Phía sau trang sách

Những cảnh đời tỉnh lẻ: Tự vạch trần nội tâm của người đàn ông yếm thế

Published

on

J. M. Coetzee không phải là một nhà văn đại chúng. Sách của ông chưa từng đứng nhất trên những bảng xếp hạng sách bán chạy. Tên tuổi ông cũng không phủ sóng rộng khắp các mạng xã hội (như Margaret Atwood). Hình ảnh của ông trước công chúng là một trí thức xa cách, cao ngạo; người chối từ đứng trước đám đông ở những buổi lễ tôn vinh mình. Dù không ẩn mình đến cực đoan như Thomas Pychon nhưng Coetzee cũng chẳng buồn làm gì để xua tan đi những ấn tượng đó; thậm chí, ông còn khuyến khích những phán đoán trên. Đa số độc giả tìm đến văn chương Coetzee sau những danh tiếng, giải thưởng mà ông nhận được. Hai giải Booker và một Nobel văn chương, vẫn có điều gì đó ở người đàn ông Nam Phi này làm người khác nghi ngại, bởi sự kín tiếng, bởi thói ẩn mình.

Đến khi Tuổi thơ ra đời như phát pháo đầu tiên cho bộ tự truyện – giả tưởng Những cảnh đời tỉnh lẻ, người ta mới bỗng chốc nhận ra Coetzee không đơn thuần là người kín tiếng, mà còn đáo để trong cách tự châm biếm bản thân mình. Động cơ đằng sau việc ra mắt ba tập tự truyện trong khi ẩn mình đến mức tối đa có lẽ ngoài bản thân ông ra thì không ai hiểu rõ. Nhưng với bộ ba này, ít nhiều một Coetzee yếm thế đã dần hiện ra: nhân vật chính, một nhà văn Nam Phi được đánh giá cao, hay phôi thai xanh xao chưa đủ sức bật… tất cả xoay vòng trong ba phần những trang viết này.

“Hắn sẽ giữ hết chúng trong đầu thế nào đây, tất thảy những cuốn sách, tất thảy những con người, tất thảy những câu chuyện này? Và nếu hắn không ghi nhớ chúng, thì ai sẽ làm?”

Một thoáng Coetzee.

Văn nghiệp của Coetzee bắt đầu khá muộn. Vào thập niên 70 tại Mỹ, khi phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam đang lên đỉnh điểm, ông cùng đồng nghiệp – bấy giờ đang giảng dạy tại đại học Buffalo – cảm thấy mình cần làm một điều gì đó. Sau khi bị chính quyền bắt và bị từ chối cấp lại thẻ xanh, tình trạng pháp lý của ông càng trở nên báo động, dẫn đến việc ông trở về quê hương Nam Phi, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid vẫn đang hoành hành.

Không khó để nhận ra điểm nhấn văn chương của Coetzee vẫn thường trở đi trở lại trong những tác phẩm của ông. Nhân vật chính hầu hết là người đàn ông trung niên, một chút luống tuổi, có vị thế và bị mắc kẹt trong bộ máy chính quyền công chính và những mối quan hệ nhục dục không biết đường tránh. Từ những mối quan hệ này, hình ảnh tàn tạ, đơn độc của người đàn ông được khắc sâu thêm. Văn chương Coetzee mang sắc thái lạnh, một giọng văn tỉnh táo, trưởng thành, nhẹ nhàng nhưng thiếu vận động và nhiệt huyết sáng tạo. Độc giả có lúc tự hỏi, liệu những ám muội này xuất phát từ đâu, để chúng đến với văn chương ông như phong vị riêng, nét độc đáo riêng mà chỉ Coetzee mới tạo được căn phòng ấy, mùi hương ấy, cái lạnh ấy và buổi chiều tàn hôm ấy. Những cảnh đời tỉnh lẻ như bộ ba giải mã những thắc mắc trên, từ chính thâm sâu ở tận gốc rễ.

Tác giả J. M. Coetzee
Ảnh: Washington Examiner

Mẫu hình nhân vật đàn ông.

