Trà chiều

Văn chương trong cuộc đọ sức với các ngành nghệ thuật khác: Bộ môn nào thanh thoát nhất?

Giấy, bút và cả chữ trên mặt giấy chỉ là phương tiện lưu trữ, không phải văn chương. Văn chương là nội dung ta thu được qua sự lưu trữ ấy rồi tạo cho nó ý nghĩa, cảm xúc bằng trí tưởng tượng.

Published

on

Tôi không nhớ ý này của ai, của Kant hay Heidegger, tôi chỉ nhớ rằng khi nghe thầy nói qua ý này, tôi đã cảm thấy rất thích. Có lẽ, đây là ý của Kant. Đại loại, ông cho rằng trong các môn nghệ thuật thì văn chương mới đúng nghĩa là thuần túy về tinh thần nhất vì hàm lượng vật chất cấu thành nó rất ít. Giấy, bút và cả chữ trên mặt giấy chỉ là phương tiện lưu trữ, không phải văn chương. Văn chương là nội dung ta thu được qua sự lưu trữ ấy rồi tạo cho nó ý nghĩa, cảm xúc bằng trí tưởng tượng. Hoạt động thưởng thức này hoàn toàn nằm trong đầu óc và tư duy của ta. Chính vì vậy, văn chương với ông là thứ thoát tục nhất. Trong khi đó, những bộ môn nghệ thuật khác có phần trần tục hơn vì việc thưởng thức nó tác động trực tiếp đến thể lí hay các giác quan của ta. Chẳng hạn như âm nhạc. Để nghe được âm nhạc, ta có sự tiếp xúc giữa những dây thần kinh ở tai và sóng âm phát ra từ từng loại nhạc cụ đập vào đó. Như vậy, một sự tiếp xúc vật lí đã hình thành – tính vật chất hữu hiện ở đây. Trong khi đó, ở văn chương hoàn toàn không có sự tiếp xúc vật lí như vậy. Một số người ưa chuộng việc sưu tầm cùng một tựa sách với nhiều phiên bản khác nhau có thể lập luận rằng những loại giấy khác nhau, khổ sách, kiểu chữ in trên giấy, mùi giấy cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của họ. Tuy nhiên, lập luận này không đứng vững với những người đọc hiện đại ngày nay khi họ đọc sách bằng Kindle, máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử, sự tiếp xúc vật lí với hàng ngàn tác phẩm khác nhau giờ đây quy lại thành một mối, cùng nằm trong một vật lưu trữ. Hơn nữa, kể cả khi ta xét trên phương diện một cuốn sách vật lí, thực tế sự tiếp xúc này không góp quá nhiều vào trải nghiệm của người đọc, ta đọc một cuốn sách in bằng giấy Phần Lan hay giấy Bãi Bằng, với kiểu chữ serif hay sans-serif thì rồi cuối cùng, cảm nhận của ta về tác phẩm vẫn đến từ chính nó (đương nhiên đọc sách nhiều chữ với font sans-serif sẽ khiến tôi dễ cáu kỉnh, nhưng cảm giác đó rõ ràng vẫn thuộc về trải nghiệm khi tiếp xúc với cuốn sách vật lí, khác với cảm giác trừu tượng mà cuốn sách tinh thần đem lại qua tư duy). Trong khi đó, sự tiếp xúc vật lí với âm thanh ở âm nhạc thì lại ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của chúng ta, nó là thứ không thể tách rời rạch ròi như văn chương. Âm nhạc không chỉ có cao độ, trường độ – hai đơn vị cơ bản hình thành nên giai điệu mà còn có cường độ (độ to nhỏ). Khi ta nghe một bản nhạc văng vẳng từ đâu đó xa xôi phát lại thông qua chiếc loa có công suất thấp, âm thanh đã bị bể sẽ khác rất nhiều với khi ta nghe bản nhạc đó thông qua headphone kề sát bên tai cho cảm giác thân mật, gần gũi bằng thứ thanh âm trong trẻo. Hơn nữa, nếu không xét đến sự khác biệt từ vị trí phát âm thanh, ngay trong một bản nhạc cũng phải có sự thay đổi cường độ giữa các nhạc cụ khác nhau, hay do lực đánh khác nhau ở mỗi đoạn nhạc với sự sắp đặt có chủ ý của người chơi để tạo các sắc thái khác nhau. Như vậy, rõ ràng trong âm nhạc, các yếu tố vật lí không chỉ tác động trực tiếp đến cảm xúc của người nghe mà có thể nói, nó chính là một phần của âm nhạc; ở đây, yếu tố vật lí và yếu tố tinh thần đã hòa quyện với nhau một cách mạnh mẽ đến nỗi nó gần như trở thành một, khó lòng tách rời – giống như một người và cái bóng của chính họ, nếu ta cố tách rời một trong hai yếu tố này ra thì người hay bóng – từng phần tử riêng lẻ sau quá trình đó cũng không còn là một chỉnh thể xứng với tên gọi ban đầu nữa. Điều đó có nghĩa là, khi bạn nói bạn yêu một bản nhạc – thứ cảm thức ấy đã bao hàm với việc ngầm thừa nhận rằng bạn yêu cả tính tinh thần lẫn tính vật lí của bản nhạc ấy. Khi viết ra điều này, tôi chợt nhớ đến một ý đã được đề cập trong tiểu thuyết Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường của Yamada Amy, đại ý rằng: khi bạn yêu một người, bạn không chỉ yêu người ấy như họ là chính họ mà còn yêu cách họ chạm vào cơ thể mình. Ở đây, một lần nữa tính tinh thần (yêu một người) và tính vật lí (yêu cách họ chạm vào cơ thể mình) lại được đề cập, cho thấy sự xoắn chặt khít khao giữa hai yếu tố này.

