Trà chiều

Truyện cổ tích và sự khác biệt trong cách các nền văn hóa nhìn nhận thế giới

Cho dù chúng ta có nhận ra hay không thì những câu chuyện thuở nhỏ, đặc biệt là truyện cổ tích, trở thành khuôn mẫu để ta phân định cấu trúc truyện thành công là như thế nào.

Published

on

Hôm nay là Lễ Giáng Sinh, và tôi đang ngồi đây đọc đến ba quyển sách cho đứa con trai sáu tuổi trước khi nó đi ngủ. Trong đó, có một quyển truyện Nhật Bản mà tôi chưa từng đọc, nói về thế giới của chú mèo trắng tinh nghịch mang tên Nontan.

Trong Nontan! Santa kìa!, Nontan khởi đầu hành trình trong đêm đầy tuyết, cầm theo chiếc tất Nô-en với hy vọng gặp Ông Già Tuyết và mau chóng nhận được món quà cậu mong muốn: một chiếc xe đồ chơi màu đỏ. Bên ngoài căn nhà của ba chú thỏ bạn cậu (những người đang ngủ ngon lành), Nontan thấy được Santa! Nhưng ông già Nô-en lại là một chú thỏ. Nontan được chỉ rằng cậu phải tìm ra ông già Nô-en cho mèo, vì ông già Nô-en thỏ không được phép tặng bất cứ thứ gì cho loài mèo. Bên ngoài căn nhà của bạn gấu (cũng đang ngủ say), Nontan lại tìm thấy Ông già Nô-en, nhưng tất nhiên, ông già này là dành riêng cho gấu mà thôi.

Nontan nhỏ bé lê bước mệt nhọc trong bộ quần áo ngủ, tay cầm chiếc tất Giáng sinh, và bầu trời nhanh chóng tràn ngập ông già Nô-en bay vụt qua. Trong cơn mê sảng do giảm thân nhiệt (tôi đoán thế), Nontan thấy một Santa cá vàng bơi trong bể cá trên chiếc xe tuần lộc. Có Santa tuần lộc, Santa rắn (được kéo bởi hai con rắn khác), Santa cua (được kéo bởi một con rùa), Santa nhện (đi nhờ xe của Santa người) và thậm chí cả mụ phù thủy Halloween cũng bay dạo một vòng. Nhưng chẳng có Santa mèo. Nontan nhanh chóng ngủ quên dưới một tán cây, trong khi tuyết tiếp tục rơi. Thế giới thật lạnh lẽo với một chú mèo nhỏ bị lạc trong đêm tuyết.

Tất nhiên ở phương Tây chỉ có một ông già Nô-en mà thôi (không tính ông già Nô-en trong siêu thị). Nhưng con trai của tôi, từ nhỏ đã được nghe những câu chuyện từ cả phương Tây và phương Đông, không có vấn đề gì với tình tiết lạ lùng này. Đó chỉ đơn thuần là một câu chuyện. Có một thể loại truyện khác, lấy bối cảnh Nhật Bản, trong đó thứ này luôn biến thành hàng trăm thứ khác nhau; nơi động vật, đôi lúc cả đồ ăn trong tủ lạnh, có thể nói chuyện, và mạch truyện không cần phải đi theo những xu hướng tuyến tính thông thường. Đây không phải là lần đầu tiên tôi nhận thấy: chúng ta đã mặc định phương hướng phát triển của mạch truyện từ khi còn rất nhỏ. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không thì những câu chuyện thuở nhỏ, đặc biệt là truyện cổ tích, trở thành khuôn mẫu để ta phân định cấu trúc truyện thành công là như thế nào, và cấu trúc nào sẽ khiến độc giả cảm thấy thỏa mãn.

*

Tôi đã nghĩ rất nhiều về cách chúng ta tiếp thu các câu chuyện. Trong những năm tôi hai mươi, tôi từng nhận lá thư từ chối từ nhà xuất bản cho một bản thảo (mà bây giờ tôi hy vọng không ai đọc được nó). Lá thư có những cụm từ như “trở thành một nhà văn tốn rất nhiều thời gian”, và “có lẽ cô nên cân nhắc đến trường học hỏi.” Cô ấy cũng đề nghị tôi nên đọc The Writer’s Journey (tạm dịch: Hành trình của một nhà văn) của Christopher Vogler.

