Trà chiều

Trauma Bonding: Những soi chiếu từ văn học nghệ thuật để chiêm nghiệm cho cuộc đời

Published

on

Làm sao chúng ta thoát khỏi vòng lặp Trauma Bonding (Gắn kết từ Tổn thương) bất tận để có được một tình yêu lành mạnh? Đó là nội dung chính trong buổi chia sẻ của Satsang số thứ 9 diễn ra vào sáng ngày 30.7.2023. Buổi chia sẻ có sự tham gia của Nhà tâm lý Vũ Phi Yên, Coach Lê Hồng Minh, Coach Phạm Duy Hiếu.

Satsang là chuỗi chương trình trò chuyện cộng đồng do The Gift tổ chức vào ngày 30 hàng tháng, với tiêu chí đem lại một góc nhỏ bình yên để cùng nhau chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện trên hành trình đi tìm Sự Thật cho cuộc đời của mỗi người.

Với chủ đề Gắn kết từ Tổn thương – Trauma Bonding, buổi chia sẻ đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng ta đã thực sự thấu hiểu tình yêu, thấu hiểu bản thân và mối quan hệ của mình chưa. Tình yêu chân chính là sức mạnh nâng đỡ con người, nhưng không phải mối quan hệ gắn kết nào cũng bắt nguồn từ nền tảng ấy. Gắn kết từ Tổn thương – Trauma Bonding là khi chúng ta ràng buộc lẫn nhau trong mối dây tơ vò của những khổ đau và vết thương cá nhân chưa được chữa lành.

Từ trái sang: Coach Phạm Duy HiếuCoach Lê Hồng Minh chia sẻ cho người tham dự những trải nghiệm cá nhân

Cảm giác quen thuộc với loại tình yêu xem đau khổ như một thứ lãng mạn

Trauma Bonding trải dài khắp cuộc đời. Ngay từ nhỏ, có thể chúng ta đã vô thức tiếp xúc với khái niệm này thông qua sách vở, phim ảnh, sự giáo dục từ môi trường xung quanh. Nhà tâm lý Vũ Phi Yên chia sẻ rằng chị đã từng thích tiểu thuyết Cánh hoa chùm gửi (Thố Ty Hoa) của Quỳnh Dao. Mối quan hệ được đề cập trong tác phẩm thực chất là một Trauma Bonding vì sự kết nối giữa hai nhân vật có phần theo xu hướng tiêu cực. Cái tên Thố Ty Hoa mà Quỳnh Dao đặt cho tiêu đề tiểu thuyết có lẽ phần lớn dựa vào tinh thần của bài thơ Cổ Ý do Lý Bạch sáng tác, được trích lại trong chương 18 như sau:     

Chàng là Nữ Oa Thảo, thiếp tựa Thố Ty Hoa
Thân gầy không tự dẫn, chỉ tại gió xuân đưa,
Cách xa nhau trăm trượng, kết nhau thành một nhà.
Người chân mây kẻ núi, gặp mặt đâu nào dễ
Nữ Oa hương thơm ngát, Thố Ty cảnh đoạn trường,
Cành cành ta xiết chặt, lá lá cùng reo vang.
(Bản dịch của Liêu Quốc Nhĩ)

Bài thơ diễn tả một tình yêu có sự quấn quít đến nỗi khi hai người buộc phải tách nhau ra thì đôi bên đều rất đau khổ.

