Chuyện người cầm bút

Trò chuyện với Orhan Pamuk: Nghệ thuật tiểu thuyết số 187 (Phần 4)

Published

on

Orhan Pamuk sinh năm 1952 tại Istanbul, nơi ông vẫn đang sống. Gia đình ông giàu lên từ việc xây dựng đường sắt trong những ngày đầu của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ; Pamuk theo học trường Robert College, nơi con cái giới thượng lưu ưu tú của thành phố được hưởng nền giáo dục thế tục theo kiểu phương Tây. Ngay từ đầu, ông đã bộc lộ niềm đam mê với nghệ thuật thị giác, nhưng sau khi đăng ký học kiến trúc tại đại học, ông lại muốn viết. Ông hiện là tác giả được đọc nhiều nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đọc các phần trước của cuộc phỏng vấn: Phần 1 | Phần 2 | Phần 3

*

ÁGQ: Ông có cho rằng có một chuẩn mực hoặc thậm chí là một chuẩn mực nào đó nên tồn tại? Chúng ta đã nghe nói về một chuẩn mực phương Tây, nhưng còn một chuẩn mực phi-phương Tây thì sao?

OP: Vâng, có một chuẩn mực khác. Nó nên được khám phá, phát triển, sẻ chia, phản biện và sau đó được chấp nhận. Hiện giờ cái gọi là chuẩn mực phương Đông đang suy tàn. Những văn tự vinh quang ở khắp chung quanh nhưng không có thứ gì ghép chúng lại với nhau. Từ các tác phẩm kinh điển Ba Tư, cho đến tất cả các văn bản tiếng Ấn, tiếng Hoa và tiếng Nhật, những cái đó nên được đánh giá phê bình nghiêm túc. Cứ như hiện nay, chuẩn mực nằm trong tay các học giả phương Tây. Đó là trung tâm phân phối và truyền đạt.

ÁGQ: Tiểu thuyết là một hình thức văn hóa rất Tây. Nó có vị trí nào trong truyền thống phương Đông hay không?

OP: Tiểu thuyết hiện đại, tách rời khỏi hình thức sử thi, về căn bản là một thứ phi-phương Đông. Bởi vì tiểu thuyết gia là một cá nhân không thuộc về tập thể, không chia sẻ những bản năng cơ bản của cộng đồng, suy nghĩ và xét đoán với một nền văn hóa khác nền văn hóa anh ta đang trải nghiệm. Một khi nhận thức của anh ta khác với cộng đồng mà anh thuộc về, anh ta là người ngoài cuộc, là kẻ cô độc. Và sự phong phú trong chữ nghĩa của anh ta đến từ tầm nhìn mãn nhãn ngoài cuộc đó.

Một khi bạn hình thành thói quen nhìn thế giới như vậy và viết về nó theo phong cách đó, bạn sẽ có mong muốn tách khỏi cộng đồng. Đây là hình mẫu tôi nghĩ đến trong Tuyết.

ÁGQ: Tuyết là cuốn sách có nhiều yếu tố chính trị nhất của ông được xuất bản. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?

OP: Khi tôi dần trở nên nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa những năm 90, thời điểm mà cuộc chiến chống quân du kích người Kurd diễn ra quyết liệt, những nhà văn cánh tả cũ lẫn những người cấp tiến hiện đại mới muốn tôi giúp họ ký vào thỉnh nguyện thư – dần dần họ yêu cầu tôi làm những việc chính trị không liên quan đến cuốn sách của mình.

Ngay sau đó là đợt phản công bằng chiến dịch ám sát những yếu nhân. Họ bắt đầu gọi tên tôi. Tôi đã rất tức giận. Sau đó tôi tự hỏi, Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi viết một cuốn tiểu thuyết mang màu sắc chính trị mà trong đó tôi khai phá những thế lưỡng nan chính trong đầu óc mình – đến từ một gia đình trung-thượng lưu và cảm thấy có trách nhiệm với những người không có sức ảnh hưởng chính trị? Tôi tin vào nghệ thuật tiểu thuyết. Điều lạ lùng là làm sao khiến bạn trở thành người ngoài cuộc. Lúc đó tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết chính trị. Tôi bắt đầu viết nó ngay sau khi hoàn tất Tên tôi là Đỏ.

ÁGQ: Tại sao câu chuyện lại được diễn ra ở thị trấn nhỏ Kars?