Tựa đề The Writer’s Journey được lấy cảm hứng từ quyển The Hero With a Thousand Faces (tạm dịch Người anh hùng với 1000 khuôn mặt) của Joseph Campbell, xuất bản năm 1949. Quyển sách sử dụng trường phái tâm lý học của Carl Jung để minh họa cho lý thuyết tất cả các thần thoại về cơ bản đều là một. Nhân vật chính – người anh hùng – vượt qua khó khăn trong hành trình tìm được chính mình. Ẩn chứa trong những truyền thuyết này là bí quyết hữu dụng để tiêu diệt những con rồng ẩn dụ, chế ngự Medusa (hoặc có lẽ là làm thế nào để ngay từ đầu không biến thành Medusa), và vì sao bạn không nên yêu mẹ mình nhiều quá. George Lucas ghi nhận Joseph Campbell là người đã truyền cảm hứng để ông thêm thắt những yếu tố thần thoại vào Chiến tranh giữa các vì sao, ám chỉ rằng câu chuyện của Luke và Jedi không chỉ là một bộ phim hoạt hình thứ bảy đóng gói trong dạng thức điện ảnh – bom tấn khoa học viễn tưởng này có nội dung sâu sắc hơn thế. 

The Writer’s Journey khuyến khích các nhà văn phải hiểu phương hướng kiểu mẫu của truyền thuyết để viết nên những câu chuyện hoàn hảo, kết nối được với độc giả (và sẵn tiện kiếm bội tiền). Vogler giải thích rằng quyển sách của ông là lời nhắn nhủ nội bộ đến những công ty làm phim, và nó là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự trỗi dậy của phim Disney vào cuối thập niêm 80 của thế kỉ XX, một quá trình bắt đầu bằng Nàng tiên cá, và đạt đỉnh cao gần đây nhất là Chiến tranh những vì sao: Thần lực thức tỉnh

Vì vậy, tôi đọc The Writer’s Journey. Tôi đọc về Sự Từ Chối Lời Kêu Gọi (The Refusal of the Call – việc nhân vật chính thoạt tiên từ chối không can dự dù sứ mệnh đã xuất hiện), và nếu bạn đã xem bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao mới đây, bạn sẽ thấy nhân vật Rey cũng trải qua Sự Từ Chối này. Tôi đã đọc về Vị Cố Vấn Thông TháiCon Đường Đi Đến Nội Tâm Trong Nhất. Tôi đọc về cách làm thế nào, trong những câu chuyện nổi tiếng, người anh hùng kết thúc cuộc hành trình và nhận được cái mà Vogler gọi là Phần Thưởng. Chỉ khi người anh hùng hoàn thành cuộc hành trình, người đọc mới được trải nghiệm cái cảm xúc mà Aristotle gọi là “sự thở phào”. Một câu chuyện chỉ thành công khi có được sự đồng cảm từ độc giả. Ta đã được trải nghiệm cảm giác đó khi E.T. về nhà (E.T.) và khi Rose sống sót qua thảm hoạ và thay đổi theo hướng tích cực hơn từ những trải nghiệm trên tàu Titanic (Titanic).

Khi Vogler viết rằng một câu chuyện thành công sẽ kích hoạt phản ứng cơ thể, tôi hiểu ý ông ấy. Ai mà không hiểu chứ? Ai mà không từng ngồi hàng giờ trước TV, xem một bộ phim làm thay đổi cảm xúc của bạn. Mặt khác, một số bộ phim và tiểu thuyết, vì lý do gì đó, có cảm giác như đang cố thao túng cảm xúc của khán giả. Vào những năm tôi hai mươi, tôi rất bực bội với những tiểu thuyết kết thúc bằng A) cái chết của ai đó và B) một em bé vừa chào đời. Không may là mọi thứ từ Fried Green Tomatoes (tạm dịch Cà chua xanh chiên) cho đến Cold Mountain (tạm dịch Núi lạnh) đều đi theo cấu trúc này. Tất nhiên là phải có em bé! Nếu tôi muốn dành thời gian cho một trải nghiệm được thiết kế để buộc tôi đẩy cảm xúc theo phương thức gượng ép nào đó, thà tôi uống thuốc ngủ Ambien.

Đồng thời, tôi cũng không muốn đọc một quyển sách mà tác giả cố ý tạo ra những tình huống không thể đoán trước được. Đã có một thời thịnh hành xu hướng giết chết nhân vật được yêu thích. Ai mà quên được người hâm mộ đã điên tiết như thế nào với bộ phim khoa học viễn tưởng Serenity (tạm dịch Tĩnh lặng) khi một tia sáng đi lạc cắt đôi nhân vật Wash một cách thô bạo? Cái chết của Wash không giống như một điều cần thiết cho mạch truyện, mà giống như biên kịch hả hê nói “Nhìn những gì mà tôi có thể làm này! Tôi có thể phá vỡ dự đoán của các bạn!” Tất nhiên là vào năm 2016, một nhân vật được yêu thích như Han Solo phải chết thôi. 