Cũng giống như Cánh hoa chùm gửi, các truyện ngôn tình khác đều có cùng motif nội dung xoay quanh những mối quan hệ luôn tiềm ẩn nhiều xung đột. Những bộ phim tình cảm lãng mạn cũng tương tự. Vì sao những nhà văn, nhà biên kịch thường chọn cách khai thác này? Nguyên nhân là vì câu chuyện tình yêu có chút đau khổ, ngược đãi nhau dường như mang màu sắc lãng mạn hơn câu chuyện hai người yêu nhau, thấu hiểu cho nhau từ đầu đến cuối – thậm chí, với chúng ta, câu chuyện thứ hai còn có vẻ nhạt nhẽo. Bên cạnh đó, những bi kịch tình yêu diễn ra trong đời sống hằng ngày còn khiến chúng ta dễ đúc kết những câu có tính buộc tội đánh đồng như: “yêu là khổ”, “tình là dây oan”…

Chính vì những ảnh hưởng của các tác phẩm nghệ thuật, cộng hưởng với sự giáo dục từ nhỏ, chúng ta đã quá quen thuộc với loại tình yêu xem đau khổ như một thứ lãng mạn.

Điều gì khiến con người gắn chặt với nhau?

Nhà tâm lý Vũ Phi Yên

Có những cuộc chia lìa không mấy đau khổ, và cũng có những cuộc chia lìa khiến ta đau khổ nhiều. Tại sao lại như thế? Điều gì khiến con người gắn chặt với nhau? Khán giả tham gia chương trình lần lượt đưa ra những câu trả lời như: “Sự sở hữu”; “Yêu và những mong muốn”; “Hiểu. Tôn trọng”; “Lợi ích”…

Từ đó, bác sĩ Vũ Phi Yên tổng kết lại rằng bên nào có nhiều hơn các yếu tố gắn kết (yêu, mong muốn, sở hữu, lợi ích…) thì bên đó đau khổ hơn. Trong chặng đường từ tình yêu đến hôn nhân thì tình yêu không thay đổi nhưng sự mong đợi dành cho đối phương lại thay đổi. Giai đoạn trước khi kết hôn, ta thường không cảm thấy quá khó khăn trong việc bày tỏ với đối phương những điều thích hay không thích. Đến lúc kết hôn, dường như ta có thể nói ra những điều mình thương nhưng lại không thể nói ra những điều mình ghét. Khi chúng ta đã trói buộc nhau bằng những sợi dây bện chặt, việc muốn thoát ra khỏi một mối quan hệ thật khó khăn. Ta thường sẽ dễ bắt gặp cảm xúc này:

“I hate you. Don’t leave me.”
(Em/anh ghét anh/em. Nhưng anh/em đừng bỏ em/anh.)

Đây là một nghịch lí đau khổ, đáng lẽ ta không nên để cho điều này diễn ra. Nhưng rồi hiện tượng này cứ tái diễn thành một vòng lặp: đau khổ trong mối quan hệ – chia tay – đau khổ khi chia tay – quay lại – đau khổ trong mối quan hệ… Và rồi ta dần trở nên im lặng, nhẫn nhịn.

Nhà tâm lý Vũ Phi Yên chia sẻ rằng chị rất thích bài hát J’ai demandé à la lune của nhóm nhạc Indochine với phần lời mở đầu như sau:

“J’ai demandé à la lune
Et le soleil ne le sait pas
Je lui ai montré mes brûlures
Et la lune s’est moquée de moi…”

(Tạm dịch:

Tôi hỏi thăm mặt trăng
Nhân lúc mặt trời không để ý
Tôi cho trăng thấy những vết bỏng của mình
Nhưng trăng chỉ nhìn tôi cười…)

Phần lời bài hát này dường như diễn tả một bi kịch bạo lực trong gia đình đã xảy ra nhưng những thành viên trong nhà lại lựa chọn sự im lặng để đối diện nhau. Trên thực tế, có những mối quan hệ cứ tiếp tục duy trì dựa trên sự im lặng. Nhưng cũng có những mối quan hệ khiến người ta muốn thoát li đến nỗi không thể im lặng và rồi người ta bỏ nhau thật.