OP: Nó nổi danh là một trong những thị trấn lạnh nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Và là một trong những nơi nghèo nhất. Đầu những năm 80, toàn bộ trang nhất của các tờ báo lớn đồng loạt nói về sự nghèo đói ở Kars. Ai đó tính rằng anh có thể mua toàn bộ thị trấn với mức giá đâu đó một triệu đô la. Không khí chính trị quá ngặt nghèo khi tôi muốn tới đó. Vùng ngoại ô thị trấn có dân số phần lớn là người Kurd, nhưng ở khu trung tâm là sự đan xen giữa người Kurd, người Azerbaijan, người Thổ và tất cả các nhóm khác. Đã từng có cả người Nga và người Đức. Có nhiều nhóm tôn giáo khác nhau như Shia và Sunni. Cuộc chiến chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chống lại du kích quân người Kurd diễn ra ác liệt đến mức du lịch đến đó là bất khả thi. Tôi biết mình không thể đơn giản tới đó với tư cách tiểu thuyết gia, vì vậy tôi đã hỏi nhờ biên tập viên của một tờ báo tôi có qua lại để xin thẻ thông hành để đến khu vực này. Ông ấy có sức ảnh hưởng và đã đích thân gọi cho thị trưởng và sếp cẩm để cho họ biết tôi sẽ đến.

Ngay khi đến nơi, tôi đã đến thăm thị trưởng và bắt tay sếp cẩm để họ không tóm tôi trên đường. Thực tế, vài cảnh sát ở đó không biết tôi và đã đưa tôi đi, dễ chừng với ý định tra khảo tôi. Lập tức tôi cho họ vài cái tên – tôi biết thị trưởng, tôi biết sếp cẩm… Tôi là một nhân vật đầy ám muội. Bởi mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ trên lý thuyết là quốc gia tự do, nhưng bất kỳ người nước ngoài nào cũng từng bị nghi ngờ cho tới khoảng năm 1999. Hy vọng là ngày nay mọi thứ dễ thở hơn.

Hầu hết con người và nơi chốn trong cuốn sách đều dựa trên bản sao có thực. Ví dụ, tờ báo địa phương bán được hai trăm năm mươi bản là có thực. Tôi đến Kars với một chiếc máy ảnh và máy quay. Tôi quay mọi thứ ở đó và sau này trở lại Istanbul cho bạn bè xem. Mọi người cho rằng tôi hơn điên. Có những chuyện khác thực sự đã diễn ra. Giống như cuộc đối thoại mà tôi mô tả về biên tập viên một tờ báo nhỏ, người nói với Ka những gì ông đã làm ngày hôm qua và Ka hỏi làm thế nào anh biết và anh ta tiết lộ rằng mình nghe từ bộ đàm của cảnh sát và cảnh sát đã theo dõi Ka mọi lúc. Đó là sự thật. Và họ cũng theo dõi tôi.

Phát thanh viên địa phương đưa tôi lên ti vi và nói, Nhà văn nổi tiếng của chúng ta đang viết một chuyên mục cho tờ báo quốc gia – đó là một việc vô cùng quan trọng. Các cuộc bầu cử cấp thành phố sắp diễn ra nên người dân Kars đã mở cửa chào đón tôi. Họ đều muốn nói gì đó với báo chí quốc gia, để chính phủ biết họ nghèo đến thế nào. Họ không biết rằng tôi sẽ đưa họ vào tiểu thuyết. Họ nghĩ tôi đưa những điều đó vào bài báo. Tôi phải thú nhận rằng chuyện đó thật cay đắng và tàn nhẫn đối với tôi. Mặc dù tôi cũng đang thực sự nghĩ đến việc viết một bài báo về chuyện đó.

Bốn năm trôi qua. Tôi đi đi về về. Có một quán cà phê nhỏ, nơi thỉnh thoảng tôi vẫn ngồi viết và ghi chú. Một người bạn nhiếp ảnh gia của tôi, người tôi đã mời đi cùng vì Kars là nơi tuyệt đẹp khi tuyết rơi, tình cờ nghe được cuộc trò chuyện trong quá cà phê nhỏ. Mọi người đang nói chuyện với nhau trong khi tôi viết ghi chú, rằng, Ông ta đang viết loại báo gì vậy? Đã ba năm rồi, đủ thời gian để viết một cuốn tiểu thuyết. Họ đã bắt được tôi.

ÁGQ: Phản ứng với cuốn sách ra sao?