Tôi ngờ rằng, nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn cũng là một độc giả vừa cẩn trọng mà vừa mạo hiểm tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ. Bạn cũng đang đồng thời tìm một câu chuyện giống một câu chuyện, nhưng không phải là bản sao của những thứ bạn từng đọc trước đây. Bạn muốn được chìm đắm, muốn được thấy cảm động. Bạn muốn sự chân thật. Và tất nhiên, bạn muốn câu chuyện phải có hiệu quả.

*

Một phần tuổi thơ của tôi trải qua ở Nhật; mẹ tôi dẫn tôi đến đây mỗi mùa hè. Trong khi tôi chỉ được phép xem TV hai giờ một tuần ở Mỹ (bố mẹ tôi cực kì tin vào xếp hạng phim), ở Nhật tôi được phép xem TV bao lâu cũng được, với lý do là nó sẽ giúp tôi cải thiện tiếng Nhật. Vì vậy tôi xem quên trời. Đôi lúc tôi sẽ thấy thứ gì đó trên TV gây sự chú ý sâu sắc, kích thích trí tưởng tượng và tình yêu của tôi, nhưng đồng thời cũng khiến tôi khóc lóc nhiều đến nỗi mà mẹ phải ngồi hàng giờ, cố gắng an ủi tôi vì sự bất công hay là cái kết bi kịch trong phim; bà càu nhàu về cái nền văn hoá của chính bà đã tạo ra cái kết buồn thảm thiếu trách nhiệm như vậy. Bởi vì ở Nhật Bản, các câu chuyện có thể buồn một cách tuyệt vọng, không thể cứu vãn được. Ma quỷ có thể chiến thắng nhân loại. Người ta còn quan hệ tình dục trên TV và còn hở cả ngực. Những câu chuyện này – hay chính cuộc đời – đầy những âu lo, nhưng cũng màu sắc hơn, như thể chỉ việc sống trong phim truyền hình Nhật còn can đảm hơn ở nhà. Nhưng nó không phải là một sự âu lo giả tạo. Sống trong một thế giới vừa năng động vừa tràn ngập nguy hiểm, hậu quả là những người vô tội vẫn đang phải chịu đựng khổ đau hàng ngày.

Trong hai thập kỷ qua, thật thú vị khi chứng kiến sự thăng hoa của phim hành động Hong Kong và phim hoạt hình Nhật Bản, hay manga và anime, đặc biệt tại thị trường phương Tây. Đi kèm theo đó là sự nổi lên của một vài tiểu thuyết gia, điển hình là Haruki Murakami. Tôi nghĩ một bộ phận độc giả thích chúng là bởi vì cái cách tiếp cận câu chuyện rất “mới mẻ”.

Ví dụ như trong phim Spirited Away (Vùng đất linh hồn), cô bé nữ chính Chihiro đột nhiên bị chia tách với bố mẹ, lạc vào một thế giới khác, đầy các vị thần và các sinh vật vô hình thích tụ tập trong nhà tắm công cộng. Để quay về với bố mẹ, Chihiro phải làm việc cho nhà tắm này. Đường về nhà thì còn vòng vèo hơn cả Dorothy tìm đường về Kansas (Phù thuỷ xứ Oz). Dorothy biết rằng mình phải diệt hai trong số bốn bà phù thuỷ (tất nhiên là phù thuỷ tốt phải đẹp, và phù thuỷ xấu người thì cũng xấu bụng nốt), sau đó phải gặp Thầy Phù Thuỷ nữa. 

Đường về nhà thì không rõ ràng như vậy với Chihiro. Trong lúc làm việc ở nhà tắm, Chihiro gặp bà chủ Yubaba với cái mũi to, cái đầu quá khổ và nếp nhăn đầy mặt. Thoạt tiên, trông bà hệt như định nghĩa về mụ phù thuỷ xấu xí trong truyện cổ tích thường thấy. Nhưng khi bộ phim tiếp diễn, người ta càng ngày càng mơ hồ, liệu Yubaba có thật sự độc ác không? Khi em gái sinh đôi của bà, Zeniba xuất hiện, cùng những đặc điểm này lại tạo cảm giác ấm áp giống bà ngoại. Người lớn tuổi, với ngoại hình của họ, có thể dễ dàng đóng cả hai vai như Zeniba và Yubaba. Sự linh hoạt này xuất hiện rất thường xuyên trong những câu chuyện Nhật Bản (vậy nên ông già Nô-en ở trong thế giới của Nontan mới có vô số hình dạng như vậy). Còn chúng tôi, những người phương Tây thì chỉ mới bắt đầu được trải nghiệm điều này thôi. 