Mẫu hình nhân vật người đàn ông trở lại trong Những cảnh đời tỉnh lẻ. Nếu trong Ruồng bỏ là vị giáo sư đại học vướng vào lao lý tình yêu với cô sinh viên trẻ, trong Đợi bọn mọi là vị thẩm phán với cô thổ dân cùng nhau đối đầu với bộ máy công chính; thì ở đây là John – cậu bé da trắng, người Afrikan, yếm thế từ trong bản chất và rất dễ tổn thương. Khởi đầu bằng Tuổi thơ là quá trình lớn lên của John nơi bình nguyên Karoo đầy biến động. Tiếp đến là Tuổi trẻ tương ứng với giai đoạn giảng dạy tại Buffalo sau tuổi trưởng thành. Cuối cùng là Mùa hè, khi John trở lại Nam Phi những năm 71, 72. Bộ ba tác phẩm lần lượt lướt qua trường đoạn lớn lên của cậu bé John nơi thị trấn Worcester, để từ đó thấy được những ảnh hưởng sâu rộng đến tâm hồn nghệ sĩ. Sau thảm kịch Sharpeville và những biến động chính trị trong nước, John ôm mộng sang Anh trở thành một nghệ sĩ vĩ đại trong lĩnh vực thơ ca nối gót Pound, Eliot, Ford Madox Ford rồi bị dìm chết bởi những mánh khóe vật chất sinh tồn nơi đây. Cuối cùng về lại Nam Phi, trở thành một người đàn ông bình thường, trong căn nhà bình thường đến khi mất đi, và được thuật lại đầy đủ từ năm 71 bằng cuộc ghi chép một cuốn tiểu sử của Vincent.

Giai đoạn cuộn mình phôi thai trong Tuổi thơ, Coetzee tinh tế đưa John trở về thể dạng của một tạo tác dính nhớp, của một người bấu víu lấy mẹ, muốn bà hy sinh mọi khát vọng cho riêng mình và mắc kẹt trong tình yêu của bà. Đó còn là cậu bé sợ bị đánh roi vì lòng tự cao, yêu thích bãi cát hơn là dòng sông u ám, thích mang giầy hơn đi chân không… Coetzee chuyển hóa bản thân mình sang John bằng sự nhạy cảm đầy cuốn hút, để từ đó thế giới nội tâm dần dà phát triển, trở thành một nhân tế bào hình thành nhân cách của người đàn ông sau này theo nghĩa hẹp hay các nhân vật chính sau này theo lối nghĩa rộng.

Những cảnh đời tỉnh lẻ – Tuổi thơ

Thế giới nội tâm phát triển phong phú hơn mọi điều khác, đơm hoa kết trái, nhân bản theo cấp số nhân triệu triệu tế bào, hình thành nên thể yếm thế được máu nuôi dưỡng. Sự thiếu sót ấy, vẻ yếm thế ấy thể hiện ở cả hai mặt, về những ảo tưởng trở thành nghệ sĩ và những cuộc tình với những người khác. Coetzee hay John trong bộ ba này dường như mắc kẹt trong nỗi cô đơn và sự khốn khổ. Sự đùm bọc của người mẹ làm anh cảm thấy tuy đã 30 nhưng vẫn không hơn là một đứa trẻ. Việc phá trinh của Marianne rồi mặc kệ cô ra về với máu vẫn chảy từ giữa hai chân, về việc Sarah mang thai và anh hoảng lên để cô đi phá chỉ riêng một mình… Từ đầu chí cuối, John thử và lại mắc kẹt; thử lại lần nữa, và vẫn mắc kẹt. John là loại đàn ông không mang bất cứ sự cuốn hút nào đối với phái nữ: anh ngẩn ngơ, tuyệt vọng, rồi tự nghi ngờ để thử với bọn đàn ông, nhưng rồi mọi chuyện lại chẳng tới đâu.

Cái tự diệt ấy cũng đồng thời hiển hiện qua ảo mộng trở thành nghệ sĩ trong cuốn Tuổi trẻ. Rời xa Nam Phi khi bất bạo động chính trị mới vừa diễn ra để chứng minh rằng mỗi con người là một hòn đảo, không cần đến cha mẹ; nay anh sớm nhận ra con đường của Pound, của Eliot, của Picasso vốn không bằng phẳng. Giữa nỗ lực ở lại nơi đất khách quê người bằng việc cố định mình vào việc lập trình cho IBM hay International Computers, giấc mộng thơ ca đã tắt ngấm. Trong những ngày ngồi trước trang giấy trống rỗng không chứa một chữ, những tự vấn lương tâm trong cảnh chán ngán vật chất, nỗi luyến nhớ để lại đằng sau, còn Bộ Nội vụ đang ở phía trước, anh vặn mình rằng: Có gì bất ổn với hắn vậy? Tại sao hắn lại làm cho những điều bình thường nhất trở thành khó khăn là thế với mình? Nếu câu trả lời là bản tính hắn là thế, thì có ích gì khi mang một bản tính như vậy? Tại sao hắn không thay đổi bản tính mình?