OP: Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cả những người bảo thủ – hay Hồi giáo chính trị – và những người thế tục chủ nghĩa đều tỏ ra khó chịu. Không đến mức cấm sách hay xúc phạm tôi. Nhưng họ khó chịu và viết về nó trên nhật báo quốc gia. Những người thế tục chủ nghĩa khó chịu vì tôi viết rằng cái giá phải trả của việc trở thành người thế tục cấp tiến ở Thổ Nhĩ Kỳ là bạn quên mất rằng bạn cũng phải là một người dân chủ. Quyền lực của những người thế tục chủ nghĩa Thổ đến từ quân đội. Điều này phá hủy nền dân chủ và văn hóa Thổ khoan dung. Một khi quân đội lún quá sâu vào văn hóa chính trị, mọi người sẽ mất tự tin và dựa vào quân đội để giải quyết mọi vấn đề của họ. Người ta thường nói, Đất nước và nền kinh tế là một mớ hỗn độn, hãy kêu gọi quân đội dọn sạch nó. Nhưng ngay khi họ dọn xong, họ cũng phá hủy văn hóa khoan dung. Rất nhiều nghi can bị tra tấn; hàng trăm nghìn người bị bỏ tù. Điều này lại mở đường cho một cuộc đảo chính quân sự mới. Cứ mỗi mười năm lại một lần mới. Vậy nên tôi đã chỉ trích những người thế tục chủ nghĩa vì điều đó. Họ cũng không thích việc tôi mô tả những người theo chủ nghĩa Hồi giáo như thể là toàn nhân loại.

Những người Hồi giáo chính trị khó chịu vì tôi viết về một người Hồi giáo quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó chỉ là một đơn cử. Người Hồi giáo luôn nghi ngờ tôi bởi tôi không đến từ nền văn hóa của họ và bởi tôi có ngôn ngữ, thái độ và thậm chí cử chỉ của một người Tây hóa và của một người có nhiều đặc quyền. Họ có riêng người đại diện về những vấn đề đó và hỏi, Làm thế nào mà ông có thể viết về chúng tôi? Ông chẳng hiểu gì cả. Chuyện này tôi cũng đã bao quát trong các phần của tiểu thuyết.

Nhưng tôi không muốn cường điệu. Tôi đã sống sót. Tất cả họ đều đọc cuốn sách. Họ có thể tức giận, song đó là dấu hiệu của quan điểm tự do ngày càng tăng rằng họ chấp nhận tôi và sách của tôi như họ vốn dĩ. Phản ứng của người dân Kars cũng bị chia rẽ. Một số nói, Vâng, chính là như vậy. Số khác, thường là những người dân tộc chủ nghĩa Thổ, tỏ ra lo lắng khi tôi nhắc đến người Armenia. Ví dụ, một phát thanh viên truyền hình đã bỏ cuốn sách của tôi vào chiếc túi tượng trưng màu đen và gởi qua bưu điện cho tôi và nói trong một cuộc họp báo rằng tôi đang tuyên truyền cho người Armenia – dĩ nhiên chuyện đó thật phi lý. Chúng tôi có một nền văn hóa đầy giáo lý, dân tộc chủ nghĩa như vậy đấy.

ÁGQ: Cuốn sách có bao giờ trở thành một biểu tượng kiểu Rushdie không?

OP: Không, hoàn toàn không.

ÁGQ: Đó là một cuốn sách bi quan, ảm đạm vô cùng. Người duy nhất trong cả tiểu thuyết có thể lắng nghe từ mọi phía – Ka – cuối cùng lại bị mọi người khinh thường.

OP: Tôi có lẽ đã bi kịch hóa vị trí của mình với tư cách một tiểu thuyết gia Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù biết mình bị khinh thường nhưng ông ấy rất thích duy trì đối thoại với mọi người. Ông cũng có bản năng sinh tồn mạnh mẽ. Ka bị khinh thường vì họ coi ông giống như gián điệp phương Tây, đó là điều tôi bị nói nhiều lần.

Về sự ảm đạm, tôi đồng ý. Nhưng lối thoát là sự hóm hỉnh. Khi người ta nói nó ảm đạm, tôi hỏi họ, Nó có vui không? Tôi nghĩ có nhiều điều khôi hài trong đó. Ít nhất đó là ý định của tôi.

