Trà chiều

Kĩ nghệ quảng cáo: Vì sao có Thương hiệu mới có cơm ăn

Hay cách thức những Thương hiệu ra đời và trở nên tất yếu trong lược sử ngành Marketing hiện đại.

Published

on

Kỷ nguyên “Mad Men” vào những năm 1960 là thời kỳ bùng nổ của thương hiệu – từ thuốc lá đến xà phòng, những nhãn hiệu đã định nghĩa ngành marketing hiện đại. Hiểu về khoảnh khắc khai sinh những chiến dịch đầu tiên sẽ giúp ta lý giải tại sao các sản phẩm có thương hiệu lại hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống ngày nay.

Trở lại ít nhất 70 năm trước, đã từng có một thời mà – để thành công trong kinh doanh – tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tạo ra một sản phẩm có chất lượng. Nếu cửa hàng của bạn bán cà phê, bia hay rượu whiskey ngon, người ta sẽ tới và mua chúng. Miễn là sản phẩm của bạn có chất lượng vượt trội hơn của đối thủ, bạn có thể khá chắc chắn rằng mình sẽ có chân trong thị trường. Cho đến những năm 1970, một người tiêu dùng khôn ngoan có thể dễ dàng phân biệt các sản phẩm chất lượng cao và kém.

Dù cho chúng ta thích phàn nàn về những gì mình mua đến mức nào, không thể phủ nhận rằng, chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của những sản phẩm có chất lượng. Ngày nay, hiếm có ai vớ phải những chiếc xe hơi thường xuyên hỏng hóc hoặc những cái bể bơi trẻ con cứ rỉ nước ra ngoài. Tôi thách bạn bước vào bất kì siêu thị nào và tìm thấy một sản phẩm có chất lượng không tương đương (hoặc không gần như tương đương) với những sản phẩm dẫn đầu cùng loại – nếu chỉ xét về mặt chức năng. Thế mà, những công ty đã từng dẫn đầu trong quá khứ thì ngày nay vẫn thường đứng vững ở vị trí ấy. Một số đại diện cho “những thương hiệu nền tảng” – những công ty trong thập niên 50-60 là ví dụ hoàn hảo của mô hình marketing thông minh mà ngày nay vô cùng phổ biến. Một số ít những “kẻ dẫn đầu” này được liệt kê ngay dưới đây. Chúng đã sống sót qua bài thử nghiệm khắc nghiệt của thời gian, và lý do lại đến từ việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Prind Ads của máy tính Apple (1979)

Sự ra đời thương hiệu hiện đại

Việc chuyển đổi từ các sản phẩm đơn giản sang các thương hiệu không phải là một quá trình đột ngột hoặc không thể tránh khỏi. Bạn có thể tranh luận rằng, các sản-phẩm-tiêu-chuẩn-hóa-cho-người-tiêu-dùng ở giữa thế kỉ 20 đã không còn phù hợp, đòi hỏi các công ty phải tìm ra con đường mới để định vị bản thân giữa hàng loạt những đối thủ.

Vào những năm 1950, khi nhận thấy chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đang dần cải thiện, những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói như P&G, General Foods và Unilever đã phát triển nguyên lý quản trị thương hiệu, hay marketing như chúng ta vẫn gọi ngày nay. Nhà quản trị thương hiệu sẽ chịu trách nhiệm cho sản phẩm một bản sắc riêng – thường gọi là “định vị” – để phân biệt nó với những đối thủ cạnh tranh gần như chẳng mấy khác biệt.

Điều này đòi hỏi hiểu biết về đối tượng khách hàng mục tiêu và cái mà chúng ta gọi là “định vị giá trị thương hiệu”, khi lợi ích được cung cấp không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn bao hàm cả những giá trị cảm xúc. Theo thời gian, những giá trị cảm xúc này sẽ tạo ra một vùng đệm chống lại sự cân bằng về mặt chất lượng. Miễn là mọi người cảm thấy một thương hiệu đang cung cấp giá trị vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh, công ty sở hữu thương hiệu có thể nâng giá bán sản phẩm lên một chút. Nếu phần “điểm cộng” từ thương hiệu lớn hơn chi phí để xây dựng thương hiệu (gồm chi phí cho đội ngũ nhân viên bổ sung và thường là chi phí quảng cáo), công ty sẽ đi trước các đối thủ.

