Cafe sáng

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu: Đừng đọc “Người đẹp ngủ mê” với ý nghĩa dung tục

Published

on

Nhân dịp tiểu thuyết Người đẹp ngủ mê được trở lại với diện mạo mới, ngày 23-12 vừa qua, Phương Nam Book tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Những thể nghiệm nhân sinh trong tác phẩm của Kawabata” tại Đường sách TP Thủ Đức. Khách mời chia sẻ tại chương trình là nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và dịch giả Quế Sơn.

Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ra ở Osaka (Nhật Bản), mồ côi cha mẹ năm lên 2 tuổi. Từ đó, ông và chị sống lần lượt cùng ông bà ngoại và gia đình người dì. Kawabata Yasunari là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1968.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật.

Dịch giả Quế Sơn và nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (từ trái qua) chia sẻ tại chương trình. Ảnh: Nhà sách Phương Nam

Người đẹp ngủ mê được Kawabata Yasunari viết và xuất bản vào năm 1961 khi ông 62 tuổi. Tác phẩm này dựa trên một kịch bản sân khấu kabuki với nhan đề Những mỹ nữ của Eguchi, công diễn khoảng thế kỷ XVII ở Nhật Bản. Kiệt tác Người đẹp ngủ mê đã ảnh hưởng lớn đến văn chương Nhật cũng như được yêu thích trên thế giới. Dấu ấn của nó có thể thấy sâu đậm ở Gabriel García Márquez với các tác phẩm: Người đẹp ngủ mê trên máy bay và Hồi ức những cô gái điếm buồn của tôi.

Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, sau khi đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1968, sang năm 1969, tác phẩm của Kawabata bắt đầu được dịch ở Việt Nam. Tác phẩm Người đẹp ngủ mê hiện có 3 người dịch và dịch giả Quế Sơn là người dịch thứ hai.

Ngoài Người đẹp ngủ mê, nhiều tác phẩm của Kawabata cũng rất được yêu mến tại Việt Nam như: Xứ tuyếtĐẹp và buồnNgàn cánh hạcHồTiếng rền của núi, và mới đây, một tác phẩm hãy còn dang dở của ông cũng vừa được ra mắt là Bồ công anh.

Chị Ngọc Tâm lên sâu khấu đọc diễn văn đoạn trích miêu tả vẻ đẹp Nhật Bản trong tác phẩm ‘Người đẹp ngủ mê’ và hai diễn giả phân tích.

Tại chương trình, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã chỉ ra sự tương đồng giữa Kawabata và danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Dù sống cách nhau nhiều thế kỷ nhưng cả hai lại có sự tương đồng trong cảm thức về cái đẹp. Cụ thể, trong Quốc âm thi tập, khi miêu tả vẻ đẹp của bông hoa dâm bụt, Nguyễn Trãi viết: “Ánh nước, hoa in một đóa hồng”.

Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, câu thơ này khiến ông liên hệ đến đóa hoa mà Kawabata chia sẻ trong diễn từ nhận giải Nobel. “Kawabata cho rằng, tôi đến từ cái đẹp Nhật Bản, tôi sinh ra từ cái đẹp Nhật Bản. Cuộc sống của tôi là khởi sự từ cái đẹp Nhật Bản và Kawabata suốt đời theo đuổi lý tưởng cái đẹp có thể cứu vớt con người nhưng con người cũng phải cứu vớt cái đẹp. Đó là tư tưởng chủ đạo của Kawabata và trong tác phẩm này cũng như vậy”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết.

Sự kiện thu hút đông đảo bạn đọc yêu thích văn học Nhật Bản đến tham dự.

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng, thi pháp quan trọng nhất của Kawabata, đó là thi pháp gương soi. Ông tả cái bóng để người đọc có thể thấy cái hình nó đẹp như thế nào. Và danh nhân Nguyễn Trãi cũng sử dụng thi pháp này khi miêu tả bông hoa dâm bụt.

Quý bạn đọc, khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu và dịch giả Quế Sơn.