– Còn tiếp –

3V

Dịch từ bài viết gốc Paris Review – The Art of Fiction No. 187 (theparisreview.org)

Chuyện người cầm bút

Elvis Phương: Âm nhạc là sự lựa chọn duy nhất của tôi từ năm 16 tuổi

Ở tuổi này mà Elvis Phương còn nhớ và thuộc gần 100 bài hát thì cuộc đời, kỉ niệm của chính mình làm sao mà quên được.

Published

on

By

Dòng đời là những trang viết trải lòng của danh ca Elvis Phương về chính cuộc đời mình. Hơn 60 năm ca hát, Elvis Phương đã trải qua nhiều thăng trầm để được thành danh và đứng vững trên sân khấu cho đến tận ngày nay. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tâm tư của danh ca Elvis Phương xoay quanh Dòng đời, Bookish đã có buổi phỏng vấn độc quyền với nam danh ca.

Trong quyển hồi ký Dòng đời, Elvis Phương có nhắc đến việc cha mình cấm cản đi theo nghiệp ca hát. Vậy đến thời điểm nào, cha ông nguôi ngoai và chấp nhận việc ông theo đuổi ước mơ ca hát?

Hai năm sau khi Elvis Phương bị ba mình đuổi ra khỏi nhà thì một buổi tối sau khi đi hát xong, lúc trở về nhà nơi Elvis Phương đang mướn và ở cùng với ban nhạc thì thấy má của Elvis Phương ngồi sẵn trong nhà và bà nói: “Ba nói nhớ Phương và muốn con về nhà.” Thế là được trở về nhà. Vui sướng vô cùng vì biết rằng mình sẽ được tiếp tục hát để theo đuổi ước mơ dù má chả nói những điều như mình đã tự nghĩ nhưng cho trở về nhà là chắc cho đi hát rồi…

Được biết, ông là ca sĩ đầu tiên về nước, thời gian đầu, Elvis Phương nhận được tình cảm, sự đón nhận từ khán giả như thế nào? Ông có thể chia sẻ kỷ niệm ấn tượng với khán giả khi về Việt Nam?

Elvis Phương là một trong những ca sĩ về nước rất sớm; từ 1996 rồi 1998 để quay hai cuốn video nhưng mãi đến 2000 mới được hát live lần đầu vào ngày 20 và 21 tháng 5 năm 2000. Cả hai đêm hát đều sold out nhưng điều đáng nói nhất là tình cảm của khán thính giả dành cho Elvis Phương là động lực duy nhất khiến Elvis Phương quyết định mua nhà để được ở lâu dài và mãi đến tận hôm nay. Elvis Phương nhớ và nhớ rất rõ dư âm của hai đêm hát tại nhà hát Bến Thành lúc đó và sự yêu thương của khán thính giả đã làm Elvis Phương choáng ngợp sung sướng; có nhiều gia đình cả ba thế hệ đều đi xem Elvis Phương hôm đó. Sự bày tỏ lòng yêu thương của khán thính giả là một kỉ niệm đẹp cho lần trở về đầu tiên và được hát tại Việt Nam của Elvis Phương.

Ông từng mổ tim, cơn thập tử nhất sinh vào năm 1998, lúc đó ông cũng đã 53 tuổi. Nhưng tại sao, ông không lựa chọn cuộc sống an dưỡng mà tiếp tục sự nghiệp ca hát, hầu như ngày nào cũng đi hát?

Đối với Elvis Phương hát cũng giống như thở và mình phải cần thở mới được sống. Đúng vào tháng 5 năm 1998 Elvis Phương đã trải qua một cuộc giải phẫu tim phải nói là thập tử nhất sinh lúc đó. Elvis Phương đúng 53 năm tuổi mà dòng họ của mình từ ông nội, đến ba và người chú – em của ba – đều mất vào tuổi 53.

Phải nói là cuộc giải phẫu mười phần nguy hiểm nhưng khi được bình phục. Elvis Phương cảm thấy mình như được hồi sinh và niềm khao khát được hát lại cháy bỏng như những ngày đầu… Thế là hát và hát mãi đến tận bây giờ. Sự lựa chọn duy nhất của Elvis Phương từ lúc 16 tuổi đến ngày hôm nay: còn sống là còn hát.  

Sự nghiệp ca hát hơn 62 năm - một quãng đường dài và đồ sộ, khi viết cuốn hồi ký Dòng đời, làm sao ông có thể nhớ lại hết chi tiết cụ thể chuyện nhiều năm đã qua, sau đó xây dựng cấu trúc nội dung mạch lạc, tường thuật cho độc giả?

