Trà chiều

Bài học đạo đức thâm sâu trong truyện cổ tích: Khi các cô gái kết hôn với quái vật

Published

on

Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái vật) là cuốn sách vừa ra mắt, tập hợp những câu chuyện cổ tích từ khắp nơi trên thế giới, khám phá sự khác lạ của mối quan hệ vượt ranh giới giống loài.

Trong cả hai phiên bản Người đẹp và Quái vật của Disney, giữa khung cảnh bộ đồ dùng làm bếp nhảy múa, nhạc đệm lãng mạn và điệu waltz ngất ngây, thật dễ dàng bỏ qua việc câu chuyện này kỳ lạ như thế nào. Đây là một câu chuyện – được kể lại bởi tập đoàn hùng mạnh nhất trong lĩnh vực giải trí dành cho thiếu nhi – về một cô gái phải lòng một con quái vật. Trong bản hoạt hình năm 1991, biểu cảm ngốc nghếch của Quái vật khiến hắn ta trông giống con người và đáng yêu hơn hẳn, giảm bớt sự kỳ quặc trên. Nhưng trong bản live-action năm 2017, tạo hình Quái vật lại vô cùng giống… một con quái thú.

Người đẹp và Quái vật bản hoạt hình năm 1991.

Người đẹp và Quái vật bản live-action năm 2017.

Trong bản gốc Người đẹp và Quái vật được phát hành năm 1740 bởi tiểu thuyết gia người Pháp Gabrielle-Suzanne Barbot de Villeneuve, Quái vật được mô tả là một loài lai tạp giữa voi và cá, với “vòi voi quấn quanh cổ”, “cơ thể nặng nề”, “tiếng loảng xoảng khủng khiếp phát ra từ bộ vảy” mỗi khi hắn di chuyển. Nhưng trong phiên bản chuyển thể nổi tiếng nhất – một phiên bản cô đọng dành cho trẻ em từ cựu giáo viên Jeanne-Marie Leprince de Beaumont, ngoại hình của Quái vật được nhường lại cho trí tưởng tượng của độc giả. De Beaumont chỉ nói rằng hắn ta trông “đáng sợ”, và Người đẹp đã phải run rẩy “trước ngoại hình kinh khủng của sinh vật này”. Quái vật có thể trông giống một con trâu nước, hoặc một con gấu, hay một con hổ; hắn ta cũng có thể được miêu tả như một ông già tầm thường, bản chất tốt bụng nhưng ngoại hình thì cực kỳ xấu xí. Đó chính là mục đích của câu chuyện.

De Beaumont luôn lồng ghép các bài học đạo đức mạnh mẽ vào đa số những câu chuyện của mình, và xuất bản chúng như một bản hướng dẫn giáo dục dành cho trẻ nhỏ. Bà không phải là người duy nhất làm vậy. Jack Zipes viết trong cuốn sách Fairy Tale as Myth/Myth as Fairy Tale năm 1983: “Truyện cổ tích không thể trở nên phổ cập, trừ khi chúng hoàn toàn nhất quán với các nguyên tắc cơ bản về cách nam giới trong xã hội tìm cách sắp xếp mối quan hệ để thoả mãn mong muốn và nhu cầu của họ.” Thật vậy, như Maria Tatar đã chỉ ra trong phần giới thiệu tuyệt vời về tuyển tập mới Beauty and the Beast: Classic Tales About Animal Brides and Grooms From Around the World (Người đẹp và Quái vật: Những câu chuyện kinh điển về những cô dâu và chú rể động vật trên khắp thế giới), câu chuyện về Người đẹp và Quái vật vốn dành cho những cô gái có thể bị áp đặt vào những cuộc hôn nhân sắp đặt. Người đẹp bị cha mình trao đổi để nhận lại sự an toàn và của cải, và bị gửi đến sống với một người lạ đáng sợ. Tatar giải thích câu chuyện của De Beaumont nhấn mạnh sự cao quý trong hành động hy sinh thân mình của Người đẹp, đồng thời khiến độc giả phấn khích “vì một mối quan hệ đòi hỏi sự đè nén mong muốn của bản thân và phục tùng ý chí của một con quái vật.”