Trong tác phẩm Người đẹp ngủ mê, nhân vật chính Eguchi 67 tuổi là người khó ngủ, thậm chí phải dùng đến thuốc ngủ để dỗ giấc ngủ của mình. Ông tìm đến ngôi nhà của người đẹp ngủ mê để có thể tìm lại bình yên và sức sống, khát vọng sống trên đời, khát vọng hiện hữu với cái đẹp và bình an. Nơi đó, ông được đưa vào một căn phòng bí ẩn, có một hoặc hai người đẹp đang ngủ mê, họ không biết gì về sự hiện diện của ông. Ông sẽ nằm bên họ, bắt đầu tự dỗ giấc ngủ và nhìn ngắm người đẹp ngủ mê. Chỉ nhìn ngắm thôi, vì quy luật của ngôi nhà là ông không được làm gì xúc phạm đến các cô gái đang nằm ngủ.

Đại diện Phương Nam Book phát biểu và trao hoa kỷ niệm gửi đến hai diễn giả.

Do vậy, theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, chúng ta cần nắm vững thi pháp và nguồn gốc của Kawabata để có thể đọc tác phẩm một cách tường minh nhất. “Đừng đọc nó như một tác phẩm truyện ký, thấy gì ghi nấy. Không phải như vậy, vì đây là tác phẩm đầy tính biểu tượng. Hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ thấy nó có nhiều ý nghĩa tích cực, nhiều ý nghĩa đẹp chứ không phải là một tác phẩm mà những độc giả hời hợt sẽ tìm đến, xem nó như một tác phẩm dung tục”, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhắn nhủ.

Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng

Cafe sáng

Cuộc sống bình dị và ẩm thực Sài Gòn qua ống kính của Ngọc Trần

Published

on

Loạt hình ảnh về cuộc sống bình dị và ẩm thực của Sài Gòn được nhiếp ảnh gia Ngọc Trần mang vào sách 'Saigon - the LifeStyle and the Food'. Qua đó, tác giả mong muốn mang văn hoá của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Nhiếp ảnh gia Ngọc Trần có buổi giao lưu và ký tặng sách ảnh Saigon - the LifeStyle and the Food tại TP Hồ Chí Minh.

Saigon - the LifeStyle and the Food (Sài Gòn - Phong cách sống và ẩm thực - PV) là dự án tâm huyết của Ngọc Trần, tiếp nối từ hai tác phẩm trước của nhiếp ảnh gia là Hanoi: The LifeStyle and The Food (Hà Nội: Phong cách sống và ẩm thực) và Easy To Cook 40 Delicious Vietnamese Dishes (40 món ăn ngon Việt Nam dễ nấu).

Nhiếp ảnh gia Ngọc Trần giao lưu với độc giả tại TP Hồ Chí Minh

Với Saigon - the LifeStyle and the Food, Ngọc Trần đưa độc giả bước vào thế giới với chuyến hành trình thu hẹp khoảng cách giữa truyền thống và hiện đại, chuyến phiêu lưu khám phá vùng đất, con người cùng nét ẩm thực phong phú và đa dạng tại Sài Gòn.

Ngọc Trần chia sẻ cơ duyên viết sách: "Trong một lần chụp ổ bánh mì ở studio, tôi nhận thấy để có một bức ảnh đẹp cần rất nhiều yếu tố như ánh sáng, cách nhìn nhận và trải nghiệm thực tế. Chính vì thế, tôi quyết định bước ra khỏi căn phòng và xuống phố để tìm hiểu và có góc nhìn chân thật nhất về món bánh mì của Sài Gòn. Bên cạnh hình ảnh ổ bánh mì, tôi còn ghi lại những khoảnh khắc mà tôi bắt gặp trên mảnh đất Sài Gòn, từ gánh hàng rong, mảng tường đến viên gạch bên đường...".