Quay trở lại với soi chiếu từ văn chương, Nhà tâm lý Vũ Phi Yên nhắc đến trường hợp Đồi gió hú – đây là cuốn tiểu thuyết được rất nhiều người yêu thích, bản thân chị cũng dành tình cảm đặc biệt cho tác phẩm này. Tuy nhiên, theo Nhà tâm lý Vũ Phi Yên, hầu như những nhân vật trong truyện đều có bệnh tâm lí. Đồi gió hú là một tác phẩm mang nhiều bóng tối; nhưng sau bóng tối là ánh sáng – cho dẫu ít ỏi, vẫn khiến người ta lại có thể tiếp tục thắp lên niềm tin yêu, hi vọng. Và những tổn thương đến từ việc ta chưa biết cách gắn kết với nhau có thể phần nào nguôi ngoai nếu như ta:

“Ngưng oán trách
Thôi cảm thấy tội lỗi
Nhìn thấu và cảm thông”
(Đoạn trích từ slide của Nhà tâm lý Vũ Phi Yên)

Hoàng Đức Nhiên

Trà chiều

Sứ Đoàn Iwakura đạt Giải thưởng sách Quốc Gia 2024

Published

on

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, nhà khoa học và người làm công tác xuất bản.

Tối ngày 29.11.2024 tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII, tác phẩm Sứ Đoàn Iwakura - Chuyến Tây Du Khảo Cứu Nhằm Canh Tân Nhật Bản Thời Minh Trị (Ian Nish biên soạn, Nguyễn Hoàng Mai - Nguyên Tâm dịch) hân hạnh được vinh danh giải Khuyến khích.

Sứ Đoàn Iwakura là tác phẩm nghiên cứu tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây. Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Sách dày 427 trang, gồm 11 chương tổng hợp các bài viết của Ian Nish và 12 chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế khu vực Nhật Bản và Đông Á. Tám chương đầu, độc giả sẽ cùng phái đoàn đi qua tám cường quốc từ Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Thụy Điển và Italy. Bản ghi chép của những học giả góp phần tái hiện hành trình tìm kiếm “văn minh khai sáng” của sứ đoàn Iwakura tại trời Âu dưới góc nhìn của người phương Tây. Ba phần còn lại trong ấn phẩm là bài phân tích, nhận định của chuyên gia lịch sử, đánh giá tình hình nước Nhật sau chuyến công du.

Để hiểu thêm về một lát cắt lịch sử quan trọng của Nhật Bản, cũng như đọc thêm về chuyến đi được mệnh danh là “Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật”, mời bạn tìm đọc sách tại đây hoặc tại hệ thống các nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Đọc bài viết

Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam đồng hành cùng các bạn học sinh tham gia cuộc thi ‘F1 in Schools’

Published

on

F1 in Schools là một giải đấu mang tính giáo dục, cạnh tranh toàn cầu do Formula One kết hợp với chương trình quốc tế STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Giải đấu được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học với mục đích giới thiệu kỹ thuật cho những người trẻ tuổi trong một môi trường thú vị. Mỗi đội thi (từ 3 - 6 học sinh) phải thiết kế và chế tạo một chiếc xe đua Công thức 1 cỡ nhỏ từ Khối mô hình F1 chính thức bằng các công cụ thiết kế CAD/CAM.

Năm 2024, ADUA Racing - đội bao gồm các học sinh cấp 2 của trường British International School Ho Chi Minh City đã vinh hạnh giành được cơ hội tham gia vòng chung kết cuộc thi F1 in Schools ở Dubai, Ả Rập Saudi. Đây là đội duy nhất đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết năm nay.

Những nỗ lực rèn luyện, khả năng sáng tạo, tư duy học tập đáng ngưỡng mộ của các em học sinh trong giải đấu này phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi mà Nhà Sách Phương Nam luôn muốn đem lại cho các bạn đọc và khách hàng trên toàn quốc.

Vì vậy, Nhà Sách Phương Nam hân hạnh trở thành nhà tài trợ đồng hành cùng đội thi ADUA Racing trên hành trình vươn ra thế giới. Nhà Sách Phương Nam hy vọng nỗ lực này sẽ góp phần ươm mầm cho những tài năng tương lai, khuyến khích người trẻ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Nhà Sách Phương Nam luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà Sách Phương Nam vẫn luôn nỗ lực trên hành trình kết nối bạn đọc đến với thế giới tri thức thông qua những cuốn sách hay và các hoạt động ý nghĩa.

Cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả và khách hàng đã tạo điều kiện để Nhà Sách Phương Nam tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ trên những chặng đường đầy ý nghĩa trong tương lai.

Đọc bài viết

Trà chiều

Sự kiện giao lưu & ký tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

Published

on

Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book phối hợp cùng tác giả Anh Khang tổ chức sự kiện giao lưu và ký tặng vào lúc 16g00, thứ Bảy ngày 16.11.2024 tại sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM).

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành là tác phẩm kỷ niệm hơn một thập kỷ viết văn của tác giả Anh Khang. Anh gọi đây là một “cuốn sách làm lành” – thay vì “chữa lành” như cách gọi thường thấy trong xã hội hiện đại. Tác phẩm được chia làm hai phần, mở đầu bằng “Độc thoại” với những dòng tư lự đơn lẻ như tự trấn an “đứa trẻ bên trong đang ăn vạ trên đường trưởng thành”, rồi sang đến “Đối thoại” là những lời tâm can san sẻ cùng Gen Z lẫn Gen Z(à) để tìm sự ủi an. Mỗi câu, mỗi lời tâm tình thủ thỉ đều quá đỗi chân thành, như chính lời tác giả tự nhận thì đây “chính là những ghi chép trong lúc ‘khóc một trận đã đời’, rồi từ nay, chỉ nhìn về phía trước”.

Kể từ khi xuất bản tác phẩm đầu tay Ngày trôi về phía cũ… vào năm 2012, đến nay Anh Khang đã trở thành “tác giả triệu bản” với nhiều tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Anh còn được bạn đọc thương tặng tên gọi “nhà văn của những nỗi buồn tuổi trẻ” vì những chia sẻ sâu sắc và đầy cảm thông trong từng trang sách. Sách Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành đánh dấu sự trở lại của Anh Khang sau 4 năm tạm vắng mặt trên văn đàn, đồng thời cũng là món quà tri ân dành tặng cho thế hệ độc giả đã trưởng thành cùng những bài viết của anh.

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành – tác phẩm mới nhất của tác giả Anh Khang do Phương Nam Book liên kết xuất bản.

Đến với sự kiện giao lưu và ký tặng, độc giả sẽ có cơ hội trò chuyện cùng nhà văn Anh Khang và lắng nghe anh chia sẻ về những thăng trầm trong quá trình sáng tác cuốn Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành. Đặc biệt, sự kiện còn chào đón sự góp mặt của ca sĩ - nhà văn Hamlet Trương.

Giao Lưu & Ký Tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

  • Thời gian: 16:00 – Thứ bảy, ngày 16.11.2024
  • Địa điểm: Sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM)
  • Vào cửa tự do

Về tác giả: Quách Lê Anh Khang

  • Công việc chính là làm báo, công việc phụ là làm mệt mình bằng những cảm xúc đa mang. Mọi nghề nghiệp đã và đang làm như phóng viên, biên tập viên, PR, MC... đều có vẻ khá nghiệp dư, nhưng lại rất chuyên nghiệp trong vai trò làm “người độc thân nhạy cảm”.
  • Ngày sinh: 11/8
  • Cung Hoàng đạo: Sư Tử (Leo)
  • Cử nhân khoa Báo chí & Truyền thông – Đại học KHXH&NV TP.HCM
  • Sách đã xuất bản:
    • Ngày trôi về phía cũ... (2012)
    • Đường hai ngả, người thương thành lạ (2013)
    • Buồn làm sao buông (2014)
    • Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em (2015)
    • Thương mấy cũng là người dưng (2016)
    • Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh (2017)
    • Người xưa đã quên ngày xưa (2018)
    • Những năm tháng đó, có tôi yêu người (2019)
    • Thả thính chân kinh (2020)
    • Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành (mới xuất bản – năm 2024)
Đọc bài viết

Cafe sáng