Trà chiều

Sách và Chuyện Đọc Sách: 8 xu hướng nổi bật trong thập niên vừa qua

Ta hãy nhìn lại 8 xu hướng và đổi thay quan trọng diễn ra trong ngành xuất bản và trong thị hiếu độc giả thập kỷ qua.

Published

on

Đã có lúc người ta tiên đoán rằng sách sẽ đi vào dĩ vãng. Thế kỷ mới đã đến, cuộc đời ta đang được số hóa và chẳng có lý do gì để mang theo những bản ép bột giấy đi khắp mọi nơi. Thế mà trong thập niên qua, rõ ràng sự ra đi của sách đã bị phóng đại. Khi thập niên 2020 sắp đến, có nhiều lý do để ăn mừng sự trỗi dậy của sách – nhưng đồng thời nên ghi nhận rằng đường lộ dành cho những hình thức kể chuyện khác đang rộng mở, không chỉ trên thị trường mà còn trong tâm trí độc giả. Việc chúng ta dành nhiều thời gian trên mạng đâu đó có nghĩa là chúng ta càng ngày càng bị sao nhãng khỏi việc đọc… nhưng cũng có nghĩa rằng độc giả có nhiều lối đi để tìm kiếm những câu chuyện họ cần và muốn.

Ta hãy nhìn lại 8 xu hướng và đổi thay nổi bật diễn ra trong ngành xuất bản và trong thị hiếu độc giả thập niên qua.

1. Tốt nước sơn cũng quan trọng như tốt gỗ

Khi người ta tạm ngưng sử dụng thiết bị điện tử, họ sẽ tìm kiếm những cuốn sách xinh đẹp: các nhà xuất bản đã và đang ghi nhận việc người dùng sẵn sàng chi trả mức giá cao cho thứ gì đó đặc biệt. Hãy cân nhắc đến Visual Editions ra mắt năm 2010: Tôi tình cờ phát hiện những tác phẩm của họ khi thấy cuốn sách thứ hai họ xuất bản, Tree of Codes của tác giả người Mỹ Jonathan Safran Foer. Tree of Codes là một cuốn sách phi thường: phần văn bản được chuyển thể từ Street of Crocodiles của tác giả Ba Lan Bruno Schultz, những trang sách được cắt khuôn, một số từ ngữ của Schultz được dập bỏ cẩn thận để tạo nên câu chuyện của Foer. In đẹp đẽ bằng mực đỏ và đen, cuốn sách vừa là một hiện vật nghệ thuật, vừa là văn bản văn chương: một kỳ quan để chiêm ngưỡng và đọc hiểu.

Tree of Codes

Những nhà xuất bản truyền thống hơn cũng đã nhận ra độc giả muốn trở thành một phần của điều đặc biệt: năm 2015, Faber & Faber ra mắt phiên bản đóng gáy đặc biệt của tác phẩm The Buried Giant (Kazuo Ishiguro). Một vài năm sau, tập sách lộng lẫy The Lost World của Rober Macfarlane và Jackie Morris, tôn vinh thế giới tự nhiên thông qua ngôn ngữ và hình ảnh, lẳng lặng mà trở thành một hiện tượng, với những chiến dịch kêu gọi vốn tự phát để đưa sách vào trường học trong khu vực.