Nhưng cái yếm thế một khi gắn vào không thể gỡ ra, nó bám vào ta như loài hà đá, như thép nung chảy, để hàn con người vào tình thế, để rồi rốt cuộc lý do rời khỏi Nam Phi không vì chính trị, không vì chiến tranh, mà bởi trốn chạy khỏi sự nhàm chán, khỏi sự phàm tục, khỏi sự teo tóp của đời sống đạo đức, khỏi nỗi hổ thẹn. Ở đó, John sẽ mãi là một bóng ma, là gã trai trẻ nhàn du quanh thành phố xa lạ, ăn dần khoản tiền để dành của mình, đĩ điếm, làm bộ mình là nghệ sĩ! Từ người chạy trốn bạo động trong nước, giờ đây trở thành chính người viết mã cho máy bay Anh trong Chiến tranh lạnh, lập trình Atlas ở những cuộc chiến rất vô nghĩa khác.

Từ cái yếm thế của nhân vật, Coetzee nhân rộng lên cùng với đại diện là chàng Ganapathy kỹ sư người Ấn không thể tự chăm sóc bản thân mình và cả cha John – người cha lụn bại, sặc sụa trong cơn trầm uất; để đến với đàn ông nói chung, đàn ông của dòng họ Coetzee trên bình nguyên Karoo bao đời để lại, mà nghĩa vụ đầu tiên của những phụ nữ dòng họ này là xoay xở tống dòng máu Coetzee ra khỏi những đứa con mình. Làm thế nào để tống dòng máu slap ra khỏi con người, chị không nói ngay được, ngoài việc mang họ đến bệnh viện cho bơm hết máu ra và thay thế nó bằng máu của người hiến tặng nghiêm khắc nào đó. […] Cậu ấy không có hoạch định. Cậu ấy là người nhà Coetzee, người nhà Coetzee không có hoạch định. Họ không có tham vọng, họ chỉ có những mong mỏi lười nhác.

Nhìn nhận một cách tựu trung, đây là lý giải của Coetzee cho toàn bộ vũ trụ nhân vật đàn ông trong tiểu thuyết của ông, những người lặt lìa trước đàn bà, trước cơn gió cuộc đời nhưng hàn chặt bản thân với nỗi yếm thế tự thân. Với riêng J. M. Coetzee, ông nhìn nhận thế nào về mình thì ta không hề biết. Nhưng ở điểm mấu chốt này, ít nhiều ta hiểu một cách sâu xa các tiểu thuyết này, nơi cái mắc kẹt, cô đơn, khốn khổ vẫn luôn trồi dậy. Một cách tự phẫu từ trong bản chất, Coetzee ít nhiều cung cấp cho ta lý giải nhất thời về văn chương, về con người ông, và trên hơn hết, về xã hội Nam Phi phân cấp vốn không ổn định.

*

Nam Phi với Coetzee như khung chống đỡ cho những giá trị nguyên bản nơi con người ông, nơi tiểu thuyết của ông. Xã hội Nam Phi đầy rẫy biến động trong sự đấu tranh giữa các sắc da, giữa người Da màu, người Bản địa và người Afrikan. Nếu trong Ruồng bỏ là cách mạng giành lại ruộng đất từ nông dân da trắng, trong Đợi bọn mọi là cuộc chiến với người bản địa – người Khoikhoi từ Hy Lạp di cư sang Nam Phi thế kỷ 17; thì trong Những cảnh đời tỉnh lẻ, mối chồng chéo ấy được khái quát hơn, hiển thị rõ hơn nơi thị trấn Worcester như mẫu nhặt ra từ một quần thể, nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khoa học vẫn đang diễn ra, mà các biểu hiện là dùng cảnh sát kiểm soát văn hóa, quân phiệt lớp trẻ, tín ngưỡng nhà nước…

Một trong những chủ đề thường xuất hiện trong văn chương của Coetzee giai đoạn sau này là quyền động vật. Trong Những cảnh đời tỉnh lẻ, đề tài này cũng tìm cách len lỏi vào nơi trang trại Voëlfontein, nơi John về chơi vào một mùa hè, loài cừu bị giết một cách man dại trong khi những con còn lại be be bình thản mà không biết gì, đặt trong bối cảnh đối nghịch – góc nhìn của một cậu bé như John lúc này, gợi lên những điều suy tư. Và người nghệ sĩ không thành ấy biến hóa bản thân tựa như loài cừu, chỉ đợi biến động chính trị giày nát bày đàn thế hệ; và cũng có khi, là những ám ảnh theo suốt khi anh trở về Nam Phi từ Mỹ trục xuất, đã không thể ăn những món từ cừu trong cuộc họp mặt.

