẳng hàng hơn đó bạn.
- Ba bút: hoa, ngôi sao, trái tim thì nên cầm nghiêng khi viết, như vậy họa tiết sẽ tròn vành và đều màu.

Tóm lại là ở góc nhìn của mình thì sản phẩm dễ dùng và đạt được các mục đích trang trí đơn giản, có bền hay không thì tùy vào trải nghiệm và cách dùng của mỗi người. Kích thước và hình dáng sản phẩm rất dễ thương nên mình nghĩ rất thích hợp để làm quà tặng các dịp đặc biệt cho bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,... món quà mừng năm học mới cho con gái, món quà sinh nhật cho đồng nghiệp hay món quà chúc mừng bạn thân thi đậu IELTS điểm cao.

Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài review của mình và hi vọng nó sẽ hữu ích với bạn!

Đọc bài viết

Cafe sáng