Nhưng Người đẹp và Quái vật cũng là một bổ sung tương đối hiện đại cho nhiều điển tích có từ hàng ngàn năm trước: những câu chuyện về con người phải lòng động vật. Những ví dụ đặc trưng đến từ Ấn Độ, Iran, Na Uy và Ireland; Tatar liệt kê những câu chuyện về vua ếch, công chúa chim, cô dâu chó, và chồng là chuột muskrat. Về cơ bản, mỗi câu chuyện là một biểu hiện cho sự lo ngại về hôn nhân và các mối quan hệ – về tính thú của các giới, và sự xa lạ giữa đàn ông và phụ nữ. Có một số câu chuyện, như Người đẹp và Quái vật, cảnh báo về sự phù phiếm hoặc độc ác. Nhưng nhiều câu chuyện chỉ đơn giản minh hoạ cho sự thôi thúc cơ bản của con người – phổ biến trong các nền văn minh – là sử dụng các câu chuyện để giải nghĩa cuộc sống.

*

Tatar viết: “Người đẹp và Quái vật là câu chuyện về sức mạnh của sự đồng cảm”, nhưng là một câu chuyện tăm tối và xạ lạ. Ngấm ngầm bên trong nó là nhiều quan ngại liên quan đến cấu trúc xã hội và cảm xúc hôn nhân: sợ hãi đối phương, không muốn rời xa gia đình, sợ thay đổi bản thân trong một mối quan hệ mới. Câu chuyện của De Beaumont “phản ánh mong muốn chuyển đổi những câu chuyện cổ tích từ vai trò giải trí thành những câu chuyện ngụ ngôn về hành vi tốt, là phương tiện để truyền dạy và khai sáng cho trẻ em về các đức tính tốt và giáo dục tốt.” Ngoại hình quyến rũ của Người đẹp kết hợp hoàn hảo với đức hạnh và lòng vị tha của cô, điều này tương phản với sự phù phiếm, tham lam và gian ác của các chị em cô.

Khi bố của Người đẹp lên đường để bắt kịp chuyến tàu vừa cập cảng, ông hỏi các cô con gái của mình muốn quà gì. Những người chị em của Người đẹp yêu cầu quần áo và đồ trang sức khác; Người đẹp, vì không muốn gây phiền hà cho cha mình hay làm xấu mặt các chị em mình, chỉ yêu cầu duy nhất một bông hoa hồng – thứ sẽ định hình số phận của cô. Cha của cô bị ngã ngựa và được dẫn lối vào ngôi nhà bí ẩn không người ở, nơi ông được cho ăn và nghỉ ngơi. Vào buổi sáng, ông nhớ tới việc phải ngắt một bông hồng cho Người đẹp, nhưng hành động không kiêng nể của ông đã triệu hồi Quái vật, kẻ đã kết án tử hình cho ông, nhưng lại cho phép cha của Người đẹp gửi một trong những cô con gái của mình đến chết thay.

Người đẹp, dĩ nhiên, hy sinh bản thân mình. “Con thà bị con quái vật đó nuốt chửng còn hơn chết vì đau buồn khi phải mất cha.” Hành động của cô đã nói với độc giả rằng việc “cứu” gia đình mình bằng cách bước vào một hôn nhân sắp đặt là hành vi cao cả, đồng thời chuẩn bị cho họ tinh thần hy sinh chính bản thân mình trong một viễn cảnh tương tự. Tatar viết: “Khát khao vật chất và leo thang xã hội thúc đẩy các bậc cha mẹ giao con gái của họ cho loài cầm thú, và các câu chuyện phản ánh hành vi này như là tập quán xã hội của thời kỳ xa xưa. Nhiều cuộc hôn nhân sắp đặt khiến ta có cảm giác như bị trói vào tay một con quái vật.”