Với bộ ba Những cảnh đời tỉnh lẻ, J. M. Coetzee lần đầu tiên mở khóa cho người đọc thâm nhập vào những gì đã cấu thành nên một Coetzee vốn từ trước đến nay ta vẫn quen thuộc. Bộ ba tác phẩm là vũ trụ thu nhỏ của những gì rất Coetzee, những gì thuộc về và những thứ chỉ Coetzee mới viết ra được; vừa giả tưởng như cuộc đời cậu bé vô danh John giữa những biến động chính trị, giữa tầm hồn quá ư nhạy cảm, giữa mộng nghệ sĩ không thành; vừa bán tự truyện như lời phân trần, giãi bày và mở rộng ra cho ai muốn hiểu thêm về nhà văn ấy, người có tầm cỡ trí óc và đặc biệt là năng lực tưởng tượng phát triển trên mức bình thường, và cái giá phải trả chính là phần “con” bên trong anh ấy. Anh ấy là Homo sapiens, thậm chí là Homo sapiens sapiens. Một bộ ba chao đảo, một bán tự truyện vô tiền khoáng hậu với bút pháp bậc thầy. Một Coetzee đã một lần và chắc chắn sẽ không bao giờ mở lòng như thế. Tuyệt đẹp.

Hết.

minh.

*

Đọc những bài viết của minh.

Phía sau trang sách

Tư duy tích cực tạo thành công: Chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng

Published

on

Tác phẩm Tư duy tích cực tạo thành công của Napoleon Hill và William Clement Stone là một cẩm nang hữu ích cho bất kỳ ai muốn đạt được thành công trong cuộc sống. Cuốn sách không chỉ cung cấp những nguyên tắc và chiến lược hiệu quả để phát triển bản thân mà còn truyền cảm hứng giúp người đọc có một thái độ tích cực hơn trong cuộc sống.

Tư duy tích cực tạo thành công là một tác phẩm kinh điển về chủ đề phát triển bản thân, đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới kể từ khi xuất bản lần đầu tiên vào năm 1959, khẳng định vị trí là một trong những tác phẩm self-help bán chạy nhất mọi thời đại. Cuốn sách vén màn bí mật về sức mạnh của tư duy tích cực, giúp người đọc khai phá tiềm năng bản thân và đạt được những thành tựu phi thường trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tìm kiếm hình mẫu thành công làm ngọn đuốc soi sáng

Để có thêm động lực và định hướng rõ ràng cho bản thân, tác giả gợi ý rằng người đọc có thể xây dựng cho riêng mình một hình mẫu thành công từ những câu chuyện về người thật, việc thật trong sách báo. Khi dành thời gian tìm hiểu về hành trình của họ, những khó khăn họ đã trải qua và cách họ vượt qua những thử thách đó, ta sẽ có thể biến kinh nghiệm của họ trở thành ngọn đuốc soi sáng cho con đường của chính mình.

Bên cạnh đó, người đọc còn có thể chọn một bức ảnh có ý nghĩa đặc biệt với mình để đặt câu hỏi khi nhìn bức ảnh đó rồi lắng nghe câu trả lời từ chính tâm thức bật ra. Bức ảnh ấy có thể là hình ảnh về mục tiêu ta muốn đạt được, về một giá trị sống mà ta trân trọng, hoặc đơn giản là một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Chẳng hạn, nếu người đọc muốn mua nhà nhưng chưa có đủ tài chính thì có thể chọn bức ảnh về một mái ấm khang trang để ngắm nhìn và tự đặt câu hỏi rằng mình phải làm gì để đạt được số tiền sở hữu căn nhà đó. Không phải lúc nào câu trả lời cũng đến ngay lập tức, nhưng việc cụ thể hóa mục tiêu bằng một hình ảnh rõ ràng sẽ giúp người đọc tăng cường ý chí nỗ lực.