2. Tìm kiếm ẩn ý trong câu chữ

Nếu chúng ta học được điều gì đó trong thập niên qua, thì đó là ngoài kia tồn tại rất nhiều độc giả nghiêm túc. Cuốn sách đầu tiên của Visual Editions là ấn bản The Life and Opinions of Tristam Shandy, Gentleman của Laurence Sterne, nguyên bản được xuất bản chín tập từ năm 1759 đến 1767. Cuốn sách trở thành cảm hứng sáng lập Giải Goldsmiths vào năm 2013. Giải thưởng này lập ra để ghi nhận những tác phẩm hư cấu Anh và Ai-len mà – như Tristam Shandy đã làm trong quá khứ – mở ra những tiềm năng mới trong hình thái tiểu thuyết. Tác phẩm chiến thắng đầu tiên là A Girl is a Half-formed Thing. Tác phả Eimear McBride đã vật lộn nhiều năm trời để tìm kiếm người chịu xuất bản: về lý thuyết, những dòng-chảy-ý-thức trong cách kể chuyện khiến nó trở nên “khó đọc”. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng Giải Goldsmiths, cuốn sách bán được mười nghìn bản, và chiến thắng Giải Phụ Nữ cho hạng mục Hư cấu (một giải thưởng “phổ biến” hơn). Tiết lộ: Tôi nằm trong hội đồng chấm Giải Goldsmith năm 2019 – Ducks, Newburyport là tác phẩm chiến thắng tuyệt vời được chắp bút bởi Lucy Ellman – và từ đó, tôi đã chướng kiến nó trở thành nền móng trong toàn cảnh văn chương. Đây là bằng chứng chứng minh việc độc giả cũng dạn dĩ và phiêu lưu như những tác gia xuất sắc: họ chỉ cần biết những tác phẩm họ muốn tồn tại.

A Girl Is a Half-formed Thing

3. Sách nói lên ngôi

Độc giả đang tìm kiếm những hình thức mới để tiếp cận với văn bản. Chẳng ai có thể không để tâm đến sự gia tăng đột biến trong doanh thu sách nói (audiobook). Doanh số của Audible, nhà bán lẻ và xuất bản sách nói, tăng đến 38 phần trăm năm 2018: năm trước đó, công ty đã công bố doanh số tăng 47 phần trăm. Nghiên cứu đề xuất rằng, tại Anh, doanh thu sách nói sẽ vượt lên sách in trong năm 2020. Lắng nghe sách nói có thể là một trải nghiệm bổ trợ tuyệt vời kể cả khi bạn thích đọc sách. Cuốn tiểu thuyết được giải Pulitzer 2017 Lincoln in the Bardo của George Sauders vốn được kể bằng hơn một trăm giọng khác nhau – những con ma chiếm đóng nghĩa trang mà Willie, cậu con trai 11 tuổi của Abraham Lincoln được chôn cất. Và vì thế, phiên bản sách nói cũng được thuật lại bằng một trăm giọng nói: hãy lắng nghe Susan Sarandon, Bradley Whitford, Don Cheadle, Bill Hader… cả một danh sách dài. Có lẽ bạn thích tiểu thuyết trinh thám của nhà văn người Na Uy Jo Nesbø – chà, vậy thì tại sao không lắng nghe Blood on Snow tường thuật bởi Patti Smith? Tôi chắc chắn rằng một trong những lý do giải thích cho sự phổ biến gia tăng của sách nói là vì quá trình số hóa và download không chỉ khiến việc nghe thuận tiện hơn, mà còn khiến người nghe bớt hoang mang trước độ dài của cuốn sách: Tôi nhớ việc từng nhận được phiên bản sách nói Moby Dick xuất bản bởi Naxos Audiobooks (tường thuật bởi William Hootkins) khi nó ra mắt năm 2005… Tôi thích mê tiểu thuyết này, nhưng cũng đồng thời có chút hết hồn bởi 19 cái CD.

4. Thơ Instagram

Nhưng dĩ nhiên, có thể ngắn gọn và ngọt ngào mới là gu đọc của bạn: trong trường hợp này, thơ Instagram hẳn là dành cho bạn. Có lẽ nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này là nhà thơ người Canada-Punjab Rupi Kaur, người có gần 4 nghìn lượt follow trên nền tảng Instagram. Cuốn sách đầu tiên của cô, Sữa và mật, tự xuất bản năm 2015, chiễm chệ trên sách bán chạy của New York Times gần hai năm. Thơ của cô rõ ràng, tử tế và chân thật: cô cho rằng Instagram đã “dân chủ hóa nghệ thuật làm thơ” – mặc dù người khác có thể nói là tái-dân chủ hóa, vì thơ vốn là loại hình văn chương cổ xưa và dễ tiếp cận nhất (từ Homer đến thơ tập đánh vần). Mạng xã hội đã khiến một tác giả như Kaur tìm được giọng văn và đối tượng độc giả phù hợp mà không cần trung gian là những nhà xuất bản truyền thống. Đây hẳn là biến chuyển toàn cục lớn nhất trong thập niên vừa qua.