Trong thập niên 50, 60, những thương hiệu như Tide, Kraft và Lipton đã rất xuất sắc trong các hoạt động tiếp thị, đặt ra tiêu chuẩn cho tất cả các thương hiệu ngày nay. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của gần 50 năm lịch sử marketing, nơi “chiến thắng” được xác định bằng việc bạn hiểu người tiêu dùng tốt hơn đối thủ, và đạt được đúng “tổng hòa thương hiệu” (brand mix). “Brand mix” không chỉ bao gồm logo hay giá cả của sản phẩm. Nó còn là bao bì, chương trình khuyến mãi và quảng cáo, tất cả được chỉ đạo bởi các khẩu hiệu định vị chính xác từng chữ.

Print Ads của Burger King năm 1976

Xây dựng một “thương hiệu rõ ràng”

Như bạn tôi, Simon Clift, cựu Giám đốc Marketing của Unilever thường nói, thương hiệu là hợp đồng ký kết giữa công ty và người tiêu dùng. Trên thực tế, là một gói hợp đồng. Người tiêu dùng là bồi thẩm đoàn kiêm thẩm phán. Nếu người đó tin rằng một công ty đang vi phạm hợp đồng – do hoạt động kém hiệu quả hoặc do hành xử sai lầm – người tiêu dùng sẽ chỉ đơn giản chọn ký hợp đồng với một thương hiệu khác.

Tôi nói “hành xử sai lầm” bởi vì trên thực tế, những thương hiệu mạnh nhất luôn thể hiện rõ ràng giá trị cốt lõi của họ. Huyền thoại làng quảng cáo và nhà sáng lập công ty quảng cáo Wieden & Kennedy, Dan Wieden, đã diễn đạt theo một cách khác: Thương hiệu là những động từ. Nike cổ vũ. IBM giải quyết. Sony đem đến giấc mơ.

Nhưng ít thương hiệu rõ ràng được như vậy. Ngay cả những người phát minh ra ngành quản trị thương hiệu cũng vẫn thấy đây là một thách thức. Jim Stengel, cựu nhân viên P&G, đã thẳng thắn thừa nhận với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng “trong khi nhiều sản phẩm của P&G được đánh giá rất cao về chất lượng, một số đối thủ cạnh tranh của chúng tôi có mối liên kết tình cảm mạnh mẽ hơn với trái tim người tiêu dùng. Có rất nhiều sự tin cậy dành cho sản phẩm của chúng tôi, nhưng lại không có nhiều tình yêu trong đó.”

Trong nhiều thập kỷ, các công ty lớn tiếp thị thương hiệu, trong khi những người khác chỉ bán sản phẩm. Khi tôi tốt nghiệp đại học vào cuối những năm 1980, một người có tham vọng học marketing biết rằng phải bắt đầu làm việc tại các “ông lớn” như Colgate, Procter, Unilever, Coke, Pepsi và General Mills để học hỏi. Đồng thời, Sara Lee, Mars, Cadburys và Danone – một số công ty nhỏ hơn cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng thương hiệu thành công –  có xu hướng thuê những người “tốt nghiệp” từ các công ty lớn trên sau khi họ đã được đào tạo bàn bản trong khoảng 5 năm. Từ đó, các marketer tỏa rộng ra khắp ngành công nghiệp. Những “ông lớn” thực sự đã định hình bộ mặt tiếp thị ngày nay.

Hiện trạng của ngành marketing thời nay

Chỉ 20 năm trước, đa số các công ty bán lẻ thậm chí còn không có một phòng marketing đúng nghĩa. Nếu có, phòng ban này hầu như chỉ chịu trách nhiệm chuyện điều phối các bữa tiệc khai trương cửa hàng.

Nhưng vào đầu những năm 1990, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Những nhà bán lẻ lớn bắt đầu nhận ra rằng họ cũng có cơ hội trong trò chơi xây dựng thương hiệu, và rằng, bằng cách bán nhiều hơn các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu tốt hơn, họ không chỉ có thể cải thiện đáng kể lợi nhuận mà còn có thể nâng cao danh tiếng thương hiệu bán lẻ riêng của mình.