Khoảng một thập kỉ trước, tôi bắt gặp một quyển sách, một sự bổ trợ tuyệt vời cho The Writer’s Journey. Quyển The Japanese Psyche: Major Motifs in the Fairy Tales of Japan (tạm dịch Tâm thức Nhật Bản: Các mô-típ phổ biến trong truyện cổ tích Nhật) của tác giả Hayao Kawai, nghiên cứu các truyện cổ tích Nhật Bản, và vì sao những truyện này có rất nhiều ý tưởng và chủ đề tương tự nhau, nhưng lại xa lạ với độc giả phương Tây. Kawai thường được nhắc đến như là nhà tâm lý học Nhật Bản đầu tiên được đào tạo như một nhà phân tích theo trường phái Carl Jung. Nhưng khi Kawai từ Thuỵ Sĩ trở về Nhật Bản, ông nhận ra rằng một vài trong số các “quy tắc” trong việc diễn giải thần thoại không thật sự áp dụng được với văn hoá Nhật Bản. Hơn thế nữa, các câu chuyện càng không hợp với các quan niệm có sẵn của văn hoá phương Tây. 

Kawai nêu ra một ý tưởng rằng thực tại thật ra rất uyển chuyển, theo cái cách của Yubaba-Zeniba. Ông viết: “Thực tại bao gồm rất nhiều tầng lớp. Chỉ có trong cuộc sống hàng ngày, các tầng lớp mới trông có vẻ như là hợp lại thành một, vô hại với chúng ta. Tuy nhiên, những tầng lớp sâu hơn có thể phá vỡ và trồi lên bề mặt ngay trước mắt ta. Những câu chuyện cổ tích là ví dụ.” Đằng sau những tầng lớp thực tại này là gì? Nếu bạn quen thuộc với những tác phẩm của Murakami, bạn sẽ biết ông thích khám phá những thực tại ẩn sau thực tại; không phải là ngẫu nhiên mà Kawai là bạn thân của Murakami. Các nhà văn phương Tây đã bắt đầu áp dụng phong cách kể chuyện của Murakami/Kawai. Ví dụ như David Mitchell, người đã sống ở Nhật Bản, cũng có cách kể chuyện xoay vần và đảo lộn thời gian và thực tại trong tác phẩm Cloud Atlas (Bản đồ mây). 

Kawai cũng giới thiệu khái niệm “giải pháp mỹ học”. “Các câu chuyện cổ tích phương Tây thường được giải quyết bằng một cuộc xâm lược, hoặc một đám cưới. Các ví dụ thì nhiều vô kể: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Nàng Lọ Lem, Bạch Tuyết,… Nhưng trong cổ tích Nhật Bản, hiếm khi có sự hợp nhất. Thường câu chuyện được giải quyết bởi một “giải pháp mỹ học”. Và mỹ học ở đây được hiểu là các hình ảnh từ thiên nhiên. Để lấy ví dụ, ông mở đầu quyển sách của mình với cuộc thảo luận về câu chuyện cổ tích Chim chích trong bụi

Một người tiều phu đang ở trong rừng bỗng bắt gặp một tòa lâu đài mà anh chưa từng nhìn thấy trước đó. Anh gặp một người phụ nữ xinh đẹp; cô mời anh vào nhà và nhờ anh trông nom nhà cửa khi mình đi vắng, với điều kiện là anh hứa sẽ không nhìn trộm những căn phòng phía trong. Ngay khi người phụ nữ rời khỏi, người tiều phu đã phá vỡ lời hứa. Anh dạo chơi xung quanh và gặp ba người phụ nữ đang quét nhà. Họ thấy anh và lủi đi nhanh như chim sẻ. Còn lại một mình, người tiều phu bắt đầu ăn trộm những đồ vật tinh xảo, đắt tiền ở đó. Anh nhặt một cái tổ có ba qua trứng lên. Anh làm rớt cái tổ và trứng vỡ. Người phụ nữ xinh đẹp trở về nhà và hạ nhục anh do đã “giết chết ba đứa con của nàng”. Cô hóa thân thành một con chim chích và bay đi mất. Lúc này, người tiều phu chỉ còn lại một mình trong rừng, những đồ vật đẹp đẽ đánh cắp được đã biến mất. Cái còn lại chỉ là những kí ức về cái đẹp. 