Tương tự, nhiều câu chuyện trong tuyển tập của Tatar là “huyền thoại khởi đầu” – các câu chuyện kể về những nghi lễ đa dạng khi bước vào tuổi trưởng thành, cho dù bằng cách giết rồng, hành trình qua các quốc gia hay giao ước với những linh hồn kỳ lạ và không đáng tin cậy. Trong Cupid và Psyche, Psyche bị ép kết hôn với một con quái vật, và nàng bị cấm nhìn thấy gương mặt hắn ta. Hàng đêm, hắn ta làm tình với nàng trong bóng tối. Nhưng các chị em của nàng (cũng là những kẻ nhiều chuyện quỷ quyệt) thuyết phục nàng dùng một ngọn đèn để nhìn trộm, lúc đó nàng phát hiện hóa ra đó là thần Cupid, “người đẹp trai và quyến rũ nhất trong các vị thần”. Tuy nhiên, hậu quả của việc bất chấp quy tắc của nàng thật là thảm khốc. Thần Cupid biến mất, và Psyche phải vượt qua những nhiệm vụ bất khả thi để chứng minh giá trị của mình với Venus, người mẹ độc đoán của Cupid.

Amore e Psiche bởi Giuseppe Crespi, cảnh Psyche dùng ngọn đèn để nhìn trộm Cupid.

Trong một câu chuyện của người Ghana, Tale of the Girl and the Hyena-Man (Câu chuyện về cô gái và chàng linh cẩu), một cô gái trẻ tuyên bố cô sẽ không lấy người chồng mà cha mẹ đã chọn. Thay vào đó, cô ấy chọn một người lạ, “một chàng trai trẻ, có sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời”. Thật không may, anh ta hoá ra là một con linh cẩu giả dạng – gã đã đuổi theo vợ mình khi cô biến mình thành một cái cây, sau đó là một vũng nước, sau đó là một hòn đá. Câu chuyện kết thúc ngắn gọn: “Truyền thuyết về cuộc phiêu lưu của cô được truyền lại cho tất cả mọi người, và đó là lý do tại sao cho đến ngày nay phụ nữ không được phép tự chọn chồng cho mình và đó cũng là lý do tại sao trẻ em cần học cách vâng lời người lớn tuổi.”

Những câu chuyện cảnh báo phụ nữ về hiểm nguy của quyền tự quyết và hậu quả của sự tò mò không kiểm soát cũng phổ biến tương tự những câu chuyện khuyên răn các chàng trai về thói hoang dại hiển nhiên của đàn bà. Khi cô dâu là động vật, họ biến thành người nội trợ đảm đang và có năng lực, nhưng thú tính vẫn còn trong họ. Trong The Swan Maidens (Tiên nữ thiên nga), một thợ săn bắt gặp một nhóm phụ nữ trẻ đang tắm trong hồ sau khi trút bỏ áo choàng làm từ lông vũ. Anh ta giấu đi một chiếc áo choàng, khiến một trong những thiếu nữ bị mắc kẹt trong hình dạng con người, bất lực nhìn những người chị em của mình hóa thiên nga bay về trời. Người thợ săn kết hôn với cô; họ có hai đứa con và sống hạnh phúc bên nhau, nhưng một ngày nọ, khi cô tìm thấy chiếc áo choàng lông vũ bị giấu đi, cô lập tức mặc nó vào và trở lại hình dạng thiên nga, bay đi và bỏ rơi chồng con mình.

Tiên nữ thiên nga dường như nói lên mong muốn bẩm sinh của phụ nữ, cũng như cảm giác trung thành và tình thân đối với bộ tộc nguyên thuỷ của một người. Nó cảnh báo độc giả nam về sự khác biệt tiềm ẩn trong phụ nữ, những người từ lâu được quy là quá gần gũi với thiên nhiên, quá hoang dã. Nhưng nó cũng làm sáng tỏ những gì Tatar miêu tả là “bản chất áp bức bí mật của hôn nhân, với nhiệm vụ trong nom và nuôi dạy con cái. Những cô dâu động vật là những người bạn đời tuyệt vời khi đảm nhận nhiệm vụ trong gia đình, nhưng có một cái giá phải trả: Họ không được phép nắm giữ chìa khoá tự do của mình.

*

Rất nhiều yếu tố nguyên sơ và cảnh báo trong truyện cổ tích được Angela Carter đề cập hoặc lật tẩy trong The Bloody Chamber (Căn hầm đẫm máu), một tuyển tập truyện năm 1979 lấy cảm hứng từ truyện dân gian. Trong tiêu đề câu chuyện, nhân vật nữ chính bán mình cho cuộc hôn nhân, bỏ qua những nghi ngờ của mẹ cô; sau đó cô “rời đi Paris, rời xa thời con gái, rời xa không gian yên tĩnh trắng muốt trong căn hộ của mẹ tôi để đến đất nước không thể đoán được về hôn nhân.” Cuối hành trình là người chồng người mà thực sự là một con quái vật – không phải một con thú mà là một kẻ sát hại phụ nữ hàng loạt. Cuối cùng nhân vật nữ chính không phải được cứu bởi một người đàn ông mà bởi người mẹ liều lĩnh, dũng cảm và nổi loạn của cô.