Ngoài ra, niềm tin chính là nguồn động lực mạnh mẽ giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn và chinh phục mục tiêu. Trong Tư duy tích cực tạo thành công, có một công thức thường được lặp lại nhiều lần để người đọc ghi nhớ là: “Khi con người người nghĩ đến và tin tưởng vào điều gì, họ sẽ có thể đạt được điều đó với thái độ tích cực.” Đây cũng là một biện pháp tự truyền cảm hứng.

Hai mặt của tình thế bức bách: Thành công hay tội ác?

Tư duy tích cực tạo thành công nhấn mạnh tầm quan trọng của tính lương thiện trong hành trình chinh phục thành công. Cuốn sách khẳng định rằng thành công đích thực không chỉ dựa trên kết quả mà còn phải dựa trên phương tiện đạt được kết quả đó. Một người có thể đạt được thành công bằng mưu mô, thủ đoạn, nhưng đó chỉ là thành công giả tạo, thiếu bền vững và không mang lại hạnh phúc thực sự.

Ngoài ra, tác giả cũng bàn về vai trò của tình thế bức bách: nó như một con dao hai lưỡi, có thể đưa con người đến đỉnh cao thành công hoặc vực sâu tội ác. Tình thế bức bách là phép thử cho bản lĩnh, đạo đức và thái độ của mỗi cá nhân. Khi đó, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào thái độ:

Thái độ tích cực: Khi đối mặt với nghịch cảnh, người có thái độ tích cực sẽ biến nó thành cơ hội để học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. Họ kiên trì nỗ lực, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và không bao giờ bỏ cuộc. Nhờ vậy, họ có thể vượt qua mọi khó khăn và gặt hái thành công.

Thái độ tiêu cực: Ngược lại, người có thái độ tiêu cực sẽ dễ dàng gục ngã trước nghịch cảnh. Họ chìm trong lo âu, sợ hãi, nghi ngờ bản thân và tìm kiếm lối thoát bằng những hành vi sai trái. Hậu quả là họ đánh mất bản thân, vướng vào vòng xoáy tội ác và tự hủy hoại cuộc đời.

Từ đó, cuốn sách đưa ra hai công thức đơn giản nhưng đầy ý nghĩa:

Tình thế bức bách + Thái độ tích cực = Thành công
Tình thế bức bách + Thái độ tiêu cực = Tội ác.

Cân bằng cảm xúc, rèn luyện tư duy và đặt mục tiêu hiệu quả

Cảm xúc và lý trí đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, mỗi người cần học cách cân bằng hai yếu tố này để đưa ra những quyết định sáng suốt. Đôi khi, ta cũng nên lắng nghe tiếng nói con tim và hành động theo những gì mình mong muốn. Chẳng hạn, khi phải lựa chọn giữa một công việc ổn định và theo đuổi đam mê, ta cần cân nhắc kỹ lưỡng cả hai yếu tố cảm xúc và lý trí: ta thường dùng lý trí để đánh giá khả năng thực tế của bản thân, nhưng cũng đừng quên lắng nghe tiếng nói con tim.

Bên cạnh đó, tác giả cho rằng mỗi ngày, chúng ta chỉ cần dành 1% thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ, lập kế hoạch là đã có nhiều cơ may tạo ra sự khác biệt để vươn đến thành công. Theo ước tính, một ngày có 1440 phút, 1% sẽ tương ứng với 14 phút. Trong 14 phút đó, nếu ta chú tâm suy nghĩ kế hoạch cho những gì mình muốn làm, ta sẽ dần hình thành được thói quen có thể suy nghĩ sáng tạo mọi lúc, mọi nơi: khi rửa chén, lúc ngồi trên xe bus, hay thậm chí là khi đang tắm.

Ngoài ra, đặt mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trên kế hoạch chinh phục thành công. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung nỗ lực, đưa ra quyết định sáng suốt và duy trì động lực để đạt được ước mơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt mục tiêu hiệu quả. Dưới đây là bốn điều quan trọng cần ghi nhớ khi đặt mục tiêu:

1. Viết mục tiêu ra giấy: Khi viết mục tiêu ra giấy, bạn sẽ buộc bản thân phải suy nghĩ cẩn thận về những gì mình muốn đạt được. Việc này giúp bạn tập trung và ghi nhớ mục tiêu tốt hơn.

2. Đặt mốc thời gian: Mốc thời gian giúp bạn chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Việc này giúp bạn có động lực để hoàn thành từng bước và tiến đến mục tiêu cuối cùng.