Kiểu kết này, theo Kawai, không hiếm gặp ở Nhật. Trong truyện cổ tích phương Tây, người tiều phu có thể trở thành một hoàng tử và cưới người phụ nữ xinh đẹp và bí ẩn. Nhưng ở Nhật thì không. Thay vào đó, câu chuyện kết thúc bằng “giải pháp mỹ học”: nhân vật chính chỉ còn lại một mình để suy ngẫm về sự tồn tại của bản thân trong phông nền thiên nhiên xinh đẹp. Hay có lẽ tôi đang quá áp đặt cái nhìn của phương Tây vào đây. Có lẽ sự tồn tại của anh không phải là vấn đề. Có lẽ tất cả những gì anh còn lại chỉ là những hình ảnh đẹp. 

Kawai nói: “Tại Nhật Bản, đặc biệt là thời cổ đại, giá trị hình ảnh và đạo đức là không thể tách rời. Cái đẹp có lẽ là yếu tố quan trọng nhất cần phải tìm hiểu để hiểu được văn hoá Nhật. Trong truyện cổ tích cũng vậy, phong cảnh đẹp đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của câu chuyện.” Thật ra, “truyện cổ tích Nhật Bản nói cho chúng ta rằng thế giới thật đẹp, và cái đẹp đó chỉ hoàn hảo nếu bạn chấp nhận sự tồn tại của cái chết.” Người ta có thể viết cả chồng giấy về một kết luận này, nhưng ở đây tôi sẽ nói rằng đây là sự thấu hiểu rất quan trọng cho rất nhiều tiểu thuyết Nhật Bản, như kiệt tác The Makioka Sisters (tựa tiếng Việt Mong manh hoa tuyết) của Jun’ichiro Tanizaki, hay bộ bốn quyển sách của Yukio Mishima. Bạn cũng nên nhớ tới tác phẩm có lẽ dũng cảm nhất, quan trọng nhất đang được thực hiện để giới thiệu văn học Nhât Bản đến với người đọc phương Tây: Tôi đang nói về tờ Monkey Business, tờ tạp chí văn học biên tập bởi Roland Kelts, hợp tác với A Public Space. Thậm chí cả khi bạn chỉ đọc mỗi những câu chuyện trong này, bạn sẽ nắm bắt được một ít về cái thế giới hiện đại quen thuộc với chúng ta, nhưng trông có vẻ và có cảm giác hơi xa lạ với những người có nền tảng văn hoá khác hoàn toàn khác biệt. 

Đã khá lâu rồi tôi không đọc The Writer’s Journey, nhưng tôi khá chắc rằng nó sẽ không chứa những thông tin về việc “từng ngắm nhìn một khung cảnh đẹp đẽ, nhưng giờ đây chẳng còn gì sót lại” như là Phần Thưởng cho sứ mệnh của người anh hùng. Thế nhưng, có lẽ đây mới chính xác là thứ kiến thức mà những kẻ kiếm tìm chân thực phải chấp nhận khi họ già đi. Có lẽ, đây mới là bài học can đảm nhất. 

*

Một vài người cho rằng các câu chuyện Hollywood đang trở nên quá phổ biến trên toàn thế giới, và chúng đã làm xóa nhoà quan niệm rằng câu chuyện nên diễn biến như thế nào. Nếu những câu chuyện của chúng tôi phản ánh bản chất con người phương Tây, thì thật đáng tiếc, bởi vì tôi thấy góc nhìn của những người khác, ví dụ như cái đẹp cũng có giá trị nhân văn, cũng thú vị và đáng giá như các ý nghĩa đằng sau việc đi giết rồng. 

Trong quyển The Writer’s Journey tái bản lần ba, phần lời dẫn, thậm chí Vogler cũng thừa nhận các câu chuyện ngày nay cần trở nên phức tạp hơn. Ông viết về những đất nước e sợ thói anh hùng như Đức hay Australia (đất nước này có lẽ hơi quan ngại về chủ nghĩa anh hùng, bởi vì chính khái niệm này đã dụ dỗ họ tham gia chiến tranh vì lợi ích của những kẻ xâm lược họ – nước Anh). Ông nói về sự ra đời của máy tính và Internet và cách nó đã khiến cho chúng ta không còn trông đợi các câu chuyện phải có diễn biến tuyến tính. Ông khẳng định rằng, người ta mong đợi những câu chuyện phá vỡ cấu trúc thường thấy – điều này được đáp ứng từ nền văn hóa ngoài lãnh thổ. 

