Phía sau trang sách

William Faulkner đã dạy cho tôi cách viết văn như thế nào

Hay lời giới thiệu mới cho “Âm thanh và Cuồng nộ”

Published

on

Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của người thầy dạy tôi viết, cùng với nhạc The Carpenters.

Văn chương Mỹ thế kỷ XX có hai người khổng lồ xuất hiện như bằng chứng cho sự phát triển rực rỡ về tất cả điểm nhìn mà một nhà văn có thể khai thác được thông qua phương pháp nhìn cổ điển cùng sự chán chường cùng cực của hậu thế hệ nhạc Jazz, và vô tình hoặc hữu tình thay, họ đều là những nhà văn được trao giải Nobel với lý do tương đồng – công lao không thể thay thế trong việc định hình phong cách và sự phức tạp trong tiểu thuyết hiện đại hậu kỳ: Ernest Hemingway (tất nhiên), và William Faulkner (rất ngạc nhiên). Nói như thế để làm tỏ tường rằng, so với Mr. Papa thì Faulkner vẫn chưa nhận được sự nhìn nhận đúng đắn và dẫu cho có thì sự đúng đắn ấy chưa đủ tính xung đột để xiển dương nhà văn và tác phẩm, ít nhất là ở Việt Nam. Tới nay, chỉ có 7 tiểu thuyết trong số 13 cuốn tất cả được dịch sang tiếng Việt một cách chính chuyên và không phải dưới dạng sách ngầm, sách chui, hoặc tôi không biết, đó là: Cọ hoang, Âm thanh và Cuồng nộ, Khi tôi nằm chết, Thánh địa tội ác (mới được tái bản sau nhiều lần thét một mức giá vô cùng học sinh, sinh viên, cho những tầng lớp bình dân muốn học vụ, từ phía các account facebook khơi dậy tinh thần ham đọc sách của giới trẻ bằng cách chuyển hóa việc đọc thành một việc thiêng liêng và hợp thời: sưu tầm bản sách quý, bên cạnh sưu tầm các phiên bản S100, S500 mà một nghìn năm nữa tôi cũng không dám bước chân vào), Bọn đạo chích, Nắng tháng Tám và hình như chỉ có một chiếc truyện ngắn duy nhất trong số hơn 900 trang truyện ngắn được Random House ấn hành năm 1934 (lúc này William vẫn còn tiếp tục viết) đó là Bông hồng cho Emily. Đáng chú ý thay, ba cuốn sách quan trọng và sáng giá bậc nhất của ông là A Fable (được giải Pulitzer, trước Bọn đạo chích, rất kinh tế cho các nhà in), Absolom, Absolom! (được đánh giá ngang hàng với Âm thanh và Cuồng nộNắng tháng Tám) và Go Down, Moses vẫn chưa có ai thèm dịch, hoặc có đủ khả năng và kiên tâm để dịch. Trong khi đó, hầu như tất cả tiểu thuyết của Ernest Hemingway đều đã được xuất hiện ở Việt Nam ngay cả trước 75 và nghe đâu là trước luôn 65, chưa kể các tuyển tập truyện ngắn hùng hậu rải khắp nhà sách đất nước. Đặc biệt, Ông già và Biển cả được đưa vào chương trình lớp 12 cũng là dịp để các mầm non Tổ quốc có cơ hội tiếp cận với cây đại thụ trong nền văn chương của một đất nước mà các em thầm ngưỡng mộ chiều dài của quý, hay một ban nhạc, một người nổi tiếng, xinh đẹp nào đó, hoặc nhân vật Francis Scott Fitzgerald của nhà văn Gatsby, hoặc muôn vàn các phong trào và thuật ngữ mà các em hằng ao ước lĩnh hội hết.

Chỉ có một lý do cốt yếu mà tôi dùng để giải đáp thắc mắc cho sự vô danh của thầy tôi (dĩ nhiên là tôi đang nói về Faulkner, tôi chưa bao giờ coi Hemingway là thầy) là sự sinh sau đẻ muộn và bực dọc của ông ta. Nếu như người dịch mọi miền thế giới có thể xử lý Ernest Hemingway với vốn tiếng Anh trung tầm và khả năng ngữ pháp tầm sư phạm và được lay động con tim với trận Thế chiến II lịch lãm và con người lao động đánh đúng gót chân Achilles của dân ta, thì nếu như không nhân một đợt thiếu thốn tiền của mà viết nên Thánh địa tội ác, William sẽ vô danh. Cuốn tiểu thuyết sáng giá nhất của ông ta, thứ đem lại cho ông ta sự tung hê nhiệt tình của lớp lớp thế hệ văn chương Mỹ và lấn sang cả La-tinh – Âm thanh và Cuồng nộ, ông ta lại ngạo nghễ trả lời nó là sự thất bại rực rỡ nhất của ông, dù miệng bảo là yêu thích nhất nhưng chưa bao giờ hài lòng về nó.

Âm thanh và Cuồng nộ hấp dẫn người ta ngay từ cái global-brand danh giá, một trong những văn bản khó đọc nhất thế kỷ XX, rõ ràng là như thế. Dấu hiệu đầu tiên ta có thể thấy, tựa đề được William thuổng từ một đoạn thơ trong Macbeth mô tả một người điên. Đúng vậy, ban đầu ý định của William chỉ là muốn viết một truyện ngắn dưới góc nhìn của một kẻ khờ dại, nhìn lên cái quần nhỏ bị dính bùn của một đứa bé gái lúc trèo lên cây và nghĩ đó là hình ảnh tuyệt diệu nhất xuyên suốt văn bản. Đó là lý do trong bản hòa tấu Âm thanh và Cuồng nộ, nhịp moderato lại để vào tay một thằng khờ, nỗi ô nhục của gia đình Jason Compson trình bày. Đó là Benjamin, hay trước đó là Maury. Đặt bối cảnh vào ngày 7/4/1928 nhưng không phải là như thế, vì bản chất dở khùng dở điên nên ý niệm về không gian và thời gian trong Benjamin-thằng khờ bị tháo dỡ đến vô cực, đó là sự giao thoa của tất cả sự kiện vụt qua như một cơn gió và trở lại ở những phần sau đó. William Faulkner chặn đứng tất cả các sự ý thức của nhân vật trong một dòng ý thức miên man nhưng đứt đoạn, đứt đoạn nhưng vẫn miên man. Với Benjy, tính từ bị triệt tiêu đến số cực tiểu, thay vào đó là động từ nguồn và danh từ phổ quát. Nhưng nhà văn tự nhận truyện ngắn chủ ý mình viết không đạt (trong bài phỏng vấn với Frederick L. Gwynn và Joseph L. Bronte) nên Quentin ở chương thứ hai là một sự nỗ lực phát triển câu chuyện mang tính chữa cháy.