Rupi Kaur

5. Những “cô gái” giành quyền kiểm soát

Năm 2005, tiểu thuyết đầu tiên của tác giả người Thụy Điển Stieg Larsson vốn có tựa đề gốc là Man som hatar kvinnor (Những người đàn ông căm ghét đàn bà), nhưng khi nó xuất bản bằng tiếng Anh (và tiếng Việt), tiêu đề được đổi thành The Girl with the Dragon Tattoo (Cô gái có hình xăm rồng). Chỉnh sửa này là khởi nguyên cho xu hướng tiếp diễn trong những năm sau đó. Năm 2012, Cô gái mất tích của Gillian Flynn bán được hơn hai triệu bản. Paula Hawkin tiếp đà với Cô gái trên tàu, bán được hơn 15 nghìn bản tính đến năm 2016. Những thành công này thu hút hàng tá những bản sao. Nhưng hiện tượng “cô gái” không chỉ là một trường hợp bắt chước quá đà. Nó dẫn đường cho một lớp tác giả nữ tài năng tấn công vào câu lạc bộ trinh thám vốn đa số chứa toàn trai già và góp phần thay đổi luật chơi.

6. Đường hướng tiếp cận trực tiếp

Trong mười năm qua, chúng ta đã chứng kiến một thị trường đầy ắp cơ hội dành cho tác giả – nhưng không hề kém thách thức. Năm 2017, quái thú trực tuyến Amazon báo cáo rằng tại Hoa Kỳ, hơn 1.000 tác giả độc lập – xuất bản trên nền tảng Kindle – kiếm được hơn 100.000 đô la Mỹ tiền nhuận bút. Một trong những thành công lớn nhất trong thập niên vừa qua – dù đánh giá của bạn có tốt xấu ra sao – là 50 sắc thái của E. L. James. Xuất hiện lần đầu tiên như là fanfiction của Chạng vạng, viết dưới bút danh Snowqueens Icedragon, sê-ri 50 sắc thái vốn được xuất bản bởi một tờ báo nhỏ. Sau khi nó manh nha trở thành hiện tượng, sách được nhà xuất bản chính thống Vintage tiếp cận. Đến năm 2014, tập đầu tiên, phát hành năm 2011, đã bán được hơn 100 bản trên toàn thế giới.

7. Những thời khắc khó khăn

Nhưng cũng có mặt trái trong phi vụ béo bở ở trên: đa số tác giả càng ngày càng gặp khó khăn trong việc kiếm sống. Một cuộc khảo sát thực hiện năm ngoái bởi Hiệp hội Thu thập và Tác quyền Tác giả tiết lộ rằng thu nhập trung vị của các tác giả đang làm việc tại Anh hiện ở mức thấp hơn 10.000 bảng Anh, giảm 42 phần trăm từ năm 2005. Mức này thấp hơn cả mức thu nhập hàng năm tối thiểu (17.900 bảng Anh) mà Quỹ Joseph Rowntree khuyến cáo. Ngành xuất bản thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc bắt nhịp với thế kỷ 21. Mãi đến những năm gần đây, ta mới thấy những nỗ lực thật sự trong ngành để tìm kiếm những giọng kể đa dạng, đi tìm những tài năng mới với xuất thân hiếm gặp.