Ở trên, tôi chỉ mới đề cập đến tính tinh thần và tính vật lí trong tương quan so sánh giữa văn chương và âm nhạc. Bây giờ, tôi muốn lướt qua các nghệ thuật còn lại để hoàn thiện lập luận của Kant (hay là của Heidegger, hay là của cả hai? – xin lỗi vì sự dốt triết học của tôi, sau này tôi sẽ tra cứu lại, tôi không muốn ngắt mạch suy nghĩ của mình lúc này bằng hành động đó). Trong hội họa, tính vật lí cũng thể hiện rất rõ ràng và tác động lớn đến cảm nhận của người xem: màu sắc, chất liệu giấy, hình khối chìm hay nổi trên bức tranh… Tương tự là kiến trúc và điêu khắc thì tôi không cần phải bàn về tính vật lí quá rõ ràng rồi. Múa cũng vậy. Bản thân người múa đã là một dạng vật chất, và múa là nghệ thuật của sự chuyển động – tính vật lí rành rảnh ở đây không còn phải tranh cãi nữa. Cuối cùng, điện ảnh – môn nghệ thuật được xem là hình thức tổng hợp của sáu loại nghệ thuật có trước nó thì lẽ đương nhiên sẽ là phép cộng dồn có chủ đích giữa các tính tinh thần và tính vật lí khác nhau. Như vậy, có thể thấy, quả nhiên tính vật lí trong văn học là thấp nhất. Từ quan điểm này, tôi lại nhận ra một vấn đề khác. Việc tri nhận tính vật lí của con người phụ thuộc chặt chẽ vào năm giác quan; điều đó có nghĩa là loại hình nào ít tính vật lí nhất thì việc thưởng thức nó trọn vẹn sẽ ít bị phụ thuộc vào năm giác quan nhất. Bây giờ, ta sẽ thử làm khảo sát. Với âm nhạc, cần phải có thính giác (tai). Như vậy, một người điếc và cũng không có kiến thức âm nhạc từ trước đó như Beethoven thì hoàn toàn sẽ không thể nghe được nhạc, nhưng dẫu họ có kiến thức âm nhạc và có khả năng thị tấu – bản nhạc trong tâm trí họ cũng không thể giống hệt như bản nhạc vật lí phát ra bên ngoài dưới sự ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau. Với hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa đều cần phải sử dụng thị giác (mắt). Một người mù có thể chạm vào (sử dụng xúc giác) tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa (nếu được cho phép) để tri nhận một cách tổng thể về đường nét của tác phẩm. Tuy nhiên, những yếu tố chi tiết hơn như: màu sắc (hội họa), sự thay đổi chuyển động theo thời gian (múa)… thì có lẽ họ khó lòng tri nhận được. Hơn nữa, với một số tác phẩm hội họa, điêu khắc còn có yêu cầu người thưởng lãm không được chạm vào vì sợ sự tiếp xúc nhiều với da thịt người sẽ làm biến đổi tác phẩm. Cuối cùng, với một môn nghệ thuật nặng tính vật lí như điện ảnh, để thưởng thức trọn vẹn đòi hỏi ta phải có cả hai giác quan cùng lúc: thính giác và thị giác. Thiếu một trong hai yếu tố này, ta vẫn có thể thưởng thức điện ảnh nhưng không trọn vẹn.