Cuốn sách Saigon - the LifeStyle and the Food - Nhiếp ảnh gia Ngọc Trần

Ngọc Trần ghi lại nguồn năng lượng tỏa ra và những khoảnh khắc riêng tư của cuộc sống đô thị. Tác giả cho biết mỗi bức ảnh sẽ kể một câu chuyện riêng về Sài Gòn - thành phố không bao giờ có thể gói ghém được hết cảm xúc và luôn mang trong mình hương vị tươi mới. Ngoài các quán xá và nhà hàng tấp nập, ống kính của Ngọc Trần mang ẩm thực đường phố Sài Gòn vào sách như: xe bánh mì, xe hủ tíu gõ, cà phê hè phố, cà phê vợt… 

"Những hình ảnh tôi chọn đưa vào sách đều có câu chuyện và thông điệp riêng. Qua đó, tôi mong muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế về văn hoá của Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng - một mảnh đất kiên cường, sôi động và không ngừng phát triển", nhiếp ảnh gia Ngọc Trần chia sẻ.

Tại sự kiện, một độc giả chia sẻ: "Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tôi rất hạnh phúc và tự hào khi hình ảnh của thành phố được Ngọc Trần đưa vào sách. Tôi hy vọng nhiều bạn bè quốc tế sẽ có cách nhìn nhận tích cực về văn hoá cũng như con người Việt Nam mến khách".

Nhiếp ảnh gia Ngọc Trần ký tặng sách cho độc giả.

Saigon - the LifeStyle and the Food được thiết kế với phong cách hiện đại, in màu, hơn 170 trang với ngôn ngữ tiếng Anh. Sách không chỉ là một bộ sưu tập ảnh đẹp mà còn là câu chuyện dịu dàng nhưng tràn đầy sức sống về văn hóa, ẩm thực, con người Sài Gòn. 

Ngọc Trần sinh năm 1981, hiện là Giám đốc sáng tạo kiêm nhiếp ảnh gia tại I-Creatives. Nhiếp ảnh đường phố là đam mê mà cô không thể tách rời. Đây là nguồn cảm hứng bất tận cho Ngọc Trần khám phá và ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt, sắc màu của văn hóa, cuộc sống và ẩm thực mới lạ từ những chuyến hành trình của mình. 

Một số hình ảnh tại sự kiện giao lưu với nhiếp ảnh gia Ngọc Trần:


Triển lãm tranh của nhiếp ảnh gia Ngọc Trần tại Đường Sách TP Hồ Chí Minh



Theo Vietnamnet

Đọc bài viết

Cafe sáng

Ngày hội đọc sách 2024: Phương Nam đón tiếp Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh

Published

on

Sáng 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 với chủ đề ‘Sách hay cần bạn đọc’.

Ban tổ chức công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2024-2025. Đồng thời, thành lập Câu lạc bộ (CLB) Đại sứ Văn hóa đọc TP Hồ Chí Minh, trong đó, ông Lê Hoàng sẽ là Chủ nhiệm CLB. Câu lạc bộ sẽ là nơi tạo điều kiện sinh hoạt chung cho các Đại sứ Văn hóa đọc thành phố qua các nhiệm kỳ, đồng thời là nơi lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng.

10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM, nhiệm kỳ 2024-2025. Ảnh: BTC

Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 đang diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Phương Nam - đại diện là Ông Nguyễn Hữu Hoạt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị vinh dự đón tiếp Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành và Ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, đã đến tham quan tại Nhà Sách Phương Nam.

Tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - chia sẻ, việc tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc năm 2024, Ban tổ chức khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Và điều căn cốt nhất là chúng tôi tôn vinh bạn đọc.

Bên cạnh đó, Ông Lâm Đình Thắng cũng bày tỏ, trong những năm qua, ngành xuất bản nói riêng và hoạt động phát triển văn hóa đọc của thành phố nói chung có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả rất đáng khích lệ, có dấu ấn, góp phần lan tỏa văn hóa đọc ngày càng sâu rộng trong người dân thành phố.