3. Đặt tiêu chuẩn thật cao: Khi đặt tiêu chuẩn cao, bạn sẽ buộc bản thân phải nỗ lực hết mình và phát huy tiềm năng tối đa.

4. Đặt mục tiêu cao: Mục tiêu cao sẽ giúp bạn có tầm nhìn xa và thúc đẩy bạn không ngừng phát triển.

Nhìn chung, Tư duy tích cực tạo thành công đã mang đến cho người đọc những bài học quý giá về sức mạnh của tư duy tích cực trong việc gặt hái thành công và hạnh phúc. Hãy nhớ rằng, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hành trình chinh phục thành công bắt đầu từ việc nuôi dưỡng tư duy tích cực. Ta cần tin tưởng vào bản thân và những điều kỳ diệu mà cuộc sống có thể mang lại. Từ đó, ước mơ sẽ thành hiện thực bằng chính những hành động mà ta lựa chọn ngay từ hôm nay.

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Tình yêu đích thực từ góc nhìn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Published

on

Trong vô vàn những định nghĩa về tình yêu, quan điểm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về “tình yêu đích thực” được trình bày trong cuốn tiểu luận True Love đã mang đến một sự giản dị, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức mạnh lay động tâm hồn sâu sắc.

Tình yêu là một trong những chủ đề muôn thuở của nhân loại, luôn ẩn chứa sức hút mãnh liệt và khơi gợi những cảm xúc dạt dào. Nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của tình yêu. Trong True Love, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã kể lại câu chuyện Thiếu phụ Nam Xương, rồi từ đó rút ra một kết luận mà thoạt nghe sẽ có vẻ vô cùng đơn giản nhưng càng ngẫm nghĩ thì ta càng thấy sự đơn giản ấy chính là vẻ đẹp của minh triết.

Thông điệp ý nghĩa từ ba câu khẳng định trong tình yêu

Đối với thầy, câu chuyện Thiếu phụ Nam Xương có kết cuộc đau lòng là vì người chồng đã không chịu lắng nghe người vợ, anh cứ gạt phăng lời vợ nói, cơn nóng giận đã che mờ tình yêu và cả lí trí. Vợ anh cũng đã không cố gắng hơn để giải thích rõ ràng cho anh hiểu. Chính vì vậy, cả hai người đều không thực sự hiện diện khi ở trước mặt đối phương, họ ở đó nhưng không thực sự ở đó, mà ở trong khoảnh khắc khác, trong những chiều không gian khác. Bi kịch của họ đơn giản chỉ là như thế.

Từ đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh rút ra kết luận là tình yêu thực sự chỉ đơn giản nằm gói gọn trong ba câu sau đây: “Anh ở đây. Em ở đây. Và anh ở đây vì em.” (I’m here. You’re here. And I’m here for you.)

Câu khẳng định đầu tiên mang hàm ý rằng anh đang ở đây ngay giây phút này khi đối diện với em, bằng trăm phần trăm con người anh, không hề có sự tản mác, phân mảnh đi bất cứ nơi đâu. Một điều tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra trong cuộc sống bộn bề lo toan này, việc một người có thể tập trung hoàn toàn tinh lực của mình khi đối diện trước một người mà không bị vướng bận tâm trí bởi điều gì khác cũng thật khó khăn.

Câu khẳng định thứ hai là sự tiếp nối ý từ câu đầu tiên. Anh ở đây, và em cũng đang ở đây. Anh ghi nhận sự tồn tại của em, em ghi nhận sự tồn tại của anh. Vì em cũng đang ở đây cùng anh trong giây phút này nên em không cô đơn, em không tản mác, em không phân mảnh.

Câu khẳng định cuối cùng là một sự quả quyết mạnh mẽ: Anh ở đây, anh dành hết trăm phần trăm sự tồn tại của mình ở đây là vì chính em, không vì ai khác cả. Vậy nên, em có thể yên tâm mà thổ lộ tất cả mọi điều với anh, vì trong giây phút này, hai ta đều cùng hiện diện.

Thông qua đó, ba câu khẳng định này có thể diễn dịch lại thành thông điệp phổ quát như sau:

“I’m here”: Khẳng định sự hiện diện trọn vẹn của bản thân, tập trung toàn bộ sự chú ý và tinh thần vào người mình yêu thương. Trong cuộc sống bận rộn, việc dành trọn vẹn tâm trí cho đối phương là điều không dễ dàng, nhưng lại vô cùng quan trọng để xây dựng một mối quan hệ bền vững.