Tạm thời, ta sẽ gác khảo sát về việc tri giác văn chương sang một bên. Đến đây, tôi lại muốn bàn một chút về triết lí của Hannah Arendt khi bà diễn giải cách con người tri nhận thế giới bằng năm loại giác quan. Theo Hannah, cách tri nhận mà bà cho là cao quý nhất chính là quan sát bằng thị giác, nói ngắn gọn là hành động “nhìn”. Đối với Hannah, việc nhìn giúp ta có thể tri nhận đối tượng ở một khoảng cách nhất định (đối tượng có thể biết hoặc không biết hành vi quan sát của ta), và việc nhìn của ta không tác động trực tiếp đến đối tượng, không làm biến đổi tính chất của đối tượng, để đối tượng vẫn là chính nó. Hơn thế nữa, ta không thể nhìn rõ sự vật khi nó ở quá gần mắt ta; vì thế, việc nhìn không chỉ “giúp”, nói đúng hơn là nó “đòi hỏi” ta phải có một khoảng cách nhất định với đối tượng mới thực hiện được. Thế nhưng, ba loại giác quan là khứu giác, vị giác, xúc giác thì đòi hỏi điều ngược lại: phải tiếp xúc gần đối tượng thì mới dễ thực hiện; trong đó vị giác (nếm) và xúc giác (ngửi) còn đòi hỏi va chạm trực tiếp nên lẽ dĩ nhiên là đối tượng sẽ bị biến đổi sau hành vi tri giác này. Còn thính giác thì tuy không làm biến đổi đối tượng nhưng cũng đòi hỏi một khoảng cách gần nhất định để tai có thể tri nhận âm thanh, và âm thanh được phát ra phải nằm trong tần số con người nghe được. Như vậy, Hannah rất có lí khi cho rằng thị giác là hình thức tri giác cao quý nhất, kết nối chặt chẽ với tinh thần bởi hai đặc tính: đòi hỏi phải giữ khoảng cách nhất định với đối tượng, không làm đối tượng bị biến đổi qua quá trình tri giác của chủ thể; tiếp đến, cao quý thứ nhì là thính giác; ba hình thức tri giác còn lại: khứu giác, vị giác, xúc giác thì thiên về tác động vật lí vì cả chủ thể lẫn đối tượng đều phải tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Quay trở lại khảo sát về tri giác trong những bộ môn nghệ thuật khác nhau, có thể thấy một điểm chung giữa sáu loại hình đã bàn là: tất cả đều chủ yếu sử dụng thị giác hoặc thính giác – vốn là hai hình thức tri giác mà Hannah Arendt cho rằng cao quý nhất để thưởng thức. Như vậy, kể cả trong những loại hình nghệ thuật nặng tính vật chất nhất, chúng đều đòi hỏi một quá trình tri giác mang tính tinh thần cao nhất từ chủ thể. Nếu thế thì môn nghệ thuật được cho là ít tính vật chất nhất như văn chương sẽ đòi hỏi quá trình tri giác của chủ thể như thế nào? Đến đây, điều thú vị xảy ra. Đó cũng là lí do tôi bàn đến nó sau cùng. Câu trả lời đầu tiên bật lên trong tâm trí mọi người hẳn nhiên là thị giác – ta dùng mắt để đọc những dòng chữ trên giấy. Nhưng khoan đã, sau đó vài giây, hình ảnh này chắc chắn sẽ hiện lên tiếp theo: một người mù đọc sách. Thế là, câu trả lời không còn gói gọn trong thị giác nữa, ta có thêm hai phương án: thính giác (với những người sử dụng audio books), xúc giác (với những người chọn đọc sách bằng chữ nổi). Trước đây, tôi vẫn nghĩ chỉ có ba con đường như thế để đọc một quyển sách thôi; nhưng trong quá trình dịch An, tôi mới phát hiện hóa ra còn một con đường thứ tư nữa – có lẽ đây là con đường bi thương và đau đớn nhất. An kể câu chuyện về một bà lão bị bệnh phong; trong truyện, có một đoạn đề cập đến những người mù mà về già còn mắc căn bệnh này thì khốn khổ như thế nào. Khi đó, bàn tay của họ không còn cảm giác nữa, họ không thể dùng tay để đọc chữ nổi in trên sách, phương thức thay thế họ lựa chọn cũng không phải là audio books (có lẽ vào thời đó, những cuốn sách họ muốn đọc chưa có audio books), mà là dùng lưỡi để đọc sách chữ nổi. Lẽ dĩ nhiên là lưỡi không thể khô ráo được như tay, chúng tiết ra chất nhờn khiến một ngày họ chỉ đọc được vài trang sách rồi phải đem phơi khô để về sau đọc tiếp; nếu đọc nhiều hơn thì cuốn sách sẽ bị ướt đẫm, không kịp khô, chữ nổi bị hỏng. Dù việc đọc sách khó khăn như thế nhưng họ vẫn cố gắng đọc, có lẽ vì họ cô đơn và đó là phương thức duy nhất còn sót lại để họ giao tiếp với thế giới. Họ vẫn sẽ cứ đọc như thế cho đến một ngày cả lưỡi cũng mất đi cảm giác, và rồi họ qua đời. Đến đây, tôi lại phải tiếp tục làm công việc của mình là đưa ra kết luận. Ở trường hợp này, dù họ dùng lưỡi nhưng thực tế vẫn có thể tính là xúc giác vì cơ chế tri nhận chủ yếu dựa trên việc chạm, không phải nếm. Dẫu vậy, đôi lúc tôi cũng tự hỏi, khi liếm sách như thế, vị của những trang giấy tác động đến trải nghiệm đọc của họ ra sao?