Chương của Quentin lùi người đọc về mốc thời gian 2/6/1910, từ Jefferson đổi sang Harvard. Tuy Quentin là người tỉnh táo và có học vấn nhất nhưng chương của anh vẫn giàu nỗ lực phá bỏ không gian và thời gian. Ở chương này, cảm hứng chính cho ông chính là khúc bi ca của những số phận lạc lối mà Quentin chính là đại diện: anh ta chết chìm trong suy tư trước hiện thực của mình, anh ta không đủ khả năng để đối diện với nó. Thế nên ở chương này, Quentin cũng chẳng khá khẩm hơn Benjy là mấy, anh vẫn dở khùng dở điên, tự tiện phá dỡ mọi hình thức ngữ pháp và lối điệu cổ điển, để bước vào một thế giới ảm đạm nơi anh đối thoại với mình từng phút một ý nghĩ sự loạn luân và bi quan chủ nghĩa do cha anh gán cho từ thủa tấm bé. Ở thế giới đó, biểu mẫu lại xuất hiện dưới dạng sự vật phổ quát song lại mang nhiều suy tư và ẩn ý hơn Benjy: cổ mẫu nước, đồng hồ, chuông, em bé người Ý, bóng,… Nhưng William vẫn thấy mình thất bại trong việc tái tạo lại cảm giác ban sơ mà hình ảnh đứa bé gái trèo lên cây để lộ quần nhỏ dính đầy bùn đánh thức ông, thế là ông để Jason xuất hiện. Jason đưa người đọc quay lại trước chương của Benjy một ngày và chương kể ngôi một duy nhất không có chữ in nghiêng, được trình bày tuần tự và dễ dàng như chính nhân cách khô khan và khốn đốn của nhân vật. Và cuối cùng, Faulkner bước vào câu chuyện ở ngôi ba chương cuối, nhưng đúng như ông vẫn bi quan chấp nhận, ba nỗ lực sau này biến truyện ngắn thành tiểu thuyết vẫn chưa đủ để Caddy hiện ra từ sương mờ mông lung của lớp lớp câu chữ được viết bằng một thứ từ vựng dễ hiểu nhưng chính ngữ pháp khiến chúng thăng hoa và bế tắc.

Có thể nói Âm thanh và Cuồng nộ là một cuốn sách đi từ thất bại này đến thất bại khác, đúng như nhà văn của nó luôn tự nhủ với chính mình qua các cuộc phỏng vấn công khai. Chủ ý của ông là tái hiện một nhân vật “bị ẩn” là Caddy qua bốn điểm nhìn, song, hết lần này đến lần khác lại không đạt mong muốn và thỏa mãn sự yêu quý của ông với nhân vật, người Faulkner gọi là người tình trăm năm. Ở chương đầu, William Faulkner trang bị cho người kể chuyện là Benjamin một ý định thực sự khôn ngoan: một kẻ khờ mang dáng dấp của Chúa Khổ Đau. Mọi cảm giác và tri nhận của nhân vật kể đều trong trắng và trinh bạch đến mức khùng dở. Thế nên sự mờ hóa (declearisation) phân hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ở đó người kể cũng không thể tự ý thức và nắm bắt nhân vật của mình, nâng sự tri nhận và khả năng đồng sáng tạo của độc giả lên mức tối đa và ghép hình lại tất cả mảnh vỡ mà nhà văn xáo lên, để tìm ra trong đó vẻ đẹp vô thường của vạn vật: lửa, cây hoa cà, mười lăm xu, quả bóng golf và những bí mật tăm tối mà nhân vật đã tri nhận nhưng không thể xử lí. Nhân vật là một kẻ khờ, rõ ràng, thế nên người đọc gặp khó khăn trong việc khái quát hóa câu chuyện, trao đổi với thế giới bên ngoài của Benjy chỉ qua những lời âu yếm của Caddy hay lời xua im và dọa mắng của các thành viên trong gia đình. Cách nhìn của Benjy với mọi thứ cũng tinh khiết như cách Chúa nhìn người khác, và đến đây, bắt dây sang nhân vật chi phối bốn chương, Caddy, thì có lẽ rằng Benjamin đối với Caddy như cái nhìn của Chúa với vẻ đẹp đã mất của loài người. Có nhiều bằng chứng cho thấy William Faulkner bị chi phối bởi tín ngưỡng miền Nam vào Chúa để tạo ra nhân vật này: Benjamin mãi mãi dừng lại ở tuổi 33, con số cho số tuổi thọ tương truyền của Chúa, con số linh thiêng và đặc biệt. Thế nên thế giới câm và thiểu năng cùng với những tri giác đột biến như nhìn lửa, ngửi mưa (một vết tích đỉnh cao của sự mờ hoa định dạng trong văn chương hậu hiện đại),… của Maury luôn chất chứa sự muôn màu và phản chiếu một cách chân thành nhất nhưng cũng không kém phần đẹp đẽ, một Caddy biểu trưng trong cuộc sống đan xen vào nhau, đẹp và khó hiểu. Nếu Caddy trong Benjamin khởi sinh từ sự trong trắng và thành thật thì Caddy trong cách tự sự của Quentin được vớt ra từ bùn. Rõ ràng Quentin là kẻ thất bại bị hiện thực đẩy xuống hố, trong anh mang nỗi thống khổ của một con người khủng hoảng rất hiện sinh cùng phức cảm bi quan cực đoan. Những ý niệm của cha anh truyền lại biến thành hồn ma ám ảnh anh, mà thời gian, thói thường, bóng, nước cũng là vật anh tự biến thành nỗi ám ảnh riêng, dẫn đến cái chết bằng cách nhảy cầu. Caddy với Maury mang từ Mẫu nhưng sang Quentin mang chữ Dục, vì nàng góp phần ám ảnh trong Quentin suy nghĩ loạn luân và giết anh ta với thói sống quá phóng túng và tự hủy của mình. Càng về sau sự giải phóng cấu trúc và hỗn loạn càng ngày càng năng động: cắm thằng những câu không đầu không cuối được in nghiêng vào trong đoạn chữ viết bình thường, xuống dòng liên tục với chỉ một câu văn lạ lùng, cấu trúc bị tan biến, vô thức,… kết hợp cùng với hàng loạt các sự kiện chỉ được kể sơ sài và bôi mờ làm câu chuyện dường như không thể giải mã. Anh vào tiệm sửa đồng hồ và bị chế ngự bởi thời gian còn lại của mình do chính mình từ đặt ra, khao khát tìm một chiếc đồng hồ chạy đúng; anh thấy chiếc bóng mình ngả đổ sau khi bỏ tiết lang thang ngoại ô cùng với cuộc sống vẫn đang vui vẻ với lễ hội đua xuồng, và áo flannel, lần lữa với cái chết của mình; tiếng chuông báo hiệu các giờ học ngân nga trên Harvard là sợi dây ràng buộc một con người đã quá túng quẫn vào lại nếp gấp cõi cằn, sự hiểu lầm trước tiệm bánh mỳ với em bé người Ý ở Jefferson là sự ẩn dụ cho tình yêu đau đớn và trinh bạch nhưng quá tục tằn với người em gái Caddy, đây là những điều William Faulkner vẫn can tâm chối bỏ, tất cả những vật mẫu và “tầng băng nổi” ẩn lên không được ông gán ghép bất cứ ý nghĩa sâu xa nào, điều đó càng mời gọi sự giải mã từ bất cứ tay đọc nào, ở bất cứ thời kỳ nào và cách đọc ra sao.