“You’re here”: Ghi nhận sự tồn tại của đối phương, trân trọng và thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của họ. Khi cả hai cùng “ở đây”, họ sẽ cảm nhận được sự kết nối sâu sắc, chia sẻ và đồng hành trong từng khoảnh khắc.

“And I’m here for you”: Thể hiện sự cam kết, dành trọn vẹn tình yêu và sự quan tâm cho người mình yêu thương. Lời khẳng định này mang đến sự an toàn, tin tưởng và là động lực để cả hai cùng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Ba câu khẳng định tưởng chừng đơn giản nhưng lại là chìa khóa cho một tình yêu đích thực. Khi cả hai cùng thực hiện được điều này, họ sẽ tạo dựng được một mối quan hệ bền chặt, hạnh phúc và viên mãn.

Chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp

Để thực sự “ở đây”, mỗi người cần học cách chánh niệm, tập trung vào hiện tại, gạt bỏ những lo toan, phiền muộn và dành trọn vẹn sự chú ý cho đối phương. Khi ta thực sự “ở đây”, ta sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của người mình yêu thương, thấu hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của họ. Tình yêu đích thực không chỉ là những khoảnh khắc lãng mạn, mà còn là sự cam kết và hy sinh cho nhau. Khi yêu thương ai đó, ta sẵn sàng dành thời gian, tâm sức và cả những hy sinh để cùng nhau xây dựng hạnh phúc.

Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Lắng nghe cởi mở và thấu hiểu là cách để hai người kết nối tâm hồn, chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ và vun đắp tình cảm ngày càng sâu sắc.

Tình yêu đích thực không phải là điều viển vông hay khó kiếm tìm. Nó ẩn chứa trong chính những khoảnh khắc bình dị của cuộc sống, chỉ cần ta biết trân trọng và gìn giữ. Ba câu khẳng định của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về cách để vun đắp và nuôi dưỡng một tình yêu thương bền chặt, viên mãn.

Hoàng Đức Nhiên

Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Cuộc gặp của những dòng chảy

Published

on

By

Trong tập truyện Trôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã kéo những số phận riêng lại gần với nhau, từ đó cho thấy con người dẫu có ở đâu, sống đời thế nào… cũng là một phần của dòng trôi nổi.

Vừa quen vừa lạ

Là tác giả nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết có bối cảnh miền Tây Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đến với người đọc bằng sự giản dị, chân phương hệt như tính cách người dân nơi đây. Tác phẩm của chị thường mang tâm trạng trầm buồn, khi mà số phận buộc những nhân vật - thường là phụ nữ phải trải qua nhiều biến cố có phần ngang trái.

Gồm 13 truyện ngắn, Trôi đánh dấu cho hành trình mới của Nguyễn Ngọc Tư khỏi vùng châu thổ mà chị quen thuộc. Cuốn sách lướt qua câu chuyện của rất nhiều người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau, từ nông thôn đến thành thị, từ mặt đất đến trên không, từ hiện thực đến siêu thực... thoạt nhìn có vẻ phi lý, thế nhưng càng đào sâu thêm vào từng dòng chữ, ta đều sẽ thấy mọi thứ trong cuộc đời này đều được liên kết, tương tác với nhau.

Nhân vật của nữ nhà văn trong tập sách này không còn ở trong vùng đất Thổ Sầu đậm tính sông nước, mà đã chuyển sang những khu phố thị hoặc là vô danh. Việc bỏ lai lịch của các nhân vật cho ta thấy rằng Nguyễn Ngọc Tư đã dám mạnh mẽ bước ra “cái kén” từ trước đến nay, để nói về những câu chuyện và những số phận mang tính phổ quát, có thể xảy ra với bất cứ ai và không ngừng lại.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Sở hữu cách viết điềm tĩnh, thận trọng, Nguyễn Ngọc Tư cho thấy tài năng quan sát và khắc họa nó lên trên trang viết. Các truyện trong tuyển tập này không hề cường điệu hay có chủ đích tạo sự kịch tính, mà lại êm đềm như một dòng chảy. Các tình huống được tác giả hóa giải một cách hợp lý, có khi theo đúng logic cơ học, nhưng cũng đôi lúc ẩn sâu là những liên kết buộc các độc giả tự mình tìm cách giải đáp…

Hiểu theo một nghĩa nào đó, Trôi đưa người đọc đến sự thấu hiểu chính bản thân mình. Như cách các nhà triết học của chủ nghĩa khắc kỷ đã từng bảo rằng, bởi ta không thể kiểm soát những gì xảy đến với bản thân mình, nên hãy thay đổi góc nhìn để thấu hiểu nó. Tập truyện ngắn này hướng đến những thứ tích cực, để ta thấy đời vẫn còn những màu đẹp đẽ trong mỗi ngày qua.