Sau cuộc khảo sát này, ta thấy một điều rằng đối tượng có thể thưởng thức văn chương trọn vẹn là đông đảo nhất: từ một người hoàn toàn lành lặn đến cả người mù – câm – điếc bị bệnh phong. Chính vì sự cấu thành của nó mang ít tính vật chất nhất so với những ngành nghệ thuật khác nên nó cũng đòi hỏi ít giác quan nhất từ người thưởng thức: chỉ cần một giác quan là đủ, hơn nữa còn có thêm hai giác quan thay thế phụ trợ. Ở những ngành nghệ thuật khác, vì có tính vật chất cao nên cũng có sự đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về mặt giác quan của người thưởng thức: nếu giác quan chính để tri nhận môn nghệ thuật đó bị hỏng thì khó có sự thay thế hoàn hảo tương đương thông qua các giác quan khác. Điều này không chỉ đúng khi xét từ phía chủ thể là con người mà còn đúng với cả chủ thể là những đồ vật. Máy tính dùng để viết văn thì chỉ cần cấu hình nhẹ với RAM 512mb, 1 GB hay 2 GB là đủ; trong khi đó, máy tính để làm nhạc hoặc dựng phim thì cần cấu hình cao hơn với RAM tối thiểu từ 8 – 32 GB hoặc hơn. Và chỉ cần giấy, bút rẻ tiền là ta đã có thể viết; trong khi đó, nhạc cụ, máy quay phim lại đắt tiền hơn rất nhiều. Như vậy, văn chương không chỉ đòi hỏi ít nhất từ người thưởng thức mà nó còn thậm chí chẳng đòi hỏi gì cao ở người tạo tác. Quả thực, nó đúng là môn nghệ thuật thuần túy tinh thần. Với những đòi hỏi ít như vậy, lẽ ra văn chương phải là ngành nghệ thuật đại chúng với lượng người hâm mộ và thưởng thức đông đảo nhất. Điều này đã từng đúng trong quá khứ. Đáng tiếc thay, hiện tại nó phải nhường sân hoàn toàn cho âm nhạc và điện ảnh – hai bộ môn có tính vật chất cao và đồng thời có lượng người hâm mộ đông đảo nhất. Chuyện này thoạt tiên nghe có vẻ bất hợp lí nhưng sau một khoảng thời gian suy ngẫm, tôi nghĩ rằng mình có thể hiểu được vấn đề. Việc thưởng thức văn chương không đỏi hỏi nhiều về tính vật chất, nhưng so với các môn nghệ thuật khác, nó đòi hỏi nhiều nhất hai thứ sau đây: thời gian và tinh thần (ở đây bao gồm tất cả những thứ thuộc về phạm trù ý thức như: tư duy, tưởng tượng…). Cho dù một tác phẩm văn chương ngắn như thế nào, việc thưởng thức nó chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với xem tranh, nghe nhạc, xem phim… Hơn nữa, việc thưởng thức văn chương đòi hỏi ta phải hoàn toàn tập trung, bỏ vào đó nguồn năng lượng lớn thuộc về tinh thần để tư duy, tưởng tượng – hai hoạt động chính yếu sẽ xảy ra khi đọc văn, thơ. Và vấn đề ở đây là con người hiện đại không có nhiều thời gian và năng lượng tinh thần cho hoạt động này. Họ quá bận rộn và quá cô đơn. Vì thế, các loại hình nghệ thuật có sẵn tính vật chất cao, không đòi hỏi họ tốn thêm nhiều thời gian tư duy như âm nhạc và điện ảnh được ưa chuộng. Trong khi đó, văn chương với quá nhiều khoảng trống cần bù đắp vào bằng lượng lớn trí tưởng tượng có thể khiến người trưởng thành kiệt sức sau một ngày lao động miệt mài; hoặc giả, họ đã quen đọc sách từ nhỏ và việc này không bòn rút nhiều sức lực của họ, thì văn chương cũng không thể đem đến bất kì sự cụ thể nào khả dĩ cầm nắm được nhằm vơi bớt nỗi cô đơn như một giai điệu để ngân nga theo khi nghe nhạc, hay một bóng hồng trên màn ảnh làm thỏa mãn cơn đói khát cái đẹp thị giác. 