Vậy, câu chuyện của Nontan kết thúc như thế nào? Cậu ngủ quên dưới tán cây, và khi gần bị đông chết, cậu được… ông già Nô-en mèo tìm thấy. Ông già Nô-en mèo chở Nontan về nhà trên chiếc xe kéo của ông, nhưng Nontan thì hoàn toàn chẳng hay biết bởi vì cậu thiếp đi cả quãng đường. Buổi sáng, khi Nontan tỉnh dậy, cậu thấy một chiếc xe đồ chơi màu đỏ trong chiếc tất Nô-en của mình. Và cậu ra ngoài để gặp các bạn, họ cũng có những món đồ chơi mới. “Ước gì ngày nào cũng là Giáng sinh,” tất cả các con vật đồng thanh khi đang ăn bánh kem dâu tây, loại bánh truyền thống trong dịp Giáng sinh Nhật Bản. Giáng sinh đã trở thành ngày lễ ngoại nhập phổ biển tại đất nước này. Và tương tự, phương thức kể chuyện lại một lần nữa được làm mới.

Hết. 

Emma Đẹp Thần Thánh dịch.

Bài gốc được thực hiện bởi Marie Mutsuki Mockett, đăng tại Literary Hub.


Đọc tất cả bài viết của Emma Đẹp Thần Thánh.


Những bài viết có cùng chủ đề cổ tích


Trà chiều

Review đèn Trung Thu bằng gỗ tự lắp và tô màu

Published

on

By

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Trung Thu nên bài viết tiếp theo cho series "Nhà Sách Có Gì Ngoài Sách" của mình sẽ chia sẻ và review về trải nghiệm tô màu và lắp ráp đèn lồng Hằng Nga bằng gỗ. Hi vọng bài viết của mình sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm quà tặng Trung Thu cho bé hoặc đang muốn tìm món đồ để kết nối gia đình nhân ngày Tết Đoàn Viên thì có thể tham khảo, và nếu cảm thấy thú vị bạn có thể đến ngay hệ thống Nhà Sách Phương Nam để xem thêm nhé!

Hộp đựng của đèn lồng Trung Thu Hằng Nga

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ sản phẩm này gồm có:

- 2 miếng gỗ hình Hằng Nga bay trên mây, 5 miếng gỗ nhỏ ráp đèn, 1 miếng gỗ vừa làm kệ đặt nến và 1 tay cầm gỗ.
- 1 vỉ 6 màu, 1 cọ, 1 dây gai, 1 viên nến và 2 miếng nhỏ keo 2 mặt.

Sau khi khui hộp
Các miếng gỗ để bạn lắp và hoàn thiện
Chi tiết gỗ để ráp đèn

Đèn này dùng để làm gì?

- Để bé đem theo đi rước đèn cùng bè bạn
- Dùng trang trí mọi góc trong nhà mùa Trung Thu.
- Khơi gợi trí sáng tạo của bé và giúp gia đình kết nối với nhau hơn khi cùng lắp ráp và tô màu.
- Là món quà DIY hữu ích cho bé nhân dịp Trung Thu.

Điều yêu thích ở sản phẩm này
- Dễ lắp ráp, chất liệu gỗ thân thiện môi trường, tô dễ dàng.
- Màu sắc kèm theo hộp sản phẩm tươi sáng, pha trộn cũng rất dễ và nhanh khô cực kỳ.
- Hộp đựng dễ thương, mang đi tặng quà rất thích hợp.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu
- Tô màu áo hằng Nga: mình pha màu đỏ và màu trắng để ra được màu hồng ngọt ngào.
- Tô màu cho cối mà Thỏ ngọc đang giã: mình pha màu đen và màu vàng để ra màu nâu.

Pha màu hồng bằng màu trắng và màu đỏ
Pha màu nâu bằng màu đen và màu vàng

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng
- Trước khi tô bạn nên chuẩn bị: 1 hũ nước để rửa cọ ngay sau mỗi lần đổi màu khác.
- Bạn phải dùng giấy lót phía dưới sàn rồi hẵn đặt gỗ lên tô vì màu nước lúc tô sẽ bắn xuống sàn, bất tiện cho lau dọn. - Sau khi tô xong, bạn nên để ở chỗ thoáng để nhanh khô và tránh đụng tay vào lúc màu tô trên gỗ còn ướt.