8. Cuộc chơi chuyển thể của nhà sản xuất truyền hình

Không như phương thức cũ khi tác giả hy vọng bán được bản quyền sách cho nhà sản xuất phim điện ảnh, sự phát triển nhanh chóng của nền tảng truyền hình trực tuyến trong thập niên này đã tạo ra hàng hà cơ hội mới cho tác gia hư cấu. Trò chơi vương quyền, Chuyện người tùy nữ, Outlander trở thành những chương trình truyền hình phải-xem đối với hàng triệu người. Những cuốn hồi ký như Orange Is The New Black của Piper Kerman và Shrill của Lindy West được tái sinh trên màn ảnh nhỏ. Người hâm mộ thể loại sci-fi và viễn tưởng được tưởng thưởng bởi một dải thiên hà những sê-ri mới, trong đó có The Expanse của James S. A. Corey, American Gods của Neil Gaiman, The Magicians của Lev Grossman. Xu hướng này tăng nhanh chóng mặt khi thập niên dần kết thúc, với thông báo rằng cuốn sách được Giải National Book Trust Exercise của Susan Choi và được Giải Booker Narrow Road to the Deep North của Richard Flanagan sẽ được chuyển thể thành sê-ri phim. Những đốm lửa lưu lạc, được Time bình chọn là một trong 10 tác phẩm hư cấu xuất sắc nhất thập niên, đã được Hulu mua bản quyền truyền hình và chuẩn bị lên sóng năm sau (với diễn xuất của Reese Whiterspoon và Kerry Washington). Điều đáng khích lệ hơn hẳn là cách mà chương trình truyền hình đã khiến người ta tìm đọc những cuốn sách gốc, tạo ra một vòng quay của xem phim và đọc sách.

Những đốm lửa lưu lạc đã được Hulu mua bản quyền truyền hình và chuẩn bị lên sóng năm sau.

Hết.

Mèo Heo biên dịch và tổng hợp.

Bài gốc được thực hiện bởi Erica Wagner (BBC) và Ron Charles (The Washington Post)


Những bài viết có cùng chủ đề




Trà chiều

Thế giới viễn tưởng độc đáo trong bốn bộ phim mang đậm tính thể nghiệm

Published

on

Thế giới của phim khoa học viễn tưởng không phải lúc nào cũng chỉ có AI, robot, hay du hành không gian mà còn vô vàn những điều đặc biệt khác có thể bạn chưa biết.

Năm 2023 vừa qua đã ghi nhận sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của AI. Điều đó khiến cho dòng phim khoa học viễn tưởng nhận được nhiều sự quan tâm trở lại. Nhắc đến dòng phim này, người ta vẫn thường đóng khung nó với vài yếu tố tiêu biểu thường gặp như: AI, robot, du hành vũ trụ, thế giới song song… Tuy nhiên, có rất nhiều tác phẩm sci-fi kinh điển đã chứng minh điều ngược lại.

Hãy cùng Bookish khám phá những bộ phim sci-fi không thuần túy là sci-fi vì ở đó, người xem được tận hưởng bữa tiệc điện ảnh đỉnh cao với những hương vị hòa quyện mĩ mãn từ nhiều thể loại khác nhau.

Back to The Future (1985)

Sci-fi x Road Trip Comedies

Cùng với The Terminator, Back To The Future ra đời năm 1985 đã trở thành biểu tượng kinh điển của dòng phim sci-fi lấy chủ đề du hành thời gian. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà bộ phim này được nhắc đến nhiều lần trong Avengers: Endgame lúc cả nhóm quyết định quay về quá khứ.

Tuy nhiên, không giống như The Terminator, Back To The Future mang màu sắc vui nhộn, hài hước của lứa tuổi học trò. Cậu học sinh tuổi teen Marty McFly ở thập niên 80 vô tình bị kéo về quá khứ trên chiếc xe cỗ máy thời gian của nhà khoa học Emmett Brown. Cậu quay trở về thập niên 50 – lúc này bố mẹ cậu cũng ở lứa tuổi học trò như cậu. Để có thể quay về hiện tại năm 80, cậu phải tìm cách hàn gắn mối quan hệ của bố mẹ, nếu không bản thân cậu cũng sẽ không tồn tại ở năm 80. Từ đó, câu chuyện nảy sinh nhiều tình huống dở khóc dở cuối. Nếu như The Terminator là sự phối trộn hoàn hảo giữa thể loại sci-fi và hành động thì Back To The Future lại là màn kết hợp ăn ý giữa thể loại sci-fi và hài hành trình. Bộ phim tốn kinh phí thực hiện là 19 triệu USD nhưng lại có doanh thu phòng vé lên đến 388 triệu USD. Chính vì thành công này mà đạo diễn Robert Zemeckis đã thực hiện hai phần tiếp theo cũng vui nhộn không kém.