Kodaki

Click to comment

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Trà chiều

Review đèn Trung Thu bằng gỗ tự lắp và tô màu

Published

on

By

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Trung Thu nên bài viết tiếp theo cho series "Nhà Sách Có Gì Ngoài Sách" của mình sẽ chia sẻ và review về trải nghiệm tô màu và lắp ráp đèn lồng Hằng Nga bằng gỗ. Hi vọng bài viết của mình sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm quà tặng Trung Thu cho bé hoặc đang muốn tìm món đồ để kết nối gia đình nhân ngày Tết Đoàn Viên thì có thể tham khảo, và nếu cảm thấy thú vị bạn có thể đến ngay hệ thống Nhà Sách Phương Nam để xem thêm nhé!

Hộp đựng của đèn lồng Trung Thu Hằng Nga

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ sản phẩm này gồm có:

- 2 miếng gỗ hình Hằng Nga bay trên mây, 5 miếng gỗ nhỏ ráp đèn, 1 miếng gỗ vừa làm kệ đặt nến và 1 tay cầm gỗ.
- 1 vỉ 6 màu, 1 cọ, 1 dây gai, 1 viên nến và 2 miếng nhỏ keo 2 mặt.

Sau khi khui hộp
Các miếng gỗ để bạn lắp và hoàn thiện
Chi tiết gỗ để ráp đèn

Đèn này dùng để làm gì?

- Để bé đem theo đi rước đèn cùng bè bạn
- Dùng trang trí mọi góc trong nhà mùa Trung Thu.
- Khơi gợi trí sáng tạo của bé và giúp gia đình kết nối với nhau hơn khi cùng lắp ráp và tô màu.
- Là món quà DIY hữu ích cho bé nhân dịp Trung Thu.

Điều yêu thích ở sản phẩm này
- Dễ lắp ráp, chất liệu gỗ thân thiện môi trường, tô dễ dàng.
- Màu sắc kèm theo hộp sản phẩm tươi sáng, pha trộn cũng rất dễ và nhanh khô cực kỳ.
- Hộp đựng dễ thương, mang đi tặng quà rất thích hợp.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu
- Tô màu áo hằng Nga: mình pha màu đỏ và màu trắng để ra được màu hồng ngọt ngào.
- Tô màu cho cối mà Thỏ ngọc đang giã: mình pha màu đen và màu vàng để ra màu nâu.

Pha màu hồng bằng màu trắng và màu đỏ
Pha màu nâu bằng màu đen và màu vàng

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng
- Trước khi tô bạn nên chuẩn bị: 1 hũ nước để rửa cọ ngay sau mỗi lần đổi màu khác.
- Bạn phải dùng giấy lót phía dưới sàn rồi hẵn đặt gỗ lên tô vì màu nước lúc tô sẽ bắn xuống sàn, bất tiện cho lau dọn. - Sau khi tô xong, bạn nên để ở chỗ thoáng để nhanh khô và tránh đụng tay vào lúc màu tô trên gỗ còn ướt.