Đèn sau khi đã tô màu và lắp ráp xong
Màu lên gỗ rất nhanh khô

Tóm lại là với những ai thích DIY sẽ rất yêu thích sản phẩm này. Và chắc chắn rằng khi bé nào nhận món quà Đèn Lồng Trung Thu này đều sẽ rất thích, nhất là các bé gái vì sẽ được tô màu cho Hằng Nga. Ở Nhà Sách Phương nam còn có đèn lồng gỗ hình các con vật nữa, bạn có thể đến tham khảo thêm cho bé trai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem bài, để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Chúc bạn và gia đình đón Trung Thu vui vẻ và ấm áp nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review bộ màu vẽ lên kính Amos Glass Deco

Published

on

By

Tiếp tục series "Nhà sách có gì ngoài sách" hôm nay mình muốn chia sẻ về bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc dùng để vẽ lên kính, gương. Sản phẩm rất hợp để khơi gợi trí sáng tạo cho bé hoặc nếu bạn là người lớn yêu thích đồ chơi sáng tạo cũng có thể trải nghiệm để giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng.

Nếu bạn đang đặt câu hỏi "Mua quà trung thu gì cho bé?" thì bộ màu này là một gợi ý hay cho quà trung thu đó nhé!

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây
Xem thêm: Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Hộp đựng bộ màu vẽ trang trí

Thông tin chung về sản phẩm

Bộ màu vẽ trang trí Amos Glass Deco - Dino gồm có:
- 6 suncatcher khủng long dễ thương
- 6 bút màu tô vẽ lên kính 10.5 ml như sau:
1. Vàng lấp lánh
2. Xanh lấp lánh
3. Trắng
4. Xanh biển
5. Cam
6. Tím

6 bút màu tươi sáng

Bộ màu vẽ này dùng để làm gì?
- Khơi gợi tính sáng tạo của bé khi phối màu, tô màu lên suncatcher.
- Giúp bé làm quen với màu sắc, các con vật khủng long kèm theo.
- Các suncatcher dùng trang trí trong nhà như treo lên cửa, không gian bàn học hoặc dùng làm móc khóa.

Điều yêu thích ở sản phẩm này


- Kiểu dáng dễ thương, dễ sử dụng.
- Thỏa sức phối màu theo ý thích mà không sợ bị lem khi tô các bút màu gần nhau.
- Hộp đựng đẹp mắt và các chú khủng long suncatcher được làm tỉ mỉ.

Chia sẻ công thức đơn giản phối màu


Thay vì chỉ tô mỗi chú khủng long một màu, bạn có thể kết hợp các màu với nhau để chú khủng long trông thú vị hơn. Cùng xem một vài công thức tô của mình bên dưới nhé.

Các bạn khủng long khi được phối màu trông sẽ vui nhộn hơn.
Phối màu lấp lánh với màu trơn.
Phối màu trơn với nhau
Phối màu lấp lánh với màu trơn

Chút lưu ý rút ra khi sử dụng


- Nhớ lót giấy phía dưới trước khi đặt suncatcher lên bàn ngồi tô.
- Trước khi tô màu nào, mình đều lắc đều để màu đều hơn.
- Sau khi tô xong, bạn để trên mặt phẳng 8 tiếng là suncatcher sẽ khô lại và lên màu rất đẹp.
- Bút màu này thích hợp cho các bé trên 3 tuổi vì các món đồ trong đây đa số nhỏ bé, phía sau hộp màu mình thấy có ghi ở mục Warning.
- Bạn nhớ tránh tiếp xúc màu lên da, miệng, mắt và phải rửa ngay bằng nước thật kỹ khi bị dính.
- Bảo quản nơi khô thoáng để giữ màu và suncatcher bền đẹp nhé.

6 bạn khủng long đã được mình tô xong.
Đây là các mẫu mình thấy đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ

Tóm lại là với giá 254.000đ cho một bộ đồ chơi sáng tạo như vậy mình thấy cũng hợp lý, vì sau khi tô xong còn giữ lại trang trí được khắp nơi. Nếu bạn đang tìm một món quà tặng bé hoặc đang tìm đồ chơi cho các bé thích tô vẽ thì đây sẽ là một lựa chọn hay. Và nếu như đọc đến đây mà bạn đặt câu hỏi: Mua bộ tô màu lên kính ở đâu? thì mình xin chia sẻ luôn là Nhà Sách Phương Nam Phú Thọ hay còn gọi là Nhà Sách Phú Thọ theo thói quen của thế hệ 8x, 9x ở Sài Gòn.