Cũng trong dịp này, Phương Nam mong muốn góp phần lan tỏa tình yêu đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng với chuỗi hoạt động bao gồm: chương trình khuyến mãi tại hệ thống nhà sách; tham gia Hội sách và sự kiện bán hàng tại nhiều trường học và trung tâm văn hóa; tổ chức các sự kiện giao lưu giới thiệu sách cùng nhiều hoạt động workshop, trải nghiệm dành cho độc giả.

Việc Phương Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong nhân dân.

Phương Nam vinh dự đón tiếp 2 vị khách đặc biệt - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành và Giám đốc Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh đến tham quan Nhà Sách Phương Nam nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3, năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc bài viết

Cafe sáng

Tác giả ‘Nhóc Miko – Cô bé nhí nhảnh’ đến tham quan Nhà Sách Phương Nam

Published

on

Trong lịch trình ngày 20/04/2024, tác giả best-seller của manga Nhật Bản - Ono Eriko đã dành thời gian đến tham quan Phương Nam Book City - Saigon Center (212 Nguyễn Trãi, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP Hồ Chí Minh).

Tác giả Ono Eriko sinh ngày 5-5-1962 ở Tokyo (Nhật Bản). Năm 1988, các mẩu truyện của Ono Eriko với Miko là nhân vật chính được đăng trên tạp chí Pyon Pyon, đến năm 1990 phát triển lên thành series Nhóc Miko. Sau khi chuyển sang tạp chí Ciao thì đổi thành Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh. Tính từ tháng 2-2008, Nhóc Miko đã bán được hàng triệu bản và được chuyển thể thành anime.

Tác giả Ono Eriko đã có buổi tham quan tại Phương Nam Book City - Saigon Center

Bộ truyện tranh Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh hướng tới đối tượng bé gái và thiếu nữ, xoay quanh cuộc sống đời thường, đây được xem là nhóm chủ đề và đối tượng tương đối hẹp. Tuy vậy, với nội dung lôi cuốn và nét vẽ dễ thương, Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh có lượng fan đông đảo, chỉ tính riêng tập 37 (bản tiếng Việt) đã được in hơn 50.000 bản. Trong bối cảnh thị trường Việt Nam đã và đang có hàng trăm tựa truyện tranh hấp dẫn khác thì đây là một con số ấn tượng.

Tác giả Ono Eriko sáng tác bộ truyện này suốt hơn 30 năm, từ khi cô chưa có con, đến khi có con gái và nuôi dạy con lớn lên. Có lẽ chính vì vậy mà bộ truyện bám sát những vấn đề rất cập thời của xã hội, kể cả những chuyện ba mẹ muốn chia sẻ cùng con nhưng khó nói như tình yêu tuổi mới lớn, dậy thì sớm, LGBT, con cái trong gia đình ly hôn, gia đình đơn thân… Cũng chính vì vậy, ngoài yếu tố giải trí, thư giãn, thì có thể xem bộ truyện tranh Nhóc Miko - Cô bé nhí nhảnh là một loại “sổ tay” hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề này.

Việc nữ tác giả Ono Eriko sang Việt Nam và đặc biệt là đến tham quan Nhà Sách Phương Nam nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3-2024 là một tín hiệu vui cho việc khuyến đọc, khẳng định vai trò của xuất bản Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Chuyến thăm của tác giả Ono Eriko và đại diện đơn vị NXB Trẻ tại Phương Nam Book City - Saigon Center, góp phần củng cố sự hợp tác, thắt chặt tình cảm, sự chân thành.

Các bên có thêm thời gian trao đổi, thấu hiểu lẫn nhau, từ đó, thúc tiến phát triển lĩnh vực xuất bản sách, các ấn phẩm chất lượng, góp phần cung cấp những đầu sách giá trị về mặt nội dung lẫn hình thức đến tay khách hàng thân yêu! 

Một số hình ảnh tác giả best-seller của manga Nhật Bản - Ono Eriko đã dành thời gian đến tham quan Phương Nam Book City - Saigon Center (212 Nguyễn Trãi, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP Hồ Chí Minh):





Đọc bài viết

Cafe sáng