Đèn sau khi đã tô màu và lắp ráp xong
Màu lên gỗ rất nhanh khô

Tóm lại là với những ai thích DIY sẽ rất yêu thích sản phẩm này. Và chắc chắn rằng khi bé nào nhận món quà Đèn Lồng Trung Thu này đều sẽ rất thích, nhất là các bé gái vì sẽ được tô màu cho Hằng Nga. Ở Nhà Sách Phương nam còn có đèn lồng gỗ hình các con vật nữa, bạn có thể đến tham khảo thêm cho bé trai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem bài, để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Chúc bạn và gia đình đón Trung Thu vui vẻ và ấm áp nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco

Published

on

By

Tiếp tục series "Nhà sách có gì ngoài sách" hôm nay mình muốn chia sẻ về bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc dùng để vẽ lên kính, gương. Sản phẩm rất hợp để khơi gợi trí sáng tạo cho bé hoặc nếu bạn là người lớn yêu thích đồ chơi sáng tạo cũng có thể trải nghiệm để giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng.

Nếu bạn đang đặt câu hỏi "Mua quà trung thu gì cho bé?" thì bộ màu này là một gợi ý hay cho quà trung thu đó nhé!

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Hộp đựng bộ màu vẽ trang trí

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino gồm có:
- 6 suncatcher khủng long dễ thương
- 6 bút màu tô vẽ lên kính 10.5 ml như sau:
1. Vàng lấp lánh
2. Xanh lấp lánh
3. Trắng
4. Xanh biển
5. Cam
6. Tím

6 bút màu tươi sáng

Bộ màu vẽ này dùng để làm gì?
- Khơi gợi tính sáng tạo của bé khi phối màu, tô màu lên suncatcher.
- Giúp bé làm quen với màu sắc, các con vật khủng long kèm theo.
- Các suncatcher dùng trang trí trong nhà như treo lên cửa, không gian bàn học hoặc dùng làm móc khóa.

Điều yêu thích ở sản phẩm này


- Kiểu dáng dễ thương, dễ sử dụng.
- Thỏa sức phối màu theo ý thích mà không sợ bị lem khi tô các bút màu gần nhau.
- Hộp đựng đẹp mắt và các chú khủng long suncatcher được làm tỉ mỉ.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu


Thay vì chỉ tô mỗi chú khủng long một màu, bạn có thể kết hợp các màu với nhau để chú khủng long trông thú vị hơn. Cùng xem một vài công thức tô của mình bên dưới nhé.

Các bạn khủng long khi được phối màu trông sẽ vui nhộn hơn.
Phối màu lấp lánh với màu trơn.
Phối màu trơn với nhau
Phối màu lấp lánh với màu trơn

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng


- Nhớ lót giấy phía dưới trước khi đặt suncatcher lên bàn ngồi tô.
- Trước khi tô màu nào, mình đều lắc đều để màu đều hơn.
- Sau khi tô xong, bạn để trên mặt phẳng 8 tiếng là suncatcher sẽ khô lại và lên màu rất đẹp.
- Bút màu này thích hợp cho các bé trên 3 tuổi vì các món đồ trong đây đa số nhỏ bé, phía sau hộp màu mình thấy có ghi ở mục Warning.
- Bạn nhớ tránh tiếp xúc màu lên da, miệng, mắt và phải rửa ngay bằng nước thật kỹ khi bị dính.
- Bảo quản nơi khô thoáng để giữ màu và suncatcher bền đẹp nhé.

6 bạn khủng long đã được mình tô xong.
Đây là các mẫu mình thấy đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ

Tóm lại là với giá 254.000đ cho một bộ đồ chơi sáng tạo như vậy mình thấy cũng hợp lý, vì sau khi tô xong còn giữ lại trang trí được khắp nơi. Nếu bạn đang tìm một món quà tặng bé hoặc đang tìm đồ chơi cho các bé thích tô vẽ thì đây sẽ là một lựa chọn hay. Và nếu như đọc đến đây mà bạn đặt câu hỏi: Mua bộ tô màu lên kính ở đâu? thì mình xin chia sẻ luôn là Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ hay còn gọi là Nhà Sách Phú Thọ theo thói quen của thế hệ 8x, 9x ở Sài Gòn.