Snowpiercer (2013)

Sci-fi x Dystopia

Bong Joon Ho không chỉ tạo ra những bộ phim sâu sắc về đề tài xã hội mà ông còn có khả năng làm phim khoa học viễn tưởng rất chặt chẽ, thuyết phục. Điều này thể hiện rõ nhất qua Snowpiercer. Phim dựa trên tiểu thuyết Pháp Le Transperceneige lấy đề tài hậu tận thế. Trong tương lai, sau một thí nghiệm thất bại, khí hậu toàn cầu biến đổi dẫn đến gần như toàn bộ sinh vật đều bị diệt vong, ngoại trừ một số người may mắn có mặt trên con tàu Snowpiercer chạy vòng quanh Trái đất với động cơ vĩnh cửu. Tại đây, một xã hội thu nhỏ mới lại được hình thành. Dưới bàn tay tài hoa của Bong Joon Ho, Snowpiercer cũng không đơn giản là tác phẩm sci-fi thuần túy mà ông còn lồng ghép vào nhiều thể loại khác nhau: có những phân đoạn hành động mãn nhãn, đồng thời cũng có những phân đoạn dí dỏm, và cách đặt vấn đề về giai tầng xã hội vẫn mang phong cách rất đặc trưng của Bong. 

Eternal Sunshine Of The Spotless Mind (2004)

Sci-fi x Romance

Sẽ như thế nào nếu kết hợp thể loại sci-fi với phim tình cảm? Khi đó, chúng ta sẽ có kiệt tác Eternal Sunshine Of The Spotless Mind của bộ đôi đạo diễn Michel Gondry và biên kịch Charlie Kaufman. Bộ phim sử dụng đề tài “can thiệp kí ức” để khám phá bản năng con người khi tình yêu tan vỡ. Sẽ ra sao nếu khi chia tay một ai đó, bạn có thể xóa toàn bộ những kí ức vui buồn liên quan đến họ ra khỏi tâm trí? Sau khi Joel biết được Clementine – người yêu cũ của anh đã xóa kí ức tình yêu, anh quyết định bản thân mình cũng sẽ thực hiện việc này. Nhưng khi anh khám phá được điều gì đã khiến họ gắn kết rồi lại chia xa, anh nhận ra mình vẫn còn tình cảm dành cho cô. Nếu như công nghệ trong phim là thứ hư cấu thì cảm xúc giữa hai nhân vật trong Eternal Sunshine hoàn toàn chân thực, lay động trái tim người xem, khiến ai cũng phải thổn thức.

Under The Skin (2013)

Sci-fi x Experimental film

Cuối cùng, không thể không nhắc đến bộ phim sci-fi mang tính thể nghiệm, tiên phong đáng nhớ: Under The Skin. Có rất nhiều phim lấy đề tài sinh vật ngoài hành tinh xâm nhập Trái đất, nhưng có lẽ chưa bộ phim nào kể câu chuyện thật đặc biệt nhưng lại với nhịp điệu từ tốn như Under The Skin. Scarlett Johansson trong vai sinh vật ngoài hành tinh vô danh chỉ làm đúng một công việc là đi lang thang trên một chiếc xe tải, lựa chọn những người đàn ông cô đơn làm con mồi. Bộ phim rất kiệm lời thoại, khiến người xem rợn người không chỉ bởi những hình ảnh thị giác lạ mắt mà còn bởi thứ âm nhạc cũng đầy tính thể nghiệm độc đáo của Mica Levi. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào thể nghiệm mà bỏ qua nội dung, Under The Skin đã không gây được tiếng vang lớn như thế trong cộng đồng điện ảnh. Sau tất cả, bộ phim của đạo diễn Jonathan Glazer lại khiến người xem trăn trở nhiều về thân phận làm người.