Cần soi rọi hai điểm nhìn thú vị, nghệ thuật và khó tiếp nhận bậc nhất trong văn bản này bằng lý thuyết hệ hình hay mô thức (paradigm) của Thibaudet. Rõ ràng tuyến đường liên kết duy nhất của chương một và chương hai chính là sự phát triển về nỗi thống khổ và điểm nhìn chú trọng không gian và trải nghiệm riêng của hai nhân vật Benjy phát triển thành Quentin. Sự vận động đó diễn ra không ngờ trên một tuyến trình thời gian chạy từ những mảnh vỡ ngày 7/9/1924 (đây cũng chỉ là một cột mốc mù) trở ngược về 2/6/1910 cùng với nỗi buồn được biến thiên. Ở chương Benjy ngập ngụa nước mắt (ai cũng bảo anh ta nín, mọi lúc) là thanh âm của vĩnh viễn và đau đớn được chuyển dịch theo một đường thẳng qua phép đối xứng tâm và tâm là sự phức tạp trong cách biểu đạt của một thiên truyện tiếp cận theo tư duy hậu hiện đại, thì ở chương của Quentin, không có nước mắt nhưng cách kể cùng sự phá vỡ cấu trúc (cấu trúc tạo nên cảm giác nhịp nhàng, lặng yên) thành đa cấu trúc hoặc phi cấu trúc làm nên sự bất bình và hỗn độn, tức là hành động tượng trưng cho nỗi buồn của Benjy đến lượt Quentin đã thành nỗi khổ đau mông lung, không hành động cụ thể nhưng mờ ảo và tê tái.

Flannery O’Connor, một nhà văn theo đuổi trường phái Gothic miền Nam khác nói ông đã tạo ra sự dời về những điều nhà văn không được phép làm. Đó là sự thể nghiệm xô đổ phong cách cổ điển và cách tân từ Ulysses của James Joyce. Nếu như trong sách James luôn ẩn khuất một vở kịch ngầm đâu đó dưới bóng dáng tiểu thuyết thì William Faulkner lại quan tâm tới sự bẻ gãy quy luật cấu trúc và nhịp phách của âm vị học từ nguyên tạo ra. Khó mà đọc được William nếu ta không để mình bị ông thách thức và làm cho chán chường: cách đặt tên nhân vật giống nhau cùng các ngôi xưng thứ ba không rõ hướng vào ai, cách ghép nối các tính từ xuyên suốt và thi thoảng ném vào đó các trợ từ, trạng từ không liên quan, thách thức sự dịch và sự đọc nghiêm túc. Vậy nên William vẫn còn là một thứ quá cao siêu ở Việt Nam, nơi cấu trúc và hình thức vẫn còn in sâu từ thuở còn viết những bài văn nghị luận dối lòng. Văn chương của William đánh tan đi cách suy tư thông thường mà chúng ta có thể gán cho một nhà văn và tác phẩm của anh ta. Gia đình Jason Compson xuất hiện sơ sài lần đầu tiên trong chương đầu của truyện Lễ cầu siêu cho một nữ tu, và đưa đến cục diện ở Âm thanh và Cuồng nộ rồi sau đó thường xuyên xuất hiện khắp các truyện ngắn và tiểu thuyết. Thế nhưng trong các thiên truyện viết sau này, dòng họ của nhà này lại xuất hiện thêm nhân vật mới, đó là Nancy, một người giặt đồ thuê trong Mặt trời trong đêm ấy (mà trong Âm thanh và Cuồng nộ là tên của con ngựa rã xương trên mương), là Thomas Sutpen trong Absolom, Absolom! dưới cách kể của Quentin trong căn phòng kín cùng với một bà cô gia tên là Miss Coldfield (ông rất thích đặt tên các nhân vật lớn tuổi bằng cách ghép các từ đơn), v.v,… Chúng ta cũng cần quan tâm đến sự bẻ gãy tính logic nếu xem các tác phẩm của William Faulkner là hệ liệt và tuyến tính với nhau theo một cách sắp đặt nào đó nhất định. Bằng chứng là các sự kiện của các nhân vật được nhắc lại như Boon Hogganback trong Go down, MosesBọn đạo chích cùng địa vị với nhau, song hành động nếu trải ra trên một biểu đồ tuyến tính và logic thì không hoàn toàn tương hỗ; nhưng Quentin Compson trong Âm thanh và Cuồng nộ và Quentin Compson trong Absolom, Absolom! là tương đồng. Absolom, Absolom! đã mở rộng gia phả của nhà Compson thêm hai thế hệ, điều mà trong Âm thanh và Cuồng nộ chưa đề cập đến, thông qua những lời kể của Quentin với anh bạn cùng phòng Shreve của mình. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi xét đến Âm thanh và Cuồng nộ, quan hệ của hai người này rất tốt và thường hay kể chuyện quá khứ cho nhau nghe. Nhưng nếu trải Âm thanh và Cuồng nộ bên cạnh Mặt trời trong đêm ấy viết cách đó khoảng nửa thập kỷ thì phi logic hẳn, Quentin đã tự tử ở tuổi 19 ở Harvard trong Âm thanh và Cuồng nộ bỗng nhiên sống dậy ở tuổi ba mươi hơn và kể chuyện quá khứ trong Mặt trời trong đêm ấy (!). Ta thử dời sự logic thông thường tạo ra bằng tam giác thao tác thời gian và không gian sang sự siêu logic cao hơn qua phương pháp nhìn nhận rơi vào hậu hiện đại: phương pháp giải cấu trúc (deconstruction) của Jacques Derrida. Đối chiếu tư tưởng với cách thể hiện, William Faulkner thể hiện sự xung đột trong cách chống lại nạn phân biệt chủng tộc sâu sắc ở miền Nam nước Mỹ những năm 30, 40 và cách thể hiện: cách gọi các nhân vật da màu của mình là Negro (một từ với hàm ý hơi miệt thị) và đẩy những con người này vào sự biến thái tư tưởng và thực dụng không thể chứa trong Red Leaves, Mule in the Yard mà về sau bị James Baldwin nhiệt tình công kích, đi vào sâu thế giới nội tâm nhân vật, rõ ràng tác giả luôn biện minh cho tình yêu tục tằn của anh Quentin bằng xử lí văn bản của anh này điên chẳng khác gì Benjamin, thậm chí còn hơn, nhưng kết cuộc nhà văn cũng ném anh ta vào cảnh tự tử với nỗi bi quan siêu thực,…