Cảm ơn bạn đã xem bài, nhớ để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Published

on

By

Xin chào bạn đọc Bookish.vn, mình mở ra series Nhà sách có gì ngoài sách với các bài viết chia sẻ, review những món đồ thú vị có mặt tại Nhà Sách Phương Nam. Hi vọng các bài viết trong series này sẽ mang đến cho bạn những thông tin vui vẻ và hữu ích.

Đúng là Nhà sách có rất nhiều sách, nhưng ngoài sách ra thì có rất nhiều món đồ khác mà mỗi lần đến nhà sách mình cứ như đi lạc vào xứ sở dễ thương vậy. Vừa rồi, mình có dịp được trải nghiệm nhanh một món đồ thú vị muốn chia sẻ đến các bạn, đó là hộp bút họa tiết xinh xắn đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam, thích trang trí và yêu màu sắc chắc chắn bạn sẽ thích món đồ này đó.

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây

Lần đầu viết review một món đồ không phải sách trên Bookish.vn - một trang chuyên viết về sách có điều gì thiếu xót hay cần thêm thông tin gì mời bạn để lại bình luận để mình ghi nhớ và phản hồi nhé!

Hộp bút trang trí họa tiết trưng bày ở Nhà Sách Phương Nam

Thông tin chung về sản phẩm

Mỗi hộp bút sẽ có 6 bút như sau:

1. Đường cong - Màu Xanh táo
2. Hoa - Màu Hồng xinh xắn
3. Gạch nối - Màu Vàng dứa thơm
4. Ngôi sao - Màu đỏ dưa hấu
5. Đường ngang nối - Màu Xanh dương Berry
6. Trái tim - Màu tím măng cụt

Combo 6 bút với 6 màu và họa tiết xinh xắn

Bút này dùng để làm gì?

- Đánh dấu nội dung bạn cần lưu ý lại mấy lúc đi học, đi làm.
- Trang trí ghi chú cá nhân của bạn, làm đẹp tựa bài, lưu bút hay nhật ký mỗi ngày.
- Sáng tạo tranh vui vẻ giải trí sau giờ học, giờ làm với các họa tiết có sẵn của bút.

Cùng xem họa tiết được vẽ ra trên giấy nhé

Điều yêu thích ở bút này

- Hữu ích trong việc làm nổi bật nội dung quan trọng, khi đánh dấu sẽ tìm lại dễ dàng.
- Bút dễ dùng, kích thước nhỏ gọn như bút bi nên dễ đem đi học, đi làm.
- Kiểu dáng bút đẹp mắt, cầm nhẹ tay, dễ viết.
- Giá cả hợp lý, vừa túi tiền. Nếu mua tại nhà sách Phương Nam thì giá là 50.000đ/hộp 6 bút.

Một vài lưu ý rút ra khi sử dụng bút

Trong lúc trải nghiệm sản phẩm, mình thấy có một vài mẹo để bút đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của mình, chia sẻ ở đây cho bạn nào đang quan tâm nhé

- Mỗi lần viết, nhớ lắc đều bút - như uống sữa phải lắc đều vậy :D Như vậy, bút sẽ ra màu đều và đẹp.
- Ba bút: đường cong, gạch nối, đường ngang nối khi viết nên cầm bút thẳng lên, họa tiết sẽ ra đẹp và thẳng hàng hơn đó bạn.
- Ba bút: hoa, ngôi sao, trái tim thì nên cầm nghiêng khi viết, như vậy họa tiết sẽ tròn vành và đều màu.

Tóm lại là ở góc nhìn của mình thì sản phẩm dễ dùng và đạt được các mục đích trang trí đơn giản, có bền hay không thì tùy vào trải nghiệm và cách dùng của mỗi người. Kích thước và hình dáng sản phẩm rất dễ thương nên mình nghĩ rất thích hợp để làm quà tặng các dịp đặc biệt cho bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,... món quà mừng năm học mới cho con gái, món quà sinh nhật cho đồng nghiệp hay món quà chúc mừng bạn thân thi đậu IELTS điểm cao.

Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài review của mình và hi vọng nó sẽ hữu ích với bạn!

Đọc bài viết

Cafe sáng