Elvis Phương không những nhớ một chuyện, mà cả trăm, cả nghìn câu chuyện. Vợ Elvis Phương hay đùa “phải chi Bố nhớ và giữ được tiền như những câu chuyện của đời Bố dù bao nhiêu năm đã trôi qua thì tốt biết mấy.”

Tài liệu và hình ảnh thì còn giữ được nhiều vô số kể. Bây giờ những lúc rảnh rỗi ngoài giờ đi hát thì Elvis Phương lại viết, lại ghi lại. Viết ra để làm gì? Chỉ biết viết vì kỉ niệm cả một đời đi hát thì nhiều quá; có những điều càng nhớ và viết ra thì thấy thú vị vô cùng. Ở tuổi này mà Elvis Phương còn nhớ và thuộc gần 100 bài hát thì cuộc đời, kỉ niệm của chính mình làm sao mà quên được.

Cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm. Khi viết xong quyển hồi ký Dòng đời và nhìn lại tất cả một cách hệ thống, ông cảm nhận điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống và sự nghiệp của mình? Chặng đường nào đối với ông là đáng nhớ nhất?

Đáng nhớ nhất là phải nhớ tất cả, vì cuộc đời ca hát của Elvis Phương thật là có quá nhiều thăng trầm. Đọc đi đọc lại Dòng đời, Elvis Phương vẫn thấy, vẫn cảm nhận trong cuộc sống và sự nghiệp của mình, tất cả những chặng đường đã trải qua đều quan trọng.

Có thăng, có trầm mới có Elvis Phương ngày hôm nay. Elvis Phương chưa bao giờ cảm thấy là mình không muốn hát và còn hát thì còn nhớ. Nhớ tất cả để cảm thấy cuộc đời mình còn thật nhiều may mắn. Điều gì cần nhớ thì phải nhớ thôi. Nhất là âm nhạc và những bài hát đã đi theo mình cả cuộc đời…

Cảm ơn những chia sẻ chân tình từ danh ca Elvis Phương. Chúc ông có thật nhiều sức khỏe dồi dào để tiếp tục thăng hoa với âm nhạc.

Danh ca Elvis PhươngMC Minh Đức tại buổi giao lưu, ra mắt sách Dòng đời ngày 9.9.2023
Danh ca Elvis Phương kí tặng bạn đọc tại buổi giao lưu, ra mắt sách Dòng đời ngày 9.9.2023
Đọc bài viết

Chuyện người cầm bút

Lê Nguyễn Nhật Linh: Chiến thắng vẻ vang nhất là khi ta vượt qua chính mình

Việc gì mình muốn làm thì hãy làm và làm với lòng nhiệt huyết hết sức có thể, đừng chờ đợi kết quả vì nhiều khi kết quả còn hơn cả mong đợi của mình. Có lòng, dốc sức thì sẽ được toại nguyện.

Published

on

Sáng ngày 27.8, tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi giao lưu cùng tác giả Lê Nguyễn Nhật Linh – chị đã có ba tựa sách do NXB Trẻ phát hành được tái bản nhiều lần: Đến Nhật Bản học về cuộc đời, Nín đi con, Giá ngày tháng ấy có người hiểu tôi.  

Nhắc đến Lê Nguyễn Nhật Linh, bạn đọc hẳn sẽ thường nhớ đến tác phẩm Đến Nhật Bản học về cuộc đời của chị. Quyển sách này đến nay đã đạt đến con số gần 30.000 bản in. Bên cạnh đó, chị Lê Nguyễn Nhật Linh còn là một nhà thiết kế kim hoàn rất thành công.

Quyết tâm trở thành người tốt vì đã được gặp nhiều người tốt

Tại buổi giao lưu, Nhật Linh không chỉ chia sẻ về những trải nghiệm xoay quanh tập tản văn Đến Nhật Bản học về cuộc đời mà còn có những chia sẻ sâu sắc về cuộc sống, tâm lý, con đường lập nghiệp và sáng tác. Một số bạn đọc đến tham dự tại buổi giao lưu chia sẻ rằng những dòng chị viết cả trên sách lẫn trên mạng xã hội đã đem lại những giá trị tích cực, trở thành nguồn động viên lớn với những ai đang trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.

