Trà chiều

Em còn nhớ hay em đã quên?

Cô cứ mải mê với thế giới của quá khứ và kí ức như một đứa trẻ đang vui đùa nghịch nước. Chỉ là người lớn giả làm đứa trẻ này đang nghịch nước với nỗi buồn không thể giấu nổi trong ánh mắt.

Published

on

Nhớ ngày đó, cách đây khoảng 10 năm, khi đọc những bài viết về Lê Công Tuấn Anh, tôi đã rất muốn xem Em còn nhớ hay em đã quên?Vị đắng tình yêu. Vị đắng tình yêu thì dễ kiếm rồi vì vào năm 2008 tôi đã xem được trên mạng. Nhưng Em còn nhớ hay em đã quên? lại khó tìm quá. Lúc đó, tôi lục tung trên mạng nhưng không có. Thỉnh thoảng lâu lâu sau đó, tôi vẫn tìm thử xem có chưa. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ đến anh nữa. Đột nhiên, khoảng tháng 5 hay tháng 6 vừa rồi, nhân lúc nhập thông tin cho cuốn Ngôi sao cô đơn của Nguyễn Đông Thức, tôi nhìn sơ lược qua danh sách những tác phẩm của ông, trong đó có cuốn Vĩnh biệt mùa hè. Buồn buồn thế nào tôi lại bấm vào đọc thông tin cuốn Vĩnh biệt mùa hè. Đọc rồi mới biết hóa ra phim Vĩnh biệt mùa hè là chuyển thể từ tiểu thuyết của Nguyễn Đông Thức. Buồn buồn thế nào tôi lại bấm search phim này trên youtube dù biết nếu là phim Việt Nam thời kì mì ăn liền thập niên 90 thì kết quả có khi bằng 0. Vậy mà bất ngờ tôi tìm ra được phim đó. Và tôi lại tiếp tục nhìn thanh recommend bên phải của youtube. Ơ hơ, có phim Em còn nhớ hay em đã quên? Nhưng lúc đó tôi quá bận nên không thể xem được. Hiện tại, tôi cũng không hẳn rảnh rỗi hơn là mấy nhưng sau hai tháng trì hoãn việc xem phim, giờ tôi cảm thấy quá mệt mỏi, đầu óc không tập trung được nên hai buổi tối vừa rồi-lẽ ra phải dành để làm việc, tôi lại ngồi xem phim.

Có nhiều điều để nói về Em còn nhớ hay em đã quên? Nhưng trước tiên là tôi có chút cảm giác thất vọng ở phần mở đầu của phim. Tôi thấy nó dài dòng quá. Lối đối thoại trong phim hơi dông dài và sến, ngôn ngữ thoại không tự nhiên mà tựa như nhân vật đang đọc văn viết vậy. Nhiều đoạn hình ảnh cũng sáo mòn. Nhưng bình tĩnh lại đi, phim này năm 92 mà. Nghĩ thế nên tôi cố gắng chịu đựng. Tình tiết phim cũng dễ đoán nhưng tôi không trách nữa. Đó là do tôi đang xem một phim cũ. Đúng lúc tôi sắp nghĩ thế là mất toi một tiếng rưỡi uổng phí dành cho phim thì bộ phim dần có vài điểm khiến tôi lưu ý, thấm vào rồi bị hút hẳn trong đó. Xét về nội dung, Em còn nhớ hay em đã quên? không quá đặc biệt so với nhiều phim cùng motif thời đó và cả bây giờ khi nói về tình yêu trong chiến tranh. Nhưng về hiệu ứng thị giác, phim tạo được không khí riêng bằng một vài chi tiết hơi khác biệt so với những phim khác. Chỉ cần một vài hình ảnh riêng nhưng thật đắt giá đó thôi cũng khiến tôi phải nhìn nhận lại những cảm giác ban đầu của mình về phim này. Tôi thích nhất là hình ảnh chiếc thuyền giấy. Khi Huyền Mi và Quang Sơn còn ở bên nhau, cảnh cô nhặt những tờ giấy anh kí nhạc rồi gấp lại thành thuyền và thả trôi trên biển trong lúc anh vẫn cặm cụi sáng tác, tôi cảm thấy cảnh ấy hơi sến và quá cliché. Tôi đã xem thường cảnh đó. Nhưng không ngờ nó lại là plant đắt giá để paid off trong một phân cảnh sau đó. Ấy là khi Huyền My đã cưới chồng, cô buồn, ngồi bên bồn tắm, xả nước thật đầy để làm hồ nước nhỏ giả định, và cô thả trôi một con thuyền giấy-nhỏ hơn con thuyền lúc cô thả bên bãi biển. Vì trong bồn tắm không có sóng nước, thuyền không trôi mà chỉ đứng yên, xoay vòng một chỗ nên cô tự tát nước thật nhè nhẹ, tạo sự rung động cho bồn tắm để con thuyền có thể trôi xa hơn một chút. Cô cứ mải mê với thế giới của quá khứ và kí ức đó như một đứa trẻ đang vui đùa nghịch nước. Chỉ là người lớn giả làm đứa trẻ này đang nghịch nước với nỗi buồn không thể giấu nổi trong ánh mắt. Và rồi cô mở nắp nước. Tất cả nước trong bồn cuốn thành vòng xoáy về phía lỗ thoát nước. Chiếc thuyền giấy cũng bị cuốn về phía ấy. Rồi khi nước gần cạn thì thuyền giấy chạm đáy bồn và nằm sát ngay bờ vực của lỗ thẳm ấy. Chỉ một hình ảnh chiếc thuyền giấy thôi mà gợi nhiều cảm xúc khác nhau. Chiếc thuyền giấy ấy quá mỏng manh cũng hệt như những giấc mơ đôi lúc lại quá nhỏ nhoi trước những thử thách cuộc đời.