Đó là bằng chứng cho thấy cảm hứng trong các tác phẩm văn chương đầy thể nghiệm của William Faulkner vẫn rút ra từ trải nghiệm cá nhân của một nhóm nhân vật có thực trong cuộc sống muôn vẻ, một tuyên bố đi tuân theo lối đi của hiện thực chủ nghĩa, không tách rời với một áng văn hiện đại. Trong cuộc phỏng vấn với Joseph L. Fant và Robert Ashley, khi được hỏi về tác giả yêu thích, ông đã bảo rằng mình chỉ thích các nhân vật chứ không thích người tạo ra bọn họ lắm, và đó là Don Quixote trong tiểu thuyết cùng tên của Cervantes, bà y tá Sarah Gamp trong Martin Chuzzlewit của Charles Dickens, vài người của Balzac, Conrad,… Đó là những nhân vật mang tầm vóc thể hiện thời đại mạnh mẽ. Thật vậy, tất cả nhân vật của ông đều đại diện cho những lớp người ở miền Nam nước Mỹ trong thời kỳ đổ sập của các thái ấp giàu có và nạn phân biệt chủng tộc không thể nguôi ngoai. Dẫu khoác lên mình di sản của văn học lãng mạn và bánh răng đưa dòng ý thức xoay chuyển thì bọn họ vẫn là con người tượng trưng cho thời đại và cách thăng hoa của nhà văn gán cho họ. Quentin gục ngã, Jason loay hoay và tìm cách đứng dậy bằng cách cóp nhặt xu tiền, một mammy da đen là Dilsey vun đắp gia đình vì bà chỉ nghĩ đó là điều nên làm,…

Không có sự xuất hiện nào của William Faulkner trong cuốn sách Lịch sử văn học Mỹ của Lê Đình Cúc do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2007 là thỏa mãn. Cuốn sách viết dưới dạng tiểu dẫn bối cảnh văn chương Mỹ qua các giai đoạn: văn học dân gian, văn học thời thuộc địa (thế kỷ XVI -XVII), văn học thời cách mạng (1775-1820), văn học thế kỷ XIX với hai dòng là lãng mạn và hiện thực và cuối cùng là văn chương Mỹ thế kỷ XX, sau đó đi vào giới thiệu cụ thể từng đại diện mỗi thời kỳ. Và như tôi không ngờ đến, lão già một đời đưa miền Nam nước Mỹ hay Mississippi thành một lãnh thổ văn chương lại vô danh ở đây, trong khi những hậu duệ tốt và hậu duệ xấu của ông lại ít nhất được vài dòng nhắc tới: Flannery O’Connor, Thomas Pynchon, Carlos Onetti,… William Faulkner chỉ được nhắc sơ sài ở phần tiểu dẫn thời kỳ văn chương đầu thế kỷ XX nhân lúc nói về Ernest Hemingway và Francis Scott Fitzgerald với một hàm ý sai lầm sau: William Faulkner hoạt động dưới ngọn cờ của Ernest Hemingway. Ta thừa nhận rằng “Thế hệ bỏ đi” của Ernest Hemingway kế thừa từ người thầy viết-chẳng-ai-hiểu Gertrude Stein của mình (chữ này cũng không phải của bà nữa là) kéo đến Thế hệ Jazz là cảm hứng với yếu tố chủ đạo thể hiện sự chênh vênh và tự hứng của các tác phẩm sau này của Sinclair Lewis, kịch của Eugene O’Neill,… và cả tiểu thuyết và thơ đầu tay của William Faulkner, đặc biệt là sự xuất hiện của nhà văn Sherwood Anderson, người mê mẩn trường phái cực tiểu hay tối giản của Gertrude Stein và Hemingway, là người trực tiếp hình thành ý niệm về tiểu thuyết đầu tiên trong William Faulkner qua lời giới thiệu từ người bạn Stone lúc lông bông. Thế nhưng, nói bóng cờ của Ernest Hemingway cùng thuyết tảng băng trôi là thứ cốt yếu cần theo đuổi bên dưới lớp văn chương trùng điệp của William Faulkner là sai lầm. William Faulkner luôn nỗ lực chối bỏ tất cả các hình tượng biểu tượng trong truyện mình và gọi đó là các yếu tố phải xảy ra và không biết chúng tượng trưng cho điều gì. Đối với ông, biểu tự và vật mẫu xuất hiện vì chúng cần phải xuất hiện, như một thói đời lạ lùng mà nhà văn nghĩ ra để chải chuốt cho sở thích của mình. Như nhà văn đã nói, nếu anh ta là tất cả nỗi đau của anh ta, thì viết là nỗ lực giải tỏa bằng việc điều khiển nhân vật tượng trưng cho nhân vật có thật để tái hiện lại hình ảnh mà tác giả đã ấn tượng, như hình ảnh cô bé gan dạ trèo lên cây nhòm vào nhà trong đêm bà mất với chiếc quần lót lấm lem bùn đất; đó là Caddy, người tình trọn đời nhà văn ưu ái trong tất cả mọi văn bản mà nàng có mặt.

Chúng ta đang bị kẹt lại với William Faulkner trong thời đại này. Nếu như có ai đó hỏi tôi, dưới tư cách một người viết tham vọng ngạo nghễ rằng chúng ta nên làm gì với ông, chắc chắn tôi sẽ xua người ta dìm tượng đài của ông xuống sông để nước trôi đi tất cả. Bàn tay của ông đặt ở khắp mọi nơi trong địa hạt văn chương và đầy đủ những thần tượng mà ta ngưỡng mộ: sẽ không có một tác phẩm về Thế chiến kinh điển như Bẫy-22 của Joseph Heller nếu A Fable không ra đời, Khi tôi nằm chết là phiên bản đầu tiên để Carlos Fuentes học cách tường thuật trên giường bệnh và xáo tung mốc thời điểm và thời gian trong The Death of Artemio Cruz. Phương pháp tạo ra một địa điểm hư cấu để các nhân vật đại diện được trọn vẹn hoạt động của William Faulkner đã làm với hạt Yoknapatawpha được Marquez kế thừa tạo nên làng Macondo bất hủ hay Santa Maria của Juan Carlos Onetti. Đó là những bằng chứng cho thấy cách thức tiếp cận vấn đề có thể ảnh hưởng và lung linh như thế nào đến câu chuyện. Ngoài ra, trong các câu chuyện của William Faulkner, trải nghiệm đặt cạnh nhau những mảnh vỡ của không gian và thời gian cũng là điều đáng nói, như cách Henry James sắp đặt các điểm sáng cạnh nhau, những tình tiết được rút tỉa cẩn thận tạo cho người đọc cảm giác dễ chịu, thư giãn ở Tuổi hoa mộng, cách sắp xếp các tình tiết trong Âm thanh và cuồng nộ vỡ nát nhưng không phải là vô ý tứ, các thái độ dồn dập, nhiều hoạt động được đặt cạnh những trang giữa và về sau tạo nên nhịp điệu căng thẳng, cho độc giả cảm giác kết thúc giả khi lời kể Benjy chấm dứt mãi mãi.

