Giới thiệu sách

Đừng tự dối mình: Cảm xúc của ký ức tình yêu

Published

on

Là một trong những tác phẩm mới nhất về đề tài tình yêu đồng giới, tiểu thuyết Đừng tự dối mình (Arrête avec tes mensonges) của nhà văn người Pháp Philippe Besson không những được đông đảo công chúng mến mộ mà còn được giới hàn lâm đánh giá cao.

Philippe Besson sinh năm 1967, là nhà văn người Pháp. Tốt nghiệp trường Luật, ông chuyển hướng đam mê sang nghiệp viết văn. Không chỉ được giới mộ điệu văn chương đón nhận nồng nhiệt, trong gần hai thập kỷ cầm bút, Philippe Besson còn được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như Emmanuel-Roblès, Grand prix RTL-Lire… Ngoài ra các tác phẩm của ông cũng trở thành nguồn cảm hứng cho điện ảnh và hội họa. Tiểu thuyết Đừng tự dối mình đang được đạo diễn Olivier Peyon dàn dựng thành bộ phim cùng tên và sẽ ra mắt công chiếu vào tháng Tám năm nay.

Đừng tự dối mình là câu chuyện kể về mối tình đầu của chàng trai mười bảy tuổi, cùng một tương lai rộng mở, với vô vàn những đích đến, chính lúc này cậu bước vào tình yêu nồng nhiệt và bí mật với người bạn cùng trường, đây cũng là lúc cậu nhận thức đầy đủ về giới tính thực của mình. Câu chuyện mang những nỗi khắc khoải, băn khoăn về tuổi trưởng thành, về tình yêu và về chính bản thân mình trên cuộc đời này.

Nếu là một kỷ niệm, câu chuyện ấy không phải là một kỷ niệm bởi lẽ mối tình ấy chưa bao giờ trở thành kỷ niệm: câu chuyện ấy là một ký ức, tồn tại đâu đó trong não bộ, lẩn khuất đâu đó trong tâm hồn khiến ta tưởng đã bị xóa nhòa nhưng chỉ đợi một ngày có một hình dáng hiện ra trước mặt thì cả một khoảng thời gian của ký ức ấy quay trở lại, từng ngày, từng giờ, như chưa từng là quá khứ.

Nếu là một tình yêu, đó không phải là một mối tình để bày tỏ, để xuất hiện bởi lẽ câu chuyện tình ấy sâu kín như một bí mật, như một vùng khuất bên trong tâm hồn của một người yêu một người; vậy nên chuyện tình ấy sâu sắc không nhạt phai bởi nó chỉ thăm thẳm thuộc về hai người đang yêu ấy. Nó tồn tại say đắm khi hai người yêu ấy bên nhau; nó cũng vẫn tồn tại nhưng day dứt khôn nguôi khi một trong hai kẻ yêu ấy vắng bóng. Vì thế, có phải chăng, kể từ sự vắng mặt, những chuyện tình khác đều trở thành niềm an ủi? những chuyện tình khác chỉ là những hình bóng tiếp diễn của một tình yêu ban đầu?

Nếu là một giọng nói, đó không phải là giọng của người kể lại câu chuyện quá khứ mà là những tiếng vọng ký ức của tuổi trẻ nồng nhiệt và của tình yêu say đắm. Những tiếng vọng chợt vang lại, như những giọng nói ta đã từng nghe và bây giờ nghe lại như thể một bản nhạc cũ lâu năm nằm trong ngăn kéo lại được lôi ra đặt vào máy, ấn nút và rồi giai điệu cứ tuôn trào, tuôn trào.

“Mình đã luôn nghĩ rằng cậu sinh ra để đi đến những nơi xa. Đường đời của chúng ta chia rẽ từ đây. Mình biết cậu luôn mong mọi chuyện diễn ra theo cách khác, mong mình sẽ nói những lời sưởi ấm lòng cậu, nhưng mình đã không thể, và dù sao đi nữa, mình không bao giờ biết nói thế nào. Cuối cùng thì, mình tự nhủ rằng cậu đã hiểu. Đó hẳn nhiên là tình yêu. Và ngày mai, sẽ là sự trống vắng vô hạn. Nhưng chúng ta không thể tiếp tục; cậu có cả cuộc đời đang chờ đón, còn mình, mình sẽ không thay đổi. Mình chỉ muốn nói với cậu rằng mình đã hạnh phúc trong những tháng ngày chúng ta bên nhau, rằng mình chưa bao giờ hạnh phúc như thế, và mình đã biết mình sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc như vậy nữa.”