Đó cũng đồng thời chính là chữ “duyên” vốn thường xuất hiện trong văn hóa phương Đông, để ta biết rằng cái gì cũng có lý do, và khi thay đổi được suy nghĩ đó, những điều trôi qua đều có giá trị. Chính bởi điều này mà cuốn tiểu thuyết cũng đến rất gần Hành lý hư vô, Hong tay khói lạnh… vốn dĩ là những tản văn cũng có thông điệp tương tự như thế mà nữ nhà văn đã cho ra mắt trong các năm qua.

“Trôi là tin mừng”

Trở lại sau tập truyện ngắn Cố định một đám mây và cuốn tiểu thuyết Biên sử nước, có thể thấy rằng những đặc trưng cũ vẫn còn hiện diện trong tác phẩm này. Đó là những cuộc gặp gỡ cũng như cơ duyên như từ trên trời rớt xuống. Trong dòng chảy của số phận ấy, tất cả nhân vật gắn bó với nhau theo một cung cách hết sức lạ kỳ, thế nhưng ẩn chứa đâu đó họ vẫn có một sợi dây liên hệ và không thoát được khỏi tầm ảnh hưởng của nhau.

Sự trôi của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã hiện diện ở nhiều chi tiết. Nó có thể mang nghĩa vật lý – như lục bình trôi, như dòng đời trôi; nhưng cũng có khi vô cùng tượng hình – như sự dịch chuyển của vũ trụ này, trong tình cảm con người và mối nối gắn họ với chính cuộc sống. Tác giả như đã trả lời câu hỏi: tồn tại hay không tồn tại để ta hiểu rằng: “Những cái vé xe đò, tàu hỏa hoặc máy bay đều có mùi của nơi chốn mà chúng đưa con người ta tới”.


Trong đây có chàng trai trẻ thích nghìn người khác nằm ngủ, có người đàn ông mà cả đời mình không bước khỏi cửa, có người mà võng là thứ “vật bất ly thân”… Ngoài ra cũng có một cặp vợ chồng “thắp lửa giữa trời”, có cả những cuộc gặp gỡ gần như không tưởng, xoay quanh chỉ một món nợ mà người trong cuộc cũng không thể biết mình nợ thứ gì…

Những tưởng họ vốn bất động trong cuộc đời mình, những tưởng những hành động ấy gần như phi lý, xác suất xảy ra gần như bằng không… Thế nhưng ở một giao điểm nào đó của số phận, họ đã gặp nhau và cùng vẽ nên bức tranh đời người. Xét cho đến cùng, tất cả chúng ta đều đang trôi nổi trên một dòng chảy – dòng chảy cuộc đời – theo chiều không ngừng mở rộng của cả không gian cũng như thời gian.


Nhà văn Ba Lan đoạt giải Nobel Văn chương 2019 - Olga Tokarczuk mà Nguyễn Ngọc Tư cũng đã nhắc đến trong một truyện ngắn, đã từng viết rằng: “Năng lượng của tôi sinh ra từ chuyển động – từ rung chuyển của ô tô buýt, từ tiếng gầm của động cơ máy bay, từ sự chòng chành của phà và tàu hỏa”. Dù muốn dù không thì sự xê dịch luôn luôn ở đó, đòi hỏi con người cứ thế tiến lên, cũng như nhìn nhận một cách tích cực về những điều mà bản thân gặp phải.

Như một câu văn trong truyện cùng tên: “Chẳng có cuộc trôi nào là vô tình hết, bản thân sự nổi trôi là thông điệp, tín hiệu, thư mời của chân trời”. Qua tác phẩm này, người đọc bỗng chốc nhận ra mình thuộc về “xứ không đâu”, nơi người với người cùng nhau tương tác, mỗi một cá thể sẽ lại tác động lên ai đó khác. Từ đó kêu gọi một sự sẻ chia cũng như đồng cảm trong cuộc đời này.

Đọc bài viết

Cafe sáng