Ở phần chia sẻ những cảm nhận về nước Nhật, Nhật Linh cho biết, đối với chị, năng lượng của nước Nhật là hòa khí. Năm 16 tuổi, lần đầu tiên đến Nhật, chị đã có một ước mơ và quyết tâm: chị muốn mình trở thành người tốt vì đã gặp được rất nhiều người tốt ở Nhật; tuy có những người chị chỉ có cơ hội được gặp họ một lần, nhưng chị vẫn nhớ mãi sự tử tế và ấm áp ở họ. Giai đoạn ấy, chị đã dốc hết lòng phấn đấu vì: “Khi đại diện cho một quốc gia đến một quốc gia khác, bạn sẽ muốn nỗ lực cố gắng nhiều hơn; bởi lẽ khi đó, sự phát triển của bản thân sẽ trở thành sự phát triển của quốc gia.”

Trước câu hỏi tại sao những trang viết của Nhật Linh chắt lọc rất nhiều trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống, có phải là do cuộc đời chị đã quá chông chênh, Nhật Linh chia sẻ rằng sự chông chênh đó không phải là câu chuyện của riêng chị. Bất cứ một người trẻ tự lập nào bước vào hành trình cuộc đời thì con đường đều sẽ có ít nhiều chông gai. Bản thân chị đã từng có những cột mốc nghĩ rằng mình trầm cảm. Vào năm đầu tiên học đại học, khi phải xa cha mẹ, quê hương – sự thay đổi môi trường đột ngột khiến chị chông chênh. Giai đoạn thứ hai là khi chị đi du học ở nước Nhật. Đây cũng là sự thay đổi môi trường nhưng ở mức độ tàn khốc hơn. Sự mất thăng bằng thường xuyên khiến chị cạn kiệt về năng lượng. Bây giờ – khi đã vượt qua và nhìn lại thời điểm đó – chị nhận ra rằng mỗi độ tuổi có một áp lực khác nhau và ta phải chiến đấu với nó. Nếu muốn sống một cuộc đời như mơ thì phải nỗ lực, mà bản thân sự nỗ lực vốn dĩ đã không phải là một điều đơn giản. “Khi chúng ta chiến đấu với chính mình và chiến thắng thì đó mới là chiến thắng vẻ vang nhất,” chị chia sẻ.  

Có lòng, dốc sức thì sẽ được toại nguyện

Bên cạnh Đến Nhật Bản học về cuộc đời, Lê Nguyễn Nhật Linh còn có một tác phẩm khác cũng đặc biệt không kém là Giá ngày tháng ấy có người hiểu tôi với đề tài về trầm cảm. Chị Linh cho rằng khi phải thường xuyên ở trong tình trạng không ai hiểu mình, người ta sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm. Bất kì ai cũng có thể rơi vào giai đoạn phải đối mặt với cảm giác không được thấu hiểu này. Nguyên nhân chỉ đơn giản là vì ta không thể chia sẻ với người khác. Khi cứ để tình trạng này tiếp diễn thì nếu ở mức độ nhẹ nhàng, ta sẽ thấy nó chỉ là một khối đá; còn nếu ở mức độ nặng nề, nó sẽ trở thành khối u. Và nếu không tìm cách thay đổi, ta sẽ rơi xuống đáy. Mỗi người lại có một cái đáy khác nhau. Ta phải luôn quan sát những cảm xúc của bản thân để ý thức được rằng những điều ấy có ổn không.

Để tháo gỡ cảm giác đó, chị Linh cho rằng rất khó đúc kết thành vài từ khóa ngắn gọn. Mỗi chúng ta là những thế giới khác nhau. Có những người chỉ vài ngày thôi là đã đi qua được một biến cố. Nhưng có những người lại mất cả vài tháng, hay thậm chí là vài năm. Không có một công thức chung nào cả, nhưng nếu chúng ta cố gắng giữ ý thức thấu hiểu bản thân thì sẽ tìm được cách tháo gỡ. Bước đầu tiên là phải đặt câu hỏi cho bản thân – đây là một hình thức tự trò chuyện với chính mình để tìm giải pháp. Nếu như đến chính ta còn không muốn nói chuyện với ta thì làm sao có thể trông mong người khác sẽ đến giúp ta giải quyết vấn đề.