Ngoài ra, tôi cũng thích cách Nguyễn Hữu Phần kết thúc phim. Cái kết của phim đã làm tôi phải suy nghĩ lại toàn bộ những hình ảnh từ đầu phim. Thế rồi tôi nhận ra, nếu không có đoạn mở đầu mang một chút rườm rà đó, không có những hình ảnh mang một chút sến đó, tất cả… có lẽ người ta có thể sửa cho nó tốt hơn nhưng khi đó tôi đã không có được chính những cảm xúc này khi kết phim.

Dù phim thuộc motif kinh điển, mọi tình tiết đều có thể đoán trước, không có gì quá bất ngờ, vậy mà một số đoạn cũng khiến tôi suýt khóc. Nguyên nhân là do Hoàng Hồng Nhị diễn quá hay. Hơn phân nửa thành công của phim có lẽ nằm ở diễn xuất của cô. Vì thế, dù biết trước phim sẽ như thế, như thế nhưng vì diễn xuất của cô quá thật, nhất là ánh mắt… thật buồn, thật tha thiết khiến tôi tin rằng những tình cảm đó là thật. Bởi tin những tình cảm đó là thật nên khi nó tan vỡ tôi mới thấy buồn như thế. Thật tiếc khi Hoàng Hồng Nhị chỉ đóng được một phim.

Nghĩ lại thì bây giờ tôi mới nhận thấy rõ ràng rằng Lê Công Tuấn Anh chính là người nghệ sĩ đầu tiên mình yêu mến. Anh cũng chính là người đầu tiên cho tôi biết nỗi buồn của cảm giác mất mát. Anh mất khi tôi chỉ mới 6 tuổi. Lúc đó tôi đã rất buồn. Anh cũng là người đầu tiên khiến tôi cảm thấy cần phải viết, dù lúc đó chỉ là viết nguệch ngoạc những dòng chữ trẻ con vào trong tập học sinh để bày tỏ nỗi thương tiếc về một người đã khuất… Tuổi thơ của tôi bắt đầu không phải với những câu chuyện thiếu nhi hay phim hoạt hình. Tuổi thơ của tôi bắt đầu bằng những bộ phim của Lê Công Tuấn Anh. Suốt một thời gian dài tôi đã thương nhớ cho sự ra đi của anh. Anh khiến cho một đứa mới 6 tuổi phải bắt đầu tập suy nghĩ về sự sống và cái chết… Tôi đã từng đi viếng mộ anh vào năm nhất đại học. Tôi đã nhìn thật lâu hình anh trước bia mộ. Tôi tưởng tượng anh đang nằm dưới lớp đất sâu đó. Tôi đi một vòng quanh mộ anh. Hôm đó, hội quán nghệ sĩ thật vắng lặng và buồn bã. Chắc rằng lúc đó, khi nhìn vào mộ anh, tôi đã thấy ngày sinh của anh. Nhưng đó là thời điểm tôi chưa quan tâm cung hoàng đạo nên mình cũng không nhớ. Để rồi hôm nay, tôi còn phát hiện thêm một điều nho nhỏ mà suốt những năm qua, từ khi biết anh, thích anh tôi chưa hề để ý: anh cũng thuộc cung Bảo Bình. Vậy ra, người nghệ sĩ đầu tiên tôi yêu từ hồi còn rất nhỏ ấy lại là Bảo Bình. Giống như một thứ duyên nợ vậy. Thì ra, tôi đã thích Bảo Bình từ hồi nhỏ. Dù ngày hôm nay, xem Em còn nhớ hay em đã quên?, tôi nhận ra một số hạn chế trong cách diễn của anh, tôi không còn thấy anh quá xuất sắc như hồi nhỏ ngây thơ mới vừa xem phim nữa; nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cũng như lúc trước, bây giờ khi xem phim, tôi vẫn thấy sự hiền lành và say mê trong ánh mắt của anh. Và vì thế, anh vẫn luôn tuyệt vời.