Có một điều ta không thể chối cãi được rằng William Faulkner xứng đáng đặt bên cạnh Ernest Hemingway, thậm chí bên trên vì những thành tựu to lớn của ông trong cách định hình một lối viết thực sự thời thượng và trải nghiệm, điều mà chúng ta đang thấy Krasznahorkai László kế tục xuất sắc với cách tân giao thoa với triết học để thể hiện rõ ràng cái tôi và siêu tôi trong những trang văn nghẹt thở, không lối thoát đẩy ta vào một chuyến tàu đến vô cùng của ngôn ngữ, đặc biệt hấp dẫn trong Melancholy of Resistance hay một Toni Morrison với cách khai thác tư duy hình ảnh và đánh động bằng sự mô tả siêu thực trong chuyến phiêu lưu đi tìm lại sự đẹp đẽ của người da màu trong Bé Jar hay Yêu Dấu. Đó là lý do William Faulkner không còn khó hiểu với chúng ta nữa, khi chúng ta nhìn nhận văn chương của ông trên những phiến gạch mà những thần tượng mà chúng ta say đắm và đi cùng cách kế thừa thỏa đáng với phong cách viết văn tuyệt vời và những trải nghiệm hiện thực cổ điển bậc thầy của nhà văn lỗi lạc này.

Hết

Gia Bin

*

Đọc tất cả bài viết của Gia Bin

Click to comment

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phía sau trang sách

Danh ca Elvis Phương ra mắt hồi ký mới, trải lòng nhiều chuyện hậu trường thú vị

Published

on

Ai đó đã từng nói rằng mỗi một nghệ sĩ đối với bản “hit” của mình luôn có những mối lương duyên đặc biệt. Với Elvis Phương điều đó rất đúng, khi suốt đời mình ông đã sống như một "chú ngựa hoang" với những vết thù mà mình mang theo. Hồi ký Dòng đời vừa mới ra mắt không chỉ mang đến những câu chuyện riêng phía sau hậu trường, mà còn cho thấy cả một thời đoạn âm nhạc liên tục thay đổi.

Trải qua gần 60 năm cuộc đời, Elvis Phương là một tượng đài giúp đưa dòng Rock’n’Roll và nhiều cách tân độc đáo vào âm nhạc Việt. Lấy tựa Dòng đời theo tên bài jazz nổi tiếng My Way, nam danh ca đã có những giãi bày riêng qua lời kể chân thành, từ đó tiết lộ rất nhiều câu chuyện, hình ảnh, tư liệu sống động mà trên ánh đèn sân khấu ít người biết đến.

Thời thơ ấu và tiếng gọi của âm nhạc

Được viết theo dòng thời gian từ khi sinh ra đến khi lớn lên, ở những chương đầu, Elvis Phương cho thấy được niềm đam mê âm nhạc ngay từ rất sớm. Như mối lương duyên đã được số phận sắp đặt, đó là việc ông thích phim ảnh và đã xem nhiều thể loại, thế nhưng tác phẩm để lại ấn tượng sâu nhất vẫn là bộ phim cao bồi O’Cangaceiro, nơi tiếng harmonica ở phần cuối phim vẫn luôn đọng lại. Từ chiếc harmonica ấy, ông dần sở hữu những “gia tài” khác, như chiếc radio, máy phát đĩa than, cây guitar bị hỏng dây… và cũng từ đó mà niềm khát khao đối với âm nhạc ngày càng đậm thêm.

Tại đây ông cũng tiết lộ một chuyện ít nhiều buồn thương, khi gia đình đã không ủng hộ ông theo con đường âm nhạc. Trong đó cha ông là người phản đối có phần quyết liệt, bởi tư tưởng cũ “xướng ca vô loài” cũng như mong muốn con mình nối nghiệp thầu khoán. Thế nhưng như một câu nói càng cấm càng làm, đam mê âm nhạc cứ thế lớn lên, cũng kèm theo đó là sự kình chống khó thể giảng hòa giữa ông và thân phụ mình.

Danh ca Elvis Phương hát cùng ban nhạc Vampires. Ảnh: NVCC.

Ông viết: “Tôi chắc chắn được một điều là mình rất mê âm nhạc, nghe tiếng nhạc tôi thấy yêu đời, thấy tâm hồn nhẹ nhõm lâng lâng. Lúc nào, giờ nào tôi cũng có thể nghe được, nhiều lúc còn mang cả radio vào trong toilet để nghe. Tiếng gọi của âm nhạc đến với tôi từ thời thơ ấu, nhìn lại những người thân trong họ hàng chung quanh, tôi nhận thấy mình chẳng hề chịu ảnh hưởng văn nghệ của bất kỳ ai, phải nói tôi nghĩ mình sinh ra đời để được ra phải được hát mà thôi”.

Dẫu vậy ông không hờn giận cha mình, mà khi ngày càng trưởng thành, ông nhận ra đó sẽ trở thành một “kim chỉ nam” để mặc cho sống giữa nhiều cám dỗ trong các vũ trường, những sân khấu ca nhạc… thì ông vẫn giữ được mình sao cho thuần chất. Có thể nói rằng những chia sẻ này là lời riêng tư và cảm xúc nhất mà Elvis Phương viết ra trong cuốn hồi ký, như lời tạ ơn cho vị thân sinh đã đưa "chú ngựa hoang dại" vào trong cánh đồng ca nhạc, dù bằng cách này hay cách khác.

Elvis Phương với Trung Lang Rockin' Star vào năm 1960. Ảnh: NVCC

"Ma lực" của Elvis Presley

Sau đó sẽ là quãng đời chạm ngõ bước vào trình diễn, khi ông gia nhập vào các ban nhạc nổi lên ở thời bấy giờ, từ Rockin’ Star, Les Vampire cho đến Phượng Hoàng cùng hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ở mỗi thời kỳ ông luôn biết cách tạo ra được sự đặc biệt để thu hút khán giả, và cũng phần nào khẳng định “Âm nhạc là mùa Xuân trong tôi, đang nở hoa rực rỡ, không thể nào để cho mùa Đông của sách vở, của văn bằng tận diệt dưới lớp đá băng lạnh lẽo”.

Điểm hay của thể loại hồi ký đó là tuy phản ánh góc nhìn cá nhân, thế nhưng bối cảnh mà nó làm nên thường mang được tính phổ quát khi là ký ức của rất nhiều người. Ở Dòng đời, qua những mô tả của Elvis Phương, lịch sử về sự du nhập âm nhạc cũng được trở lại theo từng thời kỳ phát triển của bản thân ông. Đó là những năm 1959 – 1969 với phong trào nhạc ngoại bắt đầu manh nha và các ban nhạc “kích động” chuyên trình bày nhạc ngoại quốc bắt đầu ra mắt. Cũng vào lúc này mà ông tìm thấy Elvis Presley – một cá tính có “sức lôi cuốn kỳ lạ, như có ma lực ghê gớm lôi kéo tôi vào thế giới của âm thanh đầy huyền hoặc”.

Elvis Phương tại nhà của Elvis Presley. Ảnh: NVCC

Ông cũng kể lại một thời thanh xuân thích sưu tầm những bài ca nước ngoài, chép lại trong một quyển tập được trang trí cẩn thận, với những hình ảnh được cắt từ báo ngoại quốc lúc đó vẫn còn hiếm hoi tại Việt Nam. Elvis Phương tiết lộ để có những hình ảnh ấy thì người ta phải nhờ người nhà ở nước ngoài gửi về, vì phải đến năm 1963 thì mới có các tạp chí ca nhạc Mỹ xuất hiện, khi quân đội Mỹ vào Việt Nam. Thời điểm này cũng đã đánh dấu nhạc Pháp thoái trào và sự thay đổi thành phần khán giả.