Không nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh đã dẫn đầu bảng xếp hạng. Vì vậy, thị trường bán lẻ ở đây thực sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Khoảng hơn một thập kỷ trước, các công ty bán lẻ như Tesco, Waitrose và Sainsbury bắt đầu thuê các marketer từ những nhà cung cấp của họ như Unilever và P&G. Tất nhiên cũng phải mất một thời gian, nhưng ngày nay các công ty này và thương hiệu của họ có mức độ trung thành thương hiệu ngang bằng – đôi khi còn tốt hơn – bất kỳ thương hiệu nào của những nhà sản xuất mà họ đang phân phối. Tất nhiên, lợi nhuận theo sau. Tỷ suất lợi nhuận của các chuỗi siêu thị này ở Anh cao hơn gấp đôi so với các siêu thị còn lại trên thế giới.

Sự phát triển này không chỉ giới hạn ở mảng bán lẻ hoặc thị trường hàng tiêu dùng nhanh. Sự nổi lên nhanh chóng của một thương hiệu điện thoại di động như HTC từ một nhà cung cấp nhãn hiệu tư nhân (OEM) chỉ ba năm trước thành một công ty lớn ngày nay, cũng như sự thăng tiến rất mạnh mẽ của các thương hiệu như Haier trong sản phẩm gia dụng và LG trên thị trường TV cho thấy rằng một chút kiến thức marketing có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu mạnh một cách lâu dài.

Hết.

Matcha lược dịch.

Bài viết gốc được thực hiện bởi Marc De Swaan Arons, đăng tại The Atlantic.

*

“Bóc phốt” giới kinh doanh


Trà chiều

Sứ Đoàn Iwakura đạt Giải thưởng sách Quốc Gia 2024

Published

on

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, nhà khoa học và người làm công tác xuất bản.

Tối ngày 29.11.2024 tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII, tác phẩm Sứ Đoàn Iwakura - Chuyến Tây Du Khảo Cứu Nhằm Canh Tân Nhật Bản Thời Minh Trị (Ian Nish biên soạn, Nguyễn Hoàng Mai - Nguyên Tâm dịch) hân hạnh được vinh danh giải Khuyến khích.

Sứ Đoàn Iwakura là tác phẩm nghiên cứu tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây. Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Sách dày 427 trang, gồm 11 chương tổng hợp các bài viết của Ian Nish và 12 chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế khu vực Nhật Bản và Đông Á. Tám chương đầu, độc giả sẽ cùng phái đoàn đi qua tám cường quốc từ Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Thụy Điển và Italy. Bản ghi chép của những học giả góp phần tái hiện hành trình tìm kiếm “văn minh khai sáng” của sứ đoàn Iwakura tại trời Âu dưới góc nhìn của người phương Tây. Ba phần còn lại trong ấn phẩm là bài phân tích, nhận định của chuyên gia lịch sử, đánh giá tình hình nước Nhật sau chuyến công du.

Để hiểu thêm về một lát cắt lịch sử quan trọng của Nhật Bản, cũng như đọc thêm về chuyến đi được mệnh danh là “Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật”, mời bạn tìm đọc sách tại đây hoặc tại hệ thống các nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Đọc bài viết

Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam đồng hành cùng các bạn học sinh tham gia cuộc thi ‘F1 in Schools’

Published

on

F1 in Schools là một giải đấu mang tính giáo dục, cạnh tranh toàn cầu do Formula One kết hợp với chương trình quốc tế STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Giải đấu được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học với mục đích giới thiệu kỹ thuật cho những người trẻ tuổi trong một môi trường thú vị. Mỗi đội thi (từ 3 - 6 học sinh) phải thiết kế và chế tạo một chiếc xe đua Công thức 1 cỡ nhỏ từ Khối mô hình F1 chính thức bằng các công cụ thiết kế CAD/CAM.

Năm 2024, ADUA Racing - đội bao gồm các học sinh cấp 2 của trường British International School Ho Chi Minh City đã vinh hạnh giành được cơ hội tham gia vòng chung kết cuộc thi F1 in Schools ở Dubai, Ả Rập Saudi. Đây là đội duy nhất đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết năm nay.

Những nỗ lực rèn luyện, khả năng sáng tạo, tư duy học tập đáng ngưỡng mộ của các em học sinh trong giải đấu này phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi mà Nhà Sách Phương Nam luôn muốn đem lại cho các bạn đọc và khách hàng trên toàn quốc.