Cảm ơn bạn đã xem bài, nhớ để lại bình luận nếu bạn cần thêm thông tin nhé!

Đọc bài viết

Trà chiều

Review hộp bút họa tiết trang trí dễ thương

Published

on

By

Xin chào bạn đọc Bookish.vn, mình mở ra series Nhà sách có gì ngoài sách với các bài viết chia sẻ, review những món đồ thú vị có mặt tại Nhà Sách Phương Nam. Hi vọng các bài viết trong series này sẽ mang đến cho bạn những thông tin vui vẻ và hữu ích.

Đúng là Nhà sách có rất nhiều sách, nhưng ngoài sách ra thì có rất nhiều món đồ khác mà mỗi lần đến nhà sách mình cứ như đi lạc vào xứ sở dễ thương vậy. Vừa rồi, mình có dịp được trải nghiệm nhanh một món đồ thú vị muốn chia sẻ đến các bạn, đó là hộp bút họa tiết xinh xắn đang có mặt tại Nhà Sách Phương Nam, thích trang trí và yêu màu sắc chắc chắn bạn sẽ thích món đồ này đó.

Mời xem thêm video trải nghiệm tại đây

Lần đầu viết review một món đồ không phải sách trên Bookish.vn - một trang chuyên viết về sách có điều gì thiếu xót hay cần thêm thông tin gì mời bạn để lại bình luận để mình ghi nhớ và phản hồi nhé!

Hộp bút trang trí họa tiết trưng bày ở Nhà Sách Phương Nam

Thông tin chung về sản phẩm

Mỗi hộp bút sẽ có 6 bút như sau:

1. Đường cong - Màu Xanh táo
2. Hoa - Màu Hồng xinh xắn
3. Gạch nối - Màu Vàng dứa thơm
4. Ngôi sao - Màu đỏ dưa hấu
5. Đường ngang nối - Màu Xanh dương Berry
6. Trái tim - Màu tím măng cụt

Combo 6 bút với 6 màu và họa tiết xinh xắn

Bút này dùng để làm gì?

- Đánh dấu nội dung bạn cần lưu ý lại mấy lúc đi học, đi làm.
- Trang trí ghi chú cá nhân của bạn, làm đẹp tựa bài, lưu bút hay nhật ký mỗi ngày.
- Sáng tạo tranh vui vẻ giải trí sau giờ học, giờ làm với các họa tiết có sẵn của bút.

Cùng xem họa tiết được vẽ ra trên giấy nhé

Điều yêu thích ở bút này

- Hữu ích trong việc làm nổi bật nội dung quan trọng, khi đánh dấu sẽ tìm lại dễ dàng.
- Bút dễ dùng, kích thước nhỏ gọn như bút bi nên dễ đem đi học, đi làm.
- Kiểu dáng bút đẹp mắt, cầm nhẹ tay, dễ viết.
- Giá cả hợp lý, vừa túi tiền. Nếu mua tại nhà sách Phương Nam thì giá là 50.000đ/hộp 6 bút.

Một vài lưu ý rút ra khi sử dụng bút

Trong lúc trải nghiệm sản phẩm, mình thấy có một vài mẹo để bút đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của mình, chia sẻ ở đây cho bạn nào đang quan tâm nhé

- Mỗi lần viết, nhớ lắc đều bút - như uống sữa phải lắc đều vậy :D Như vậy, bút sẽ ra màu đều và đẹp.
- Ba bút: đường cong, gạch nối, đường ngang nối khi viết nên cầm bút thẳng lên, họa tiết sẽ ra đẹp và thẳng hàng hơn đó bạn.
- Ba bút: hoa, ngôi sao, trái tim thì nên cầm nghiêng khi viết, như vậy họa tiết sẽ tròn vành và đều màu.

Tóm lại là ở góc nhìn của mình thì sản phẩm dễ dùng và đạt được các mục đích trang trí đơn giản, có bền hay không thì tùy vào trải nghiệm và cách dùng của mỗi người. Kích thước và hình dáng sản phẩm rất dễ thương nên mình nghĩ rất thích hợp để làm quà tặng các dịp đặc biệt cho bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,... món quà mừng năm học mới cho con gái, món quà sinh nhật cho đồng nghiệp hay món quà chúc mừng bạn thân thi đậu IELTS điểm cao.

Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài review của mình và hi vọng nó sẽ hữu ích với bạn!

Đọc bài viết

Cafe sáng