Đừng tự dối mình của Philippe Besson đẩy ta vào một không gian-thời gian vừa gần gũi của hiện tại vừa xa xăm của ký ức; vừa rõ ràng như thực tại nhưng cũng huyễn hoặc như ảo tưởng. Văn phong của Besson mang hơi hướng của nữ tiểu thuyết gia Marguerite Duras bởi hiệu ứng giọng nói (effet de voix) vì ngay cả trong sự đọc im lặng ta vẫn cảm thấy như đang nghe những giọng kể vang lên sống động: giận dữ có, tươi vui có; hạnh phúc có, đau buồn có. Besson viết câu từ mạch lạc nhưng xuyên thẳng vào người đọc, chỉ cần một nhúm từ ngữ để viết nên một trời cảm xúc.

Hết.

Bảo Chân

Giới thiệu sách

Lớn lên trên đảo vắng – Cuộc phiêu lưu kịch tính của gia đình Robinson

Published

on

Lớn lên trên đảo vắng

Trên đường sang châu Mỹ lập nghiệp, gia đình Robinson không may bị đắm tàu và trôi dạt vào một hoang đảo. Tại đây, họ đã phải bắt đầu một cuộc sống mới đầy gian khó, khi phải tự làm nhà, săn bắn, trồng trọt, thuần hóa thú hoang… Mỗi ngày với họ đều là một chuyến phiêu lưu kỳ thú nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Với sự ưu đãi của thiên nhiên và tinh thần kiên cường vượt qua nghịch cảnh, gia đình Robinson không chỉ sống sót mà sau nhiều năm lưu lạc trên đảo vắng, họ còn xây dựng được cho mình một cơ ngơi đáng kể.

Dưới ngòi bút miêu tả chân thực của tác giả Johann David Wyss, Lớn lên trên đảo vắng không chỉ bày ra trước mắt độc giả vẻ đẹp của một thế giới tự nhiên hoang sơ, trù phú mà còn là lời ca ngợi những đức tính tuyệt vời của con người. Đó là tinh thần phiêu lưu dũng cảm, sự thông minh tài trí, tính cần cù chăm chỉ và lòng tốt, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Nhờ vậy mà đây đã trở thành một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của trẻ em trên toàn thế giới, còn nhiều lần được dựng thành phim cũng như chuyển thể thành truyện tranh và trò chơi điện tử.

Johann David Wyss (28/5/1743 - 11/1/1818) sinh ra ở Bern, Thụy Sĩ. Ông vốn là mục sư nhưng sau này đã trở thành một tác giả nổi tiếng. Được truyền cảm hứng từ tác phẩm Robinson Crusoe của Daniel Defoe, nhưng Wyss muốn viết một câu chuyện chứa đựng những bài học thú vị, bổ ích về cuộc sống thiên nhiên hoang dã dành riêng cho trẻ em, nên đã cho ra đời tiểu thuyết Lớn lên trên đảo vắng. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Đức năm 1812, và sau đó hai năm, đã được dịch sang tiếng Anh, rồi lần lượt là nhiều thứ tiếng khác.

Đọc bài viết

Giới thiệu sách

Năm tuần trên khinh khí cầu – Chuyến du lịch độc đáo xuyên qua châu Phi hoang dã

Published

on

Năm tuần trên khinh khí cầu

Năm tuần trên khinh khí cầu kể câu chuyện về ba người Anh với tham vọng băng qua châu Phi, từ Đông sang Tây, trên một chiếc khinh khí cầu. Tiến sĩ Samuel Fergusson, nhà khoa học thông tuệ, là trưởng đoàn, đồng hành cùng ông có người hầu cận trung thành Joe và anh bạn thợ săn thiện xạ Dick Kennedy. Bộ ba dấn thân vào biết bao cuộc phiêu lưu hấp dẫn và không kém phần kỳ lạ: chạm trán với người bản địa và những loài động vật nguy hiểm, gặp sự cố với khinh khí cầu, đồng thời phải vật lộn với những bất lợi về thời tiết. 