Vì vậy, Nhà Sách Phương Nam hân hạnh trở thành nhà tài trợ đồng hành cùng đội thi ADUA Racing trên hành trình vươn ra thế giới. Nhà Sách Phương Nam hy vọng nỗ lực này sẽ góp phần ươm mầm cho những tài năng tương lai, khuyến khích người trẻ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Nhà Sách Phương Nam luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà Sách Phương Nam vẫn luôn nỗ lực trên hành trình kết nối bạn đọc đến với thế giới tri thức thông qua những cuốn sách hay và các hoạt động ý nghĩa.

Cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả và khách hàng đã tạo điều kiện để Nhà Sách Phương Nam tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ trên những chặng đường đầy ý nghĩa trong tương lai.

Đọc bài viết

Trà chiều

Sự kiện giao lưu & ký tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

Published

on

Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book phối hợp cùng tác giả Anh Khang tổ chức sự kiện giao lưu và ký tặng vào lúc 16g00, thứ Bảy ngày 16.11.2024 tại sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM).

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành là tác phẩm kỷ niệm hơn một thập kỷ viết văn của tác giả Anh Khang. Anh gọi đây là một “cuốn sách làm lành” – thay vì “chữa lành” như cách gọi thường thấy trong xã hội hiện đại. Tác phẩm được chia làm hai phần, mở đầu bằng “Độc thoại” với những dòng tư lự đơn lẻ như tự trấn an “đứa trẻ bên trong đang ăn vạ trên đường trưởng thành”, rồi sang đến “Đối thoại” là những lời tâm can san sẻ cùng Gen Z lẫn Gen Z(à) để tìm sự ủi an. Mỗi câu, mỗi lời tâm tình thủ thỉ đều quá đỗi chân thành, như chính lời tác giả tự nhận thì đây “chính là những ghi chép trong lúc ‘khóc một trận đã đời’, rồi từ nay, chỉ nhìn về phía trước”.

Kể từ khi xuất bản tác phẩm đầu tay Ngày trôi về phía cũ… vào năm 2012, đến nay Anh Khang đã trở thành “tác giả triệu bản” với nhiều tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Anh còn được bạn đọc thương tặng tên gọi “nhà văn của những nỗi buồn tuổi trẻ” vì những chia sẻ sâu sắc và đầy cảm thông trong từng trang sách. Sách Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành đánh dấu sự trở lại của Anh Khang sau 4 năm tạm vắng mặt trên văn đàn, đồng thời cũng là món quà tri ân dành tặng cho thế hệ độc giả đã trưởng thành cùng những bài viết của anh.

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành – tác phẩm mới nhất của tác giả Anh Khang do Phương Nam Book liên kết xuất bản.

Đến với sự kiện giao lưu và ký tặng, độc giả sẽ có cơ hội trò chuyện cùng nhà văn Anh Khang và lắng nghe anh chia sẻ về những thăng trầm trong quá trình sáng tác cuốn Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành. Đặc biệt, sự kiện còn chào đón sự góp mặt của ca sĩ - nhà văn Hamlet Trương.

Giao Lưu & Ký Tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

  • Thời gian: 16:00 – Thứ bảy, ngày 16.11.2024
  • Địa điểm: Sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM)
  • Vào cửa tự do

Về tác giả: Quách Lê Anh Khang

  • Công việc chính là làm báo, công việc phụ là làm mệt mình bằng những cảm xúc đa mang. Mọi nghề nghiệp đã và đang làm như phóng viên, biên tập viên, PR, MC... đều có vẻ khá nghiệp dư, nhưng lại rất chuyên nghiệp trong vai trò làm “người độc thân nhạy cảm”.
  • Ngày sinh: 11/8
  • Cung Hoàng đạo: Sư Tử (Leo)
  • Cử nhân khoa Báo chí & Truyền thông – Đại học KHXH&NV TP.HCM
  • Sách đã xuất bản:
    • Ngày trôi về phía cũ... (2012)
    • Đường hai ngả, người thương thành lạ (2013)
    • Buồn làm sao buông (2014)
    • Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em (2015)
    • Thương mấy cũng là người dưng (2016)
    • Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh (2017)
    • Người xưa đã quên ngày xưa (2018)
    • Những năm tháng đó, có tôi yêu người (2019)
    • Thả thính chân kinh (2020)
    • Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành (mới xuất bản – năm 2024)
Đọc bài viết

Cafe sáng