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Trà chiều

The Terminator & Blade Runner: Hai tượng đài điện ảnh độc đáo của thập niên 80

Published

on

Cùng ra mắt vào thập niên 80, The Terminator (1984) và Blade Runner (1982) đều là hai kiệt tác điện ảnh độc đáo, góp phần rất lớn trong việc tạo ra diện mạo mới cho thể loại sci-fi.

Bài viết này sẽ dẫn dắt bạn khám phá những vấn đề khác nhau được đặt ra trong hai phim: từ những dòng suy tư về mối liên hệ nhân quả giữa hành động và thời gian trong The Terminator đến không gian đô thị đậm chất noir và những truy vấn về bản chất con người trong Blade Runner.

The Terminator (1984)

The Terminator là bước đột phá ngoạn mục trong sự nghiệp điện ảnh của đạo diễn James Cameron. Vào thời điểm ra mắt, bộ phim gây ấn tượng bởi việc pha trộn nhiều đặc tính giữa các thể loại khác nhau, mang đến màu sắc mới cho dòng phim sci-fi.

The Terminator kể câu chuyện về một người máy sát thủ ra đời năm 2029, được trao nhiệm vụ quay về năm 1984 để giết người phụ nữ trẻ tên là Sarah Connor. Sarah hoàn toàn không biết rằng cuộc đời cô có ảnh hưởng đáng kể đến số phận nhân loại và cô có thể chết bất cứ lúc nào dưới sự truy sát của cỗ máy bất khả chiến bại được gọi là Kẻ Hủy Diệt. Kyle Reese cũng đến từ tương lai nhưng nhiệm vụ của anh là bảo vệ Sarah – người mẹ của thủ lĩnh tương lai.

Với cốt truyện như thế, The Terminator vừa có những pha hành động mãn nhãn, vừa có nhiều tầng suy tư phức tạp về dòng chảy của thời gian, về phương thức thay đổi một sự kiện trong quá khứ có thể dẫn đến tương lai khác biệt hoàn toàn – đây vốn là chủ đề hiếm gặp trong phim hành động ở giai đoạn đó. Ngoài ra, những bản nhạc nền tạo không khí căng thẳng của nhạc sĩ Brad Fiedel cũng góp phần lớn vào thành công của phim.

Tất cả những nhân tố đó đã khiến phim trở thành một mảnh ghép quan trọng của văn hóa đại chúng đến tận ngày nay. Câu nói “I'll be back” của nhân vật Kẻ Hủy Diệt trong phim được sử dụng phổ biến, trở thành slogan thương hiện cho chính Arnold Schwarzenegger.

Từ năm 1984 đến nay, The Terminator đã sản xuất 6 phần phim: The Terminator (1984), Terminator 2: Judgment Day (1991), Terminator 3: Rise of the Machines (2003), Terminator Salvation (2009), Terminator Genisys (2015), Terminator: Dark Fate (2019). Tất cả những phần phim này đều đạt được doanh thu khủng, riêng phần đầu tiên The Terminator đã trụ vững ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng phòng vé ở Mỹ trong suốt hai tuần. Năm 2008, The Terminator đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa vào Viện lưu trữ phim quốc gia để bảo tồn với lí do là bộ phim “nổi bật ở phương diện văn hóa, lịch sử, và mĩ học”.                          

Blade Runner (1982)

Không may mắn như The Terminator, Blade Runner của đạo diễn Ridley Scott là một tuyệt tác có số phận khá hẩm hiu khi vừa ra đời. Tuy nhiên, qua nhiều thập kỉ với những bản dựng khác nhau, tác phẩm này đã trở thành một tượng đài lớn của thể loại sci-fi.