Những cạm bẫy đạo đức trong truyện cổ tích tràn ngập trong các câu chuyện của Carter, nhưng bà từ chối tuân theo các quy ước của họ. Trong Căn hầm đẫm máu, Carter đã tạo nên một câu chuyện ngụ ngôn nữ quyền, riêng biệt và chứng minh rằng ngay cả những mô hình kể chuyện lâu đời nhất cũng có thể được điều chỉnh để phù hợp với những trải nghiệm vào lo lắng đương thời.

Hết.

Lalijade lược dịch.

Bài viết gốc The Dark Morality of Fairy-Tale Animal Brides được thực hiện bởi Sophie Gilbert, đăng tại The Atlantic.

Ảnh đầu bài: Minh họa Người đẹp và Quái vật, 1913 bởi Warwick Goble

*

Có thể bạn sẽ thích



Trà chiều

Sứ Đoàn Iwakura đạt Giải thưởng sách Quốc Gia 2024

Published

on

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, nhà khoa học và người làm công tác xuất bản.

Tối ngày 29.11.2024 tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII, tác phẩm Sứ Đoàn Iwakura - Chuyến Tây Du Khảo Cứu Nhằm Canh Tân Nhật Bản Thời Minh Trị (Ian Nish biên soạn, Nguyễn Hoàng Mai - Nguyên Tâm dịch) hân hạnh được vinh danh giải Khuyến khích.

Sứ Đoàn Iwakura là tác phẩm nghiên cứu tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây. Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Sách dày 427 trang, gồm 11 chương tổng hợp các bài viết của Ian Nish và 12 chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế khu vực Nhật Bản và Đông Á. Tám chương đầu, độc giả sẽ cùng phái đoàn đi qua tám cường quốc từ Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Thụy Điển và Italy. Bản ghi chép của những học giả góp phần tái hiện hành trình tìm kiếm “văn minh khai sáng” của sứ đoàn Iwakura tại trời Âu dưới góc nhìn của người phương Tây. Ba phần còn lại trong ấn phẩm là bài phân tích, nhận định của chuyên gia lịch sử, đánh giá tình hình nước Nhật sau chuyến công du.

Để hiểu thêm về một lát cắt lịch sử quan trọng của Nhật Bản, cũng như đọc thêm về chuyến đi được mệnh danh là “Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật”, mời bạn tìm đọc sách tại đây hoặc tại hệ thống các nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Đọc bài viết

Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam đồng hành cùng các bạn học sinh tham gia cuộc thi ‘F1 in Schools’

Published

on

F1 in Schools là một giải đấu mang tính giáo dục, cạnh tranh toàn cầu do Formula One kết hợp với chương trình quốc tế STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Giải đấu được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học với mục đích giới thiệu kỹ thuật cho những người trẻ tuổi trong một môi trường thú vị. Mỗi đội thi (từ 3 - 6 học sinh) phải thiết kế và chế tạo một chiếc xe đua Công thức 1 cỡ nhỏ từ Khối mô hình F1 chính thức bằng các công cụ thiết kế CAD/CAM.

Năm 2024, ADUA Racing - đội bao gồm các học sinh cấp 2 của trường British International School Ho Chi Minh City đã vinh hạnh giành được cơ hội tham gia vòng chung kết cuộc thi F1 in Schools ở Dubai, Ả Rập Saudi. Đây là đội duy nhất đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết năm nay.

Những nỗ lực rèn luyện, khả năng sáng tạo, tư duy học tập đáng ngưỡng mộ của các em học sinh trong giải đấu này phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi mà Nhà Sách Phương Nam luôn muốn đem lại cho các bạn đọc và khách hàng trên toàn quốc.