Hãy đặt thật nhiều câu hỏi khi chúng ta mắc kẹt trong những vấn đề của bản thân. Nhưng cách đặt câu hỏi rất quan trọng. Khi biết cách đặt câu hỏi đúng thì ta mới có thể tìm được câu trả lời then chốt. Những câu hỏi nên có sự cân bằng giữa lí trí và cảm xúc; nếu là chuyện liên quan đến người khác thì cần tránh suy diễn mà cố gắng trực tiếp hỏi đối phương. Khi đã đến cái đích của sự rõ ràng, ta sẽ tránh được tình trạng rối tung rối mù. Sau đó là đến giai đoạn quyết định. Mọi quyết định của chúng ta đều có thể sai và đúng, không thể lúc nào cũng đúng được. Nhưng nếu đã quyết định sai thì hãy cố gắng học nhiều nhất từ cái sai đó. Quá trình này sẽ giúp ta hiểu được nhiều hơn về bản thân. Và một khi đã hiểu bản thân, ta sẽ có thể học được cách hiểu và giúp đỡ người khác.

Cuối buổi giao lưu, Nhật Linh bật mí rằng Đến Nhật Bản học về cuộc đời sẽ được dịch sang tiếng Nhật, dự kiến xuất bản ở Nhật vào cuối năm nay. Chị cũng đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ từ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình rằng: “Việc gì mình muốn làm thì hãy làm và làm với lòng nhiệt huyết hết sức có thể, đừng chờ đợi kết quả vì nhiều khi kết quả còn hơn cả mong đợi của mình. Có lòng, dốc sức thì sẽ được toại nguyện. Nếu không đặt trái tim mình vào công việc đã lựa chọn mà chỉ làm hời hợt qua loa thì sẽ không có kết quả như ý.”

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Chuyện người cầm bút

Kazuo Ishiguro: Lộ trình đọc cho người mới bắt đầu

Published

on

Nhà văn người Anh gốc Nhật Kazuo Ishiguro là một trong những tác giả Anh ngữ được giới chuyên môn đánh giá cao nhất hiện nay: cây bút 68 tuổi này đã hai lần được vinh danh trên tạp chí Granta chuyên đề Những tiểu thuyết gia trẻ nổi bật nhất ở Anh năm 1983 và 1993; và sau đó, hành trang của ông lần lượt có thêm giải Booker, Nobel, và tước hiệp sĩ.

Đối diện với văn nghiệp đồ sộ của Kazuo Ishiguro, hẳn không ít người băn khoăn nên bắt đầu đọc từ tác phẩm nào trước. Bài viết dưới đây được dịch từ The Guardian sẽ cung cấp cho người đọc một lộ trình hợp lí để khám phá thế giới của Kazuo Ishiguro.

Điểm xuất phát

Hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Ishiguro là Cảnh đồi mờ xámMột họa sĩ phù thế đều có mối liên hệ trực tiếp đến gốc gác Nhật Bản vốn ít nhiều đã trở nên xa lạ với nhà văn – gia đình ông chuyển đến nước Anh khi ông mới năm tuổi và ông không về thăm lại Nhật Bản trong suốt gần 30 năm, dù đến thời điểm đó ông đã là một tác giả có tiếng tăm. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều khai thác góc nhìn của Ishiguro về những con người chiêm nghiệm lại cuộc đời mình trong nỗi hoang mang, tiếc nuối, để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm.

Cả hai đều là tác phẩm chất lượng, cuốn sau có sự cải thiện so với cuốn đầu tiên, nhưng chính ở cuốn tiểu thuyết thứ ba cũng có cùng chủ đề mới thực sự đúng nghĩa là điểm khởi đầu để tiếp cận văn nghiệp của ông: tiểu thuyết Tàn ngày để lại.

Tàn ngày để lại kể câu chuyện về Stevens – một quản gia người Anh với tất cả mọi hàm nghĩa của từ này: tận tụy, chỉn chu, trung thành, và trên hết, luôn luôn có một ý thức mãnh liệt về phẩm giá nghề nghiệp. Mong muốn cải thiện chất lượng phục vụ tại dinh thự và chấm dứt những sa sút hiện tại, Stevens dấn thân vào một cuộc hành trình đi qua Miền Tây nước Anh. Mỗi chặng trên cuộc hành trình mở ra một cánh cửa nối về quá khứ, và dần dà hành trình ấy làm hé lộ những mất mát và nuối tiếc theo sau những ảo tưởng của một đời người.