Dựa trên tiểu thuyết gốc Do Androids Dream Of Electric Sheep? của nhà văn Philip K. Dick, Blade Runner vẽ nên viễn cảnh ảm đạm của thế giới vào năm 2019. Khi đó, thế giới tràn ngập những replicant – người máy có hình dạng giống con người, được tạo ra với vòng đời ngắn ngủi để làm những công việc nguy hiểm phục vụ cho con người. Một nhóm replicant bất mãn trước việc này đã làm một cuộc phản loạn, quay trở về Trái Đất và giết con người. Rick Deckard, một cảnh sát đã nghỉ hưu ở Los Angeles nhận nhiệm vụ phải truy lùng và tận diệt toàn bộ nhóm replicant nổi loạn này.

Blade Runner là sự pha trộn giữa sci-fi, trinh thám và phim noir – thể loại phim hình sự tội phạm mang đậm phong cách Hollywood, thường thể hiện thái độ hoài nghi, mỉa mai. Thông qua hành trình của Rick Deckard, bộ phim đặt ra nhiều câu hỏi triết học về tính người, thế nào là một con người.

Nhưng không chỉ sâu sắc về nội dung, Blade Runner còn là bữa tiệc chiêu đãi về thị giác qua cách bộ phim thể hiện không gian đô thị tương lai với những màn hình quảng cáo lớn, đèn neon luôn lấp lánh và đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp. Cảm hứng thị giác của phim kết hợp từ những bức tranh cổ điển của danh họa Edward Hopper và các khu phố với những tòa nhà chọc trời ở Hong Kong. Sự kết hợp này đã tạo nên không gian thị giác ấn tượng của phim khi con người bị nhấn chìm trong công nghệ. Mĩ thuật của phim tạo ảnh hưởng lớn đến cách xây dựng không gian cho những phim sci-fi hay hành động của Hollywood ra đời sau đó như: The Matrix (1999), bộ ba Dark Knight (2005 – 2012) của đạo diễn Christopher Nolan, Ghost in the Shell (2017)…

Ngày nay, Blade Runner đã có một chỗ đứng không thể thay thế trong dòng phim sci-fi với nhiều ảnh hưởng mang tính định hình về mĩ thuật, tư duy về cách kể chuyện và nhân vật. Blade Runner 2049 – phần tiếp theo của phim ra đời vào năm 2017, đúng 35 năm kể từ phần đầu tiên đã không làm người hâm mộ thất vọng với điểm số trên Rotten Tomatoes lên đến 88%.

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Trà chiều

Hai tác phẩm định hình dấu ấn cá nhân của đạo diễn James Cameron và Christopher Nolan

Published

on

Đạo diễn James Cameron và đạo diễn Christopher Nolan đều là những cá nhân kiệt xuất trong ngành điện ảnh với nhiều bộ phim kinh điển vừa đạt được doanh thu khủng, vừa có giá trị nghệ thuật cao.

Tuy nhiên, khi nhắc đến hai vị đạo diễn tài danh này, có hai tác phẩm đặc biệt mà người hâm mộ điện ảnh không thể nào bỏ lỡ.Hãy cùng Bookish khám phá những dấu ấn đặc trưng cá nhân của đạo diễn James Cameron trong Avatar và của đạo diễn Christopher Nolan trong Inception.  

Avatar (2009)

Năm 2009, bộ phim sci-fi Avatar của đạo diễn James Cameron ra đời đã tạo nên bước ngoặt lớn cho sự phát triển công nghệ điện ảnh. Lần đầu tiên, cả thế giới được xem một bộ phim 3D. Kĩ thuật thị giác đột phá đã khiến trải nghiệm của phim cực kì sống động.

Vào năm 2154, nguồn tài nguyên Trái đất trở nên cạn kiệt dưới sự khai thác của con người dẫn đến khủng hoảng năng lượng. Lúc bấy giờ, tập đoàn RDA đang khai thác unobtanium – một loại khoáng sản có giá trị tại Pandora, một hành tinh tươi tốt mang sự sống giống Trái Đất nhưng lại có bầu khí quyển độc hại cho con người. Pandora là nơi sinh sống của người Na'vi da xanh, có hình dáng và trí óc giống con người. Để tìm hiểu về người Navi và sinh quyển ở Pandora, các nhà khoa học sử dụng cơ thể người lai Na’vi gọi là các Avatar, được hoạt động thông qua liên kết thần kinh với những người có kiểu gen phù hợp. Jake Sully là một cựu lính thủy quân được giao nhiệm vụ trà trộn vào hành tinh Pandora. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đã khiến anh bị giằng xé giữa việc tuân theo mệnh lệnh hay bảo vệ xứ sở mà anh đã trót xem là quê nhà.