Theo đó nếu những năm trước người tham dự đa số là học sinh trường Pháp, thì thời kỳ này là sự góp mặt của nhiều “dân chơi” Sài Gòn và sự bành trướng của nhạc Anh, nhạc Mỹ với sự có mặt của những quân nhân Hoa Kỳ. Đó là làn sóng British Invasion, và cũng đánh dấu bước chuyển của thời kỳ ca hát tài tử để bắt đầu có sự kỳ kèo về giá cả của những hợp đồng ký kết.

Elvis Phương kể mình từng khiến tài tử Lưu Đức Hoa bất ngờ với việc thay trang phục sau mỗi tiết mục trình diễn. Ảnh: NVCC

Ban Phượng Hoàng và những cá tính

Bên cạnh bối cảnh được tái hiện lại, Dòng đời cũng là những cuộc gặp gỡ của Elvis Phương với những bạn nhạc đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời ông. Đó là huyền thoại cải lương Thanh Nga – người từng ngồi kề bên ông ở trường tiểu học Jean-Jacques Rousseau, là Khánh Ly – người đã thu âm cùng ông băng nhạc đầu tiên ở Mỹ, là cố nghệ sĩ Chí Tài – người đã sẵn lòng đầu tư cho ông dù chưa hề biết kết quả sẽ đi đến đâu… Ngoài ra còn là những gương mặt khác đã từng xuất hiện trong các ban nhạc kề cận quanh ông thuở mới vào nghề, cũng như trong nhiều tấm ảnh được đính kèm theo.

Trong đó hai người nổi bật không thể không nhắc là hai thành viên của ban Phượng Hoàng. Elvis Phương không chỉ kể lại những chuyện thân tình mà còn đánh giá ảnh hưởng của họ lên sự nghiệp và cuộc đời mình. Ông viết: “Hai tâm hồn, hai tư tưởng, hai nghệ sĩ, hai khuynh hướng sáng tác khác nhau, nhưng khi kết hợp lại đã mang đến sự quân bình tuyệt diệu của nhân sinh quan cũng như nghệ thuật. Tôi không coi họ là những thiên tài, mà tôi coi họ như những nạn nhân của tuổi trẻ, người nói lên được những cảm nghĩ sâu xa của một tuổi trẻ bị xâu xé vì chiến tranh, bị giằng co giữa cái đẹp và cái xấu trong bối cảnh xã hội lúc đó”.

Ban Phượng Hoàng (từ trái qua): Elvis Phương, Trung Vinh, Nguyễn Trung Cang, Châu và Lê Hựu Hà. Ảnh NVCC.

Ở đó có một Lê Hựu Hà lạc quan với lòng yêu thiên nhiên, yêu người, yêu đời, còn Nguyễn Trung Cang thì sống trong sự bi quan, dằn vặt, nhìn cuộc đời này bằng một màu đen tang tóc, ảm đạm. Và chính sự quân bình ấy đã tạo nên ban Phượng Hoàng như tên tuổi lớn của một giai đoạn nhạc trẻ Việt Nam bắt đầu thành hình. Và không chỉ có cơ may được hợp tác cùng và làm việc với những yếu nhân, mà bản thân ông cũng là một người hướng mình đến sự hoàn hảo, để đáp lại lòng thương yêu của khán giả dành cho mình.

Ông kể về những lần mua sắm rất nhiều trang phục ở các kinh đô thời trang khác nhau với những nhà thiết kế nổi tiếng, không chỉ vì thích mặc đẹp mà còn vì để tôn trọng khán giả. Ông cũng nói về nỗ lực của mình trong việc tìm ra một lối đi mới, trong việc tiên phong hát các liên khúc, phối trộn chất liệu dân gian cũng như cách hát bày tỏ cảm xúc khác biệt… Chính những điều đó làm nên một Elvis Phương của ngày hiện tại, rằng dẫu chìm nổi theo dòng thời gian ở nhiều bối cảnh khác nhau, thì ông vẫn luôn thích nghi và tìm thấy được lối riêng cho bản thân mình.

Bìa cuốn hồi ký Dòng đời. Ảnh: Phương Nam Books

Xuyên suốt tác phẩm ông đã ví mình như chú ngựa hoang “phóng vào đồng cỏ mênh mông, bát ngát để khám phá biết bao điều mới lạ, được nhìn thấy đủ muôn mặt của cuộc đời này, từ những khuôn mặt khả ố đến những khuôn mặt đẹp đẽ dễ thương, từ những khuôn mặt tính toán thâm hiểm cho đến những khuôn mặt đầy bao dung và nhân hậu…”

Và sau 60 năm vùng vẫy vẫn chưa thấm mệt, cho đến giờ đây, ông vẫn là một tượng đài trong âm nhạc Việt Nam không chỉ trong quá trình làm nghề, mà còn là thái độ sống và lòng bao dung với cuộc đời này. Dòng đời chính là những trải lòng ấy, để "ngựa hoang" giờ đã tìm thấy tình yêu cũng như chính mình.

Nguồn: Người Đô Thị | Minh Anh

Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Từ câu chuyện quạ và bình nước đến giải mã bí mật bộ não thiên tài của loài chim

Quyển sách Chim chóc chưa bao giờ ngốc, tác giả sách, nhà nghiên cứu Jennifer Ackerman giúp độc giả hiểu biết thêm vô vàn năng lực kỳ diệu, đời sống hoang dã đầy thú vị của loài chim. 

Published

on

Bạn có biết, loài chim đã tồn tại hơn 100 triệu năm? Chúng thường sử dụng tập quán xây tổ, sử dụng điệu múa… để thu hút bạn tình. Hay chim sáo, vẹt có khả năng bắt chước nói tiếng người, bồ câu đưa thư hoặc những loài chim di cư định vị được chúng đang ở đâu.

Trí thông minh của loài chim trở thành nguồn cảm hứng bất tận để các nhà khoa học thực hiện hàng loạt thí nghiệm. Và trong quyển sách Chim chóc chưa bao giờ ngốc, tác giả sách, nhà nghiên cứu Jennifer Ackerman giúp độc giả hiểu biết thêm vô vàn năng lực kỳ diệu, đời sống hoang dã đầy thú vị của loài chim. 

Vì sao loài chim có trí thông minh vượt bậc?

Trong Chim chóc chưa bao giờ ngốc (Phương Nam Book & NXB Thế giới), nhà nghiên cứu Jennifer Ackerman đã không ngần ngại gọi các đối tượng chim bằng cụm từ “thiên tài”. Vì sao ư? Khi đi sâu nghiên cứu, ghi chép, Jennifer Ackerman nhận định, chim chóc xứng đáng với cái tên đó.

Cũng theo Charles Darwin - nhà bác học, nhà tự nhiên học vĩ đại người Anh, “cha đẻ” của thuyết tiến hóa, từng nói: “Động vật và con người có sức mạnh trí tuệ chỉ khác nhau ở mức độ chứ không phải ở giống loài”. Trong thực tế, bạn từng nhìn thấy chú chim sẻ đang nhặt hạt thóc mang về tổ hay một con chim sáo lục túi rác tìm thực phẩm sót lại. Điều này giúp bạn nhận ra, loài chim học được cách tìm kiếm thức ăn mới. Dấu hiệu cho thấy sự thông minh vượt bậc của loài chim. 