Lạ lùng thay, Tàn ngày để lại vừa bi vừa hài, “vừa đẹp đẽ vừa tàn nhẫn,” như lời nhận xét của Salman Rushdie. Tác phẩm này đã thắng giải Booker và bản phim chuyển thể với sự góp mặt của ngôi sao Anthony Hopkins và Emma Thompson cũng được đánh giá là thành công khi có đến tám đề cử Oscar.

Ishiguro thừa nhận rằng ông đã viết cùng một cuốn tiểu thuyết đến những ba lần, để ngày càng tiệm cận hơn đến điều ông muốn truyền tải. Kết quả là một cuốn sách hoàn hảo về mọi mặt đã ra đời.

Chặng thử thách

Sau khi đã đạt được thành công với chủ đề vừa nêu trên, ở cuốn tiểu thuyết kế tiếp, nhân vật chính của Ishiguro không phải là một người nhìn về quá khứ nữa, mà đang ở giữa nguồn cơn hoang mang. Tiểu thuyết The Unconsoled kể về nhạc công Ryder, anh đến một vùng nào đó ở trung tâm châu Âu để tham dự một buổi hòa nhạc, nhưng rồi mọi thứ xung quanh anh lại biến hóa khôn lường. Nếu so sánh với ba tác phẩm đầu tiên của Ishiguro thì có thể nhận thấy cuốn tiểu thuyết này vận hành theo nguyên tắc của một giấc mơ vì thời gian, không gian và nhân dạng thường xuyên thay đổi. Những người đầu tiên đọc quyển sách này đã phải thất kinh, James Wood – cây bút phê bình của tờ The Guardian cũng nằm trong số đó – nhận xét rằng quyển sách này đã “tự mở ra một thể loại tồi tệ”. Nhưng đây cũng chính là tác phẩm thể hiện rõ ràng nhất quan điểm sâu sắc của Ishiguro về việc không ai trong chúng ta thực sự biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu; điều đó khiến nó càng mang dáng dấp của một kiệt tác hơn, với bầu không khí Kafka thời đương đại.

Tiểu thuyết ở giai đoạn hậu Nobel

Khi thắng giải Nobel năm 1948, nhà thơ TS Eliot từng phát biểu rằng: “Giải Nobel là một tấm vé tiễn người ta đến thẳng huyệt mộ của mình. Chẳng có ai làm thêm được gì cả sau khi nhận giải.” Ishiguro thắng giải Nobel Văn chương năm 2017; lúc đó, ông đã viết một bài diễn văn nhận giải dễ thương, khiêm tốn có nhan đề là My Twentieth Century Evening and Other Small Breakthroughs (Tạm dịch: Buổi xế chiều trong thế kỉ thứ hai mươi của tôi và những bước đột phá nho nhỏ khác). Năm kế tiếp sau đó, ông được phong tước hiệp sĩ.

Tiểu thuyết Klara and the Sun (Tạm dịch: Klara và Mặt trời) xuất bản năm 2021 không có dấu hiệu nào cho thấy rằng Ishiguro đã trở thành một người hữu danh vô thực hay một nhà hiền triết đạo mạo. Người kể chuyện lần này (toàn bộ tiểu thuyết của Ishiguro đều được viết ở ngôi thứ nhất) là Klara, một AI hoạt động dựa trên nguồn năng lượng mặt trời, cô ngây thơ nhưng trung thành, được mua về để dốc hết lòng chăm sóc cho một cô bé. Giống như những tác phẩm khác của Ishiguro, tiểu thuyết này cũng có văn phong trung tính, điềm tĩnh, không bao giờ đi thẳng vào những sự kiện được đề cập; tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể cảm nhận rõ những sự kiện ấy và thấy đau lòng. Một lần nữa, nó tạo ra dư chấn theo lối khác thường mà không một tiểu thuyết gia nào làm được ngoài Ishiguro.

Nếu như bạn chỉ có thể đọc một tác phẩm, đó sẽ là…  

Thoạt đọc qua nội dung, tiểu thuyết Mãi đừng xa tôi có vẻ như thuộc thể loại khoa học viễn tưởng: tác phẩm kể về những bản sao vô tính, được tạo ra chỉ với mục đích duy nhất là để hiến tạng cho đến chết. Tuy nhiên, câu hỏi cốt lõi được đặt ra là tất cả chúng ta phải chọn cách sống như thế nào khi đều biết rằng thời gian của ta là giới hạn và không ai thoát được án tử.

Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá trị Người của chính mình.

Hoàng Đức Nhiên dịch

Đọc bài viết

Cafe sáng