Vì vậy, Nhà Sách Phương Nam hân hạnh trở thành nhà tài trợ đồng hành cùng đội thi ADUA Racing trên hành trình vươn ra thế giới. Nhà Sách Phương Nam hy vọng nỗ lực này sẽ góp phần ươm mầm cho những tài năng tương lai, khuyến khích người trẻ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Nhà Sách Phương Nam luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà Sách Phương Nam vẫn luôn nỗ lực trên hành trình kết nối bạn đọc đến với thế giới tri thức thông qua những cuốn sách hay và các hoạt động ý nghĩa.

Cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả và khách hàng đã tạo điều kiện để Nhà Sách Phương Nam tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ trên những chặng đường đầy ý nghĩa trong tương lai.

Đọc bài viết

Trà chiều

Sự kiện giao lưu & ký tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

Published

on

Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book phối hợp cùng tác giả Anh Khang tổ chức sự kiện giao lưu và ký tặng vào lúc 16g00, thứ Bảy ngày 16.11.2024 tại sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM).

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành là tác phẩm kỷ niệm hơn một thập kỷ viết văn của tác giả Anh Khang. Anh gọi đây là một “cuốn sách làm lành” – thay vì “chữa lành” như cách gọi thường thấy trong xã hội hiện đại. Tác phẩm được chia làm hai phần, mở đầu bằng “Độc thoại” với những dòng tư lự đơn lẻ như tự trấn an “đứa trẻ bên trong đang ăn vạ trên đường trưởng thành”, rồi sang đến “Đối thoại” là những lời tâm can san sẻ cùng Gen Z lẫn Gen Z(à) để tìm sự ủi an. Mỗi câu, mỗi lời tâm tình thủ thỉ đều quá đỗi chân thành, như chính lời tác giả tự nhận thì đây “chính là những ghi chép trong lúc ‘khóc một trận đã đời’, rồi từ nay, chỉ nhìn về phía trước”.

Kể từ khi xuất bản tác phẩm đầu tay Ngày trôi về phía cũ… vào năm 2012, đến nay Anh Khang đã trở thành “tác giả triệu bản” với nhiều tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Anh còn được bạn đọc thương tặng tên gọi “nhà văn của những nỗi buồn tuổi trẻ” vì những chia sẻ sâu sắc và đầy cảm thông trong từng trang sách. Sách Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành đánh dấu sự trở lại của Anh Khang sau 4 năm tạm vắng mặt trên văn đàn, đồng thời cũng là món quà tri ân dành tặng cho thế hệ độc giả đã trưởng thành cùng những bài viết của anh.

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành – tác phẩm mới nhất của tác giả Anh Khang do Phương Nam Book liên kết xuất bản.

Đến với sự kiện giao lưu và ký tặng, độc giả sẽ có cơ hội trò chuyện cùng nhà văn Anh Khang và lắng nghe anh chia sẻ về những thăng trầm trong quá trình sáng tác cuốn Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành. Đặc biệt, sự kiện còn chào đón sự góp mặt của ca sĩ - nhà văn Hamlet Trương.

Giao Lưu & Ký Tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

  • Thời gian: 16:00 – Thứ bảy, ngày 16.11.2024
  • Địa điểm: Sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM)
  • Vào cửa tự do

Về tác giả: Quách Lê Anh Khang

  • Công việc chính là làm báo, công việc phụ là làm mệt mình bằng những cảm xúc đa mang. Mọi nghề nghiệp đã và đang làm như phóng viên, biên tập viên, PR, MC... đều có vẻ khá nghiệp dư, nhưng lại rất chuyên nghiệp trong vai trò làm “người độc thân nhạy cảm”.
  • Ngày sinh: 11/8
  • Cung Hoàng đạo: Sư Tử (Leo)
  • Cử nhân khoa Báo chí & Truyền thông – Đại học KHXH&NV TP.HCM
  • Sách đã xuất bản:
    • Ngày trôi về phía cũ... (2012)
    • Đường hai ngả, người thương thành lạ (2013)
    • Buồn làm sao buông (2014)
    • Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em (2015)
    • Thương mấy cũng là người dưng (2016)
    • Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh (2017)
    • Người xưa đã quên ngày xưa (2018)
    • Những năm tháng đó, có tôi yêu người (2019)
    • Thả thính chân kinh (2020)
    • Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành (mới xuất bản – năm 2024)
Đọc bài viết

Cafe sáng