Gần gũi hơn với tuổi thơ chúng ta, câu chuyện ngụ ngôn quạ và bình nước là tiền đề để các nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm trên loài quạ. Năm 2014, nghiên cứu về quạ và bình nước tái hiện lại dưới góc nhìn các nhà khoa học ở ĐH Cambridge (Anh) và ĐH Auckland (New Zealand).

Ảnh minh họa

Với nhiều phương án, giống quạ New Caledonian được thí nghiệm ưu tiên chọn đá để thả vào bình thay vì cát, chọn vật rắn chìm dưới nước thay vì vật rỗng nổi trên mặt. Quạ thả vào bình có mực nước cao hơn thay vì bình có mực nước thấp hơn. Từ những hành vi đó, các nhà khoa học kết luận rằng, loài quạ cực kỳ thông minh, nó biết cách sử dụng công cụ lao động theo ý muốn. 

Cũng trong nghiên cứu trên Tạp chí Thần kinh học So sánh (Mỹ), tháng 1/2022, các nhà khoa học so sánh não bộ chim họ quạ với não của gà, chim bồ câu và đà điểu. Họ phát hiện rằng não họ quạ có các tế bào thần kinh dày đặc với hơn 200 đến 300 triệu tế bào thần kinh trên mỗi bán cầu. Điều này cho phép việc giao tiếp hiệu quả giữa các tế bào não của quạ. 

Trong khi đó, loài chim luôn bị nỗi oan ngu ngốc, con người mắng là lũ não ngắn, đồ... não chim. Theo một nghiên cứu năm 2020, tạp chí Science, công bố, não chim không hề ngắn một chút nào. Cụ thể, quạ và các loài chim khác “biết chúng muốn gì và có thể suy ngẫm các ý tưởng trong tâm trí”. Theo tạp chí Current Opinion in Behavioral Sciences, xuất bản năm 2017, nhận định, trí thông minh của quạ có thể ngang bằng với một số loài khỉ và gần với loài vượn lớn (khỉ đột).

Cũng theo nghiên cứu của Viện Khoa học Hàn lâm Quốc gia (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện ra rằng, bộ não bé nhỏ của loài chim chứa nhiều tế bào não hơn đa số các loài thú hiện nay. Cụ thể, các chuyên gia đã xét nghiệm tế bào não của 32 loài chim khác nhau, gồm cả quạ, vẹt, đà điểu và cú. Họ sử dụng hệ thống đếm neuron thần kinh. Kết quả thu được, não chim có số lượng tế bào não lớn hơn hẳn các loài thú khác. Ví dụ, loài chim sẻ - trọng lượng bằng 1/9 loài chuột, nhưng tỷ lệ tế bào não nhiều gấp 2,3 lần.

Tuyệt chiêu ‘tỏ tình” sáng tạo của loài chim 

Từ việc quan sát hành vi sống của loài quạ có thể chế tạo công cụ để lấy thức ăn - những thứ chỉ từng nhìn thấy ở các loài vượn lớn. Hay nguyên nhân tuyệt diệt của chim dodo, tác giả sách, nhà nghiên cứu Jennifer Ackerman đi tìm lời giải đáp về thang đo chung trí tuệ của các loài chim. 

Với Chim chóc chưa bao giờ ngốc, Jennifer Ackerman cung cấp kiến thức đời sống hoang dã lý thú đến người đọc. Tác giả trình bày chi tiết những phát hiện, minh chứng, nghiên cứu cũng như kết quả về trí thông minh của loài chim. Việc bộ não loài chim có kích thước nhỏ không tương đồng một cách hoàn toàn với trí thông minh của chúng.

Hơn hết, Jennifer Ackerman dùng các học thuyết riêng biệt để giúp chúng ta hiểu thêm về trí thông minh của loài chim. 8 chương sách là 8 mảnh ghép làm nên những điều mới mẻ về các loài chim. Trong đó, hai chương sách bàn luận về học thuyết tâm trí giao phối. Tác giả đưa ra những lý giải thú vị về các hành vi một vài loài chim mái tìm bạn tình dựa trên cách xây dựng tổ cũng như điệu múa đẹp từ chim trống. 

Vào mùa giao phối, chim trống lượm nhặt, thậm chí giành giật nhiều đồ vật bỏ rơi đủ màu sắc để trang trí nơi ở của mình để thu hút chim mái. Khi đối tượng đến, chim trống nhảy nhót, hót mừng mời vào tổ tham quan. Tổ càng đẹp con mái sẽ càng dễ xiêu lòng hơn. Hoặc có những loài chim khác lại chọn sự đồng điệu thông qua tiếng hót… Hành vi kết đôi thú vị này diễn ra trong thế giới tự nhiên giúp chúng ta thấu hiểu, loài chim cũng rất sáng tạo trong việc tán tỉnh nhau.

Điều đặc biệt của Chim chóc chưa bao giờ ngốc còn nằm ở sự pha trộn tài tình giữa những kiến thức thú vị về cuộc sống của loài chim. Óc quan sát tinh tế, sự ghi chép tỉ mẩn, dày công nghiên cứu về loài chim của tác giả Jennifer Ackerman gói gọn trong hơn 400 trang viết.

Thông điệp từ tình yêu thiên nhiên

Chim chóc chưa bao giờ ngốc còn góp phần giúp độc giả nhí lẫn người lớn hiểu thêm thực tế môi trường sống đang dần biến đổi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự tiến hóa của loài chim. 

Jennifer Ackerman diễn giải cho chúng ta thấy, các chú chim di cư giờ đây phải đối mặt với việc thức ăn trên biển của mình không đúng mùa. Nhiệt độ môi trường tăng lên, thời gian sinh trưởng của các trật tự sinh học khác đảo loạn. Dẫn đến nhiều loài chim phải chết giữa đường do không tìm được thức ăn. Trong rừng rậm sâu, những con chim mẹ cũng phải đẻ trứng ngược với chu trình ngàn đời tự nhiên, nhằm đảm bảo nguồn sâu phong phú để nuôi nấng thế hệ sau của mình… 

Thông qua Chim chóc chưa bao giờ ngốc, tác giả Jennifer Ackerman mong muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu thiên nhiên, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo tồn sự đa dạng sinh học của loài chim nói riêng, cũng như đời sống loài động vật hoang dã khác trước thềm tuyệt chủng.

“Não chim có lẽ nhỏ, nhưng rõ ràng là có võ… Chim chóc đã tồn tại trong hơn 100 triệu năm. Chúng là một trong những câu chuyện thành công vĩ đại nhất của tự nhiên…”, Jennifer Ackerman viết.