Đạo diễn James Cameron đã mất đến 15 năm để thực hiện Avatar từ lúc bộ phimcòn là ý tưởng năm 1994 cho đến khi ra đời năm 2009. Sở dĩ bộ phim mất nhiều thời gian như vậy là do Cameron không chỉ trau chuốt về mặt nghệ thuật mà còn cả kĩ thuật: từ công đoạn làm việc với chuyên gia ngôn ngữ để tạo ra tiếng Na’vi với hơn 1000 từ, cho đến việc tạo ra kĩ thuật 3D. Sự kì công này khiến Avatar chiều lòng được cả khán giả đại chúng lẫn giới hàn lâm. Avatar luônđứng đầu danh sách phim ăn khách nhất mọi thời đại với doanh thu lên đến 2,7 tỉ USD, và chỉ bị Avengers: Endgame vượt mặt vào năm 2019 sau suốt 10 năm thống trị bảng vàng.            

Avatar 3 dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025, tiếp tục hứa hẹn mang đến những thành tích khủng trong tương lai. 

James Cameron

Inception (2010)

Hầu như những bộ phim của đạo diễn Christopher Nolan đều có các yếu tố như: du hành thời gian, tìm hiểu bản chất thế giới… khiến người xem vừa rối não lẫn rối lòng. Và Inception chính là một tác phẩm hội tụ đủ các yếu tố làm nên thương hiệu Nolan, trở thành một tượng đài khó quên trong lòng người hâm mộ.

Inception là một trải nghiệm điện ảnh đáng nhớ khi Nolan cố gắng hình tượng hóa kiến trúc tư duy của con người, biến tiềm thức trở thành không gian vật lí cho các hoạt động đánh cắp được diễn ra. Bộ phim kể về một tên trộm có khả năng đi vào giấc mơ của người khác. Dom Cobb không trộm gì cả, anh chỉ trộm ý niệm. Bằng việc thâm nhập vào tiềm thức của đối tượng, anh có thể lấy thông tin mà đến cả những tay hacker sừng sỏ nhất cũng không thể làm được. Trong thế giới điệp viên, Cobb là vũ khí tối thượng. Nhưng kể cả vũ khí cũng có nhược điểm, khi Cobb gần như mất tất cả mọi thứ, anh được giao một nhiệm vụ cuối cùng để chuộc lỗi. Lần này, Cobb không gặt lấy ý niệm, anh gieo nó. Liệu anh và đồng đội có thành công?

Christopher Nolan

Inception có một kịch bản hoàn hảo, từng thế giới giấc mơ xuất hiện trong phim vừa chính xác, tinh tế, đôi khi lại hài hước. Thời gian là chủ đề yêu thích của Nolan và ông luôn tìm được cách thể nghiệm thú vị, có thể thấy rõ điều này qua cả phim InterstellarDunkirk. Nhưng trong Inception, thời gian không chỉ là chủ đề mà còn là công cụ kể chuyện khi tái hiện lại hoàn hảo nỗi ám ảnh của kẻ cắp giấc mơ. Từ đó, bộ phim đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa: liệu rằng ta có đang sống trong thời gian thực, khi nào thì một giấc mơ trở thành thực tế, khi nào thì thực tế hóa ra lại chỉ là một giấc mơ, ta đang thức hay còn mơ?

Thông qua Inception, Nolan lồng ghép rất nhiều khái niệm về sự logic giấc mơ, đảo ngược các nguyên tắc vật lí, cho thấy những thực tại có thể vỡ vụn ra sao… Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành một tác phẩm sci-fi tâm lí đỉnh cao mà có lẽ nhiều thập kỉ sau, vẫn còn khiến người ta trầm trồ.

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Cafe sáng