Kodaki

Tác phẩm được đề cập trong bài viết:

Vĩnh Biệt Mùa Hè

15,000đ

Bộ tứ 4H (Hân, Hằng, Hoa, Hạ) của lớp 12A đã “làm mưa làm gió” không chỉ trên thị trường sách mà cả trong điện ảnh và âm nhạc trên dưới 20 năm. Ca khúc Vĩnh biệt mùa hè của nhạc sĩ Thanh Tùng viết năm 1992 một thời là ca khúc phổ biến của giới học sinh, sinh viên, nhất là các bạn năm cuối cấp với những ca từ thiết tha đầy nỗi nhớ: “Mùa hè bâng quơ, Bâng quơ nỗi nhớ, Những chiếc lá non vươn trên cành cây khô… Mùa hè đi qua rồi, Tình yêu cũng qua rồi…”

Ngôi Sao Cô Đơn

41,000đ

Ngôi Sao Cô Đơn là trường hợp hiếm hoi khi cuốn sách và bộ phim được ra mắt công chúng gần như cùng lúc (1992). Phim do đạo diễn Trần Cảnh Đôn dàn dựng theo kịch bản của Nguyễn Đông Thức, do Hãng phim Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ phối hợp sản xuất. Diễn viên gồm có ca sĩ Phương Thảo, Thanh Hoa, cùng các tên tuổi Lê Tuấn Anh, Đơn Dương, Khánh Hoàng, Kim Xuân, Quang Đại, Việt Anh, Lê Bình, Hoàng Phúc…

Click to comment

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Trà chiều

Sứ Đoàn Iwakura đạt Giải thưởng sách Quốc Gia 2024

Published

on

Giải thưởng Sách Quốc gia là giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hàng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, nhà khoa học và người làm công tác xuất bản.

Tối ngày 29.11.2024 tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII, tác phẩm Sứ Đoàn Iwakura - Chuyến Tây Du Khảo Cứu Nhằm Canh Tân Nhật Bản Thời Minh Trị (Ian Nish biên soạn, Nguyễn Hoàng Mai - Nguyên Tâm dịch) hân hạnh được vinh danh giải Khuyến khích.

Sứ Đoàn Iwakura là tác phẩm nghiên cứu tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây. Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Sách dày 427 trang, gồm 11 chương tổng hợp các bài viết của Ian Nish và 12 chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế khu vực Nhật Bản và Đông Á. Tám chương đầu, độc giả sẽ cùng phái đoàn đi qua tám cường quốc từ Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Nga, Thụy Điển và Italy. Bản ghi chép của những học giả góp phần tái hiện hành trình tìm kiếm “văn minh khai sáng” của sứ đoàn Iwakura tại trời Âu dưới góc nhìn của người phương Tây. Ba phần còn lại trong ấn phẩm là bài phân tích, nhận định của chuyên gia lịch sử, đánh giá tình hình nước Nhật sau chuyến công du.

Để hiểu thêm về một lát cắt lịch sử quan trọng của Nhật Bản, cũng như đọc thêm về chuyến đi được mệnh danh là “Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật”, mời bạn tìm đọc sách tại đây hoặc tại hệ thống các nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Đọc bài viết

Trà chiều

Nhà Sách Phương Nam đồng hành cùng các bạn học sinh tham gia cuộc thi ‘F1 in Schools’

Published

on

F1 in Schools là một giải đấu mang tính giáo dục, cạnh tranh toàn cầu do Formula One kết hợp với chương trình quốc tế STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Giải đấu được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học với mục đích giới thiệu kỹ thuật cho những người trẻ tuổi trong một môi trường thú vị. Mỗi đội thi (từ 3 - 6 học sinh) phải thiết kế và chế tạo một chiếc xe đua Công thức 1 cỡ nhỏ từ Khối mô hình F1 chính thức bằng các công cụ thiết kế CAD/CAM.

Năm 2024, ADUA Racing - đội bao gồm các học sinh cấp 2 của trường British International School Ho Chi Minh City đã vinh hạnh giành được cơ hội tham gia vòng chung kết cuộc thi F1 in Schools ở Dubai, Ả Rập Saudi. Đây là đội duy nhất đại diện Việt Nam tham gia vòng chung kết năm nay.

Những nỗ lực rèn luyện, khả năng sáng tạo, tư duy học tập đáng ngưỡng mộ của các em học sinh trong giải đấu này phù hợp với định hướng và giá trị cốt lõi mà Nhà Sách Phương Nam luôn muốn đem lại cho các bạn đọc và khách hàng trên toàn quốc.