Bà Trần Nhật Hoàng Phương - Giám đốc Marketing Phương Nam Books - cho biết, nếu như thời gian trước, các dòng sách đa dạng, phong phú theo chiều rộng, thì trong năm 2023, nhiều chủ đề sách sẽ mang tính chiều sâu hơn. Theo đó, Chim chóc chưa bao giờ ngốc - giải mã bộ não thiên tài của loài chim, được trình bày với giọng văn mạch lạc. Từ đó, độc giả sẽ bước vào cuộc phiêu lưu trên từng trang sách.

Tóm lại, Chim chóc chưa bao giờ ngốc - một cuốn sách tuyệt vời dành cho bạn đọc yêu động vật, tò mò khám phá về đời sống tự nhiên. Bởi có quá nhiều điều thú vị sẽ giữ chân bạn lại lâu hơn, để tìm hiểu, để khám phá và yêu hơn những loài chim - một trong những sinh vật có trí thông minh vượt bậc nhất thế giới. 

Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Sự hoàn hảo và hạnh phúc: Điều gì quan trọng hơn?

Bạn và tôi cũng chỉ là những cô gái nhỏ trên hành trình tự chữa lành tâm hồn, yêu thương chính mình.

Published

on

phu-nu-dung-kiet-suc-vi-su-hoan-hao

Gửi cậu - cô gái luôn nghĩ mình chưa đủ tốt. 

Dạo gần đây, mình lướt mạng xã hội thấy được rất nhiều những cô gái xinh đẹp, giỏi giang và tràn đầy năng lượng tích cực, mình ngưỡng mộ lắm! Nhưng mình bỗng lặng đi một chút, hàng vạn câu hỏi xuất hiện trong đầu mình: Tại sao bản thân lại không được xinh đẹp, sao bản thân mình toàn chất chứa những tiêu cực, sao mình lại không đủ tốt cơ chứ! Bạn đã từng bị những suy nghĩ ấy bủa vây chưa? Nếu câu trả lời là có, hãy để mình dành cho bạn một cái ôm thật dịu dàng nhé! 

Chỉ cần quan tâm cảm xúc bản thân một chút, bạn sẽ thấy tinh thần tốt hơn. Nguồn ảnh: @Unsplash

Phải là một cô gái đoan trang, một người vợ tào khang, một người mẹ giỏi giang - những tiêu chuẩn hoàn hảo, những áp lực vô hình ấy đã gắn lên người phụ nữ qua bao thế hệ. Ở đây, mình không phủ nhận những tiêu chuẩn ấy là sai trái, mình chỉ nói đến việc phụ nữ chúng mình luôn trong tình trạng thấy quá tải và kiệt sức với mọi việc mình phải làm, nhưng vẫn cứ lo là mình làm chưa “đủ” và luôn trong trạng thái "sức cùng lực kiệt". 

Mình cũng chỉ là cô gái nhỏ trên hành trình tự chữa lành tâm hồn, yêu thương chính mình để thoát khỏi "peer pressure" (Áp lực đồng trang lứa) hay "burn out" (luôn cảm thấy bản thân mình mệt mỏi và vô cùng áp lực). Người bạn đồng hành cùng mình ở hành trình này chính là quyển sách Phụ nữ đừng kiệt sức vì sự hoàn hảo (Emily Nagoski, PhD và Amelia Nagoski Peterson, DMA)

Quyển sách Phụ nữ đừng kiệt sức vì sự hoàn hảo - tác giả Emily Nagoski, PhD và Amelia Nagoski Peterson, DMA

Quyển sách cung cấp độc giả những thông tin khoa học về sức khỏe tâm lý, vừa là người bạn cùng san sẻ những vấn đề xung quanh "cuộc sống phải hoàn hảo" của người phụ nữ. Và chắc chắn bạn sẽ như mình khi bắt gặp chính mình trong quyển sách qua những câu chuyện về cuộc đời, những nỗi đau tâm lý và những lần ngã gục của những người phụ nữ. 

Ba phần của quyển sách Phụ nữ đừng kiệt sức vì sự hoàn hảo tương ứng với ba giai đoạn của sự chữa lành: 

  • Phần 1 - Những điều bạn mang theo: Với mình, đây là chương sách mình phải chạnh lòng và nghiền ngẫm lâu nhất, khi mình phải tự đối mặt với những đám mây tiêu cực - những vấn đề vẫn hằng đeo bám tâm trí người phụ nữ: sự căng thẳng, cạn kiệt cảm xúc, nhìn nhận sai về "ý nghĩa cuộc sống"... qua góc nhìn tâm lý học và khoa học xã hội. Nhưng mình chắc chắn rằng chúng sẽ không hề khô khan mà lại dễ hiểu và gần gũi qua cách dẫn chuyện lôi cuốn của tác giả. 
  • Phần 2 - Kẻ thù thật sự: Phần hai của quyển sách đào sâu vào "chế độ phụ quyền", “hội-chứng-người-biết-cho-đi” và "vẻ đẹp lý tưởng" - vạch trần những kẻ thù đã gây ra những thương tổn trong tâm lý người phụ nữ. Mình cũng rất thích cách tác giả lồng ghép bộ phim Gaslight một cách đầy tinh tế để dẫn chuyện. Cùng với đó, tư tưởng của tác giả không lý thuyết suông rằng kêu gọi phụ nữ hãy yêu thương và chấp nhận bản thân, mà là "kiên nhẫn với cơ thể cũng như cảm giác của bạn về cơ thể mình."
  • Phần 3 - Những điều cần làm: Phần này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức để đánh bại "những kẻ thù thật sự", để bạn ngày một trở nên mạnh mẽ hơn và chiến thắng được chúng. Bạn sẽ bất ngờ nhận ra đó là những việc bạn có thể thực hiện hằng ngày, để bạn kết nối, tin tưởng, nghỉ ngơi và bao dung với bản thân mình hơn. 

Cuối mỗi chương, nhóm tác giả đều có tóm tắt ngắn gọn nội dung, giúp mình thống kê lại kiến thức và các "bài tập" thực hành. Khép lại quyển sách chưa đầy 400 trang, mình đã xóa đi được những góc nhìn đầy phiến diện về cuộc sống và cả về chính mình nữa.

Khi ta từ bỏ sự áp lực hoàn hảo là ta đang hạnh phúc. Nguồn ảnh: @Unsplash

Mình không dám nói rằng mình trưởng thành hơn hay hoàn thành chữa lành sau khi đọc xong quyển sách. Nhưng mình đã tự mở ra cho mình một lăng kính mới, một cánh cửa mới cho chiếc tủ eo hẹp nơi tâm trí. Lăng kính của sự tự do và cánh cửa của sự bao dung cho bản thân. Bất cứ sự trưởng thành nào cũng phải đánh đổi bằng tổn thương. Điều quan trọng, cách ta chiến đấu và chữa lành cho đứa trẻ bên trong sau cuộc chiến hay để những đớn đau ấy mãi tuần hoàn.

"Hãy tin tưởng cơ thể của bạn. 
Hãy tử tế với chính mình. 
Bạn như hiện tại là đủ. 
Niềm vui của bạn là quan trọng. 
Hãy nói cho mọi người mà bạn biết."
Mỗi cô gái đều là phiên bản độc nhất và xứng đáng được yêu thương!"

Đọc bài viết

Cafe sáng