Vì vậy, Nhà Sách Phương Nam hân hạnh trở thành nhà tài trợ đồng hành cùng đội thi ADUA Racing trên hành trình vươn ra thế giới. Nhà Sách Phương Nam hy vọng nỗ lực này sẽ góp phần ươm mầm cho những tài năng tương lai, khuyến khích người trẻ phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

Nhà Sách Phương Nam luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích thế hệ trẻ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, hệ thống Nhà Sách Phương Nam vẫn luôn nỗ lực trên hành trình kết nối bạn đọc đến với thế giới tri thức thông qua những cuốn sách hay và các hoạt động ý nghĩa.

Cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả và khách hàng đã tạo điều kiện để Nhà Sách Phương Nam tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ trên những chặng đường đầy ý nghĩa trong tương lai.

Đọc bài viết

Trà chiều

Sự kiện giao lưu & ký tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

Published

on

Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book phối hợp cùng tác giả Anh Khang tổ chức sự kiện giao lưu và ký tặng vào lúc 16g00, thứ Bảy ngày 16.11.2024 tại sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM).

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành là tác phẩm kỷ niệm hơn một thập kỷ viết văn của tác giả Anh Khang. Anh gọi đây là một “cuốn sách làm lành” – thay vì “chữa lành” như cách gọi thường thấy trong xã hội hiện đại. Tác phẩm được chia làm hai phần, mở đầu bằng “Độc thoại” với những dòng tư lự đơn lẻ như tự trấn an “đứa trẻ bên trong đang ăn vạ trên đường trưởng thành”, rồi sang đến “Đối thoại” là những lời tâm can san sẻ cùng Gen Z lẫn Gen Z(à) để tìm sự ủi an. Mỗi câu, mỗi lời tâm tình thủ thỉ đều quá đỗi chân thành, như chính lời tác giả tự nhận thì đây “chính là những ghi chép trong lúc ‘khóc một trận đã đời’, rồi từ nay, chỉ nhìn về phía trước”.

Kể từ khi xuất bản tác phẩm đầu tay Ngày trôi về phía cũ… vào năm 2012, đến nay Anh Khang đã trở thành “tác giả triệu bản” với nhiều tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Anh còn được bạn đọc thương tặng tên gọi “nhà văn của những nỗi buồn tuổi trẻ” vì những chia sẻ sâu sắc và đầy cảm thông trong từng trang sách. Sách Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành đánh dấu sự trở lại của Anh Khang sau 4 năm tạm vắng mặt trên văn đàn, đồng thời cũng là món quà tri ân dành tặng cho thế hệ độc giả đã trưởng thành cùng những bài viết của anh.

Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành – tác phẩm mới nhất của tác giả Anh Khang do Phương Nam Book liên kết xuất bản.

Đến với sự kiện giao lưu và ký tặng, độc giả sẽ có cơ hội trò chuyện cùng nhà văn Anh Khang và lắng nghe anh chia sẻ về những thăng trầm trong quá trình sáng tác cuốn Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành. Đặc biệt, sự kiện còn chào đón sự góp mặt của ca sĩ - nhà văn Hamlet Trương.

Giao Lưu & Ký Tặng: Bước Qua Nước Mắt, Tự Khắc Trưởng Thành

  • Thời gian: 16:00 – Thứ bảy, ngày 16.11.2024
  • Địa điểm: Sân khấu A – Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM)
  • Vào cửa tự do

Về tác giả: Quách Lê Anh Khang

  • Công việc chính là làm báo, công việc phụ là làm mệt mình bằng những cảm xúc đa mang. Mọi nghề nghiệp đã và đang làm như phóng viên, biên tập viên, PR, MC... đều có vẻ khá nghiệp dư, nhưng lại rất chuyên nghiệp trong vai trò làm “người độc thân nhạy cảm”.
  • Ngày sinh: 11/8
  • Cung Hoàng đạo: Sư Tử (Leo)
  • Cử nhân khoa Báo chí & Truyền thông – Đại học KHXH&NV TP.HCM
  • Sách đã xuất bản:
    • Ngày trôi về phía cũ... (2012)
    • Đường hai ngả, người thương thành lạ (2013)
    • Buồn làm sao buông (2014)
    • Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và... Em (2015)
    • Thương mấy cũng là người dưng (2016)
    • Trời vẫn còn xanh, em vẫn còn anh (2017)
    • Người xưa đã quên ngày xưa (2018)
    • Những năm tháng đó, có tôi yêu người (2019)
    • Thả thính chân kinh (2020)
    • Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành (mới xuất bản – năm 2024)
Đọc bài viết

Cafe sáng