Xuyên suốt cuốn sách Năm tuần trên khinh khí cầu, tác giả Jules Verne đã mô tả một cách sinh động những đặc điểm về hệ thực vật, động vật, địa lý và con người châu Phi qua con mắt của thế kỷ XIX. Được xuất bản lần đầu vào năm 1863, Năm tuần trên khinh khí cầu là sự kết hợp tuyệt vời của các yếu tố như nhân vật thông minh, sáng tạo, những kiến thức khoa học và công nghệ đi trước thời đại, đặc biệt là cốt truyện đầy hấp dẫn hé lộ viễn cảnh về một thế giới chưa được biết tới, tất cả đã làm nên chất phiêu lưu đặc trưng và tạo tiền đề cho những tác phẩm sau này của Jules Verne.

Tác phẩm văn học Năm tuần trên khinh khí cầu. Ảnh: Đinh Tị Books

Ngày 31/1/1863, Năm tuần trên khinh khí cầu chính thức ra mắt và ngay lập tức nổi tiếng khắp nước Pháp và sau đó là toàn thế giới. Mọi người đều hết sức kinh ngạc khi độc giả có cảm giác được trải nghiệm thực tế những điều trong sách. Một độc giả còn gửi thư tới nhà xuất bản để hỏi: “Tôi rất mong nhận được một câu trả lời từ ngài, Tiến sĩ Samuel Fergusson thật sự có thể ngồi trên khinh khí cầu để bay xuyên qua châu Phi ư…”

Năm tuần trên khinh khí cầu do Đinh Tị Books phát hành. Bản dịch đầy đủ từ dịch giả Ngụy Thanh Tuyên giúp truyền tải trọn vẹn tinh thần của bản gốc. Bởi, dịch giả Ngụy Thanh Tuyên đã có kinh nghiệm chuyển ngữ thành công rất nhiều tác phẩm cả kinh điển, trong số đó có thể kể đến Hai vạn dặm dưới đáy biển 80 ngày vòng quanh thế giới.

Trích đoạn

“Samuel thân mến ạ!” Người thợ săn nói. “Dự án gì đó của anh thật điên rồ! Nó không khả thi! Nó chẳng có vẻ gì là nghiêm túc hay thực tế hết!”

“Tại sao lại không?”

“Chà, vì rủi ro, vì trở ngại đủ kiểu.”

“Về chuyện trở ngại,” Fergusson nghiêm giọng nói. “Trở ngại tồn tại là để ta vượt qua. Còn rủi ro và nguy hiểm ư? Ai dám tự vỗ ngực tuyên bố ta đây chẳng bao giờ gặp nguy? Chúng ta chỉ nên thấy hiện tại qua tương lai mà thôi, vì tương lai chẳng qua chỉ là hiện tại xa hơn một chút.”

Đọc bài viết

Giới thiệu sách

THÁI CÔNG – A PASSION FOR AESTHETICS: Dấu ấn thẩm mỹ của Nhà Thiết kế Nội thất Thái Công

Published

on

By

Nhà thiết kế Quách Thái Công vừa được nhà xuất bản TeNeues - một nhà xuất bản sách danh tiếng của Đức chuyên về các dòng sách kiến trúc, nội thất, đời sống và nghệ thuật biên tập và xuất bản quyển sách nghệ thuật có tên Thái Công - A Passion For Aesthetics. Quách Thái Công là Nhà Thiết Kế Việt Nam đầu tiên được đơn vị xuất bản này thực hiện một tác phẩm. Quyển sách được in tại Florence (Ý), dự kiến chính thức phát hành trên 70 quốc gia gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha,… Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam là đơn vị phân phối sách độc quyền, thông qua hệ thống hơn 50 nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.

Một tác phẩm Nghệ thuật về Thiết kế

Thái Công – A Passion for Aesthetics là cuốn sách thể hiện sự độc đáo của Thái Công trong lĩnh vực thiết kế nội thất, tổng hợp 18 công trình thiết kế nội thất tại Đức và Việt Nam được thể hiện trong quyển sách, trong đó có 15 công trình tại Việt Nam. Đây cũng là thành tựu của Nhà thiết kế Nội thất người Đức gốc Việt Quách Thái Công, đã tạo ra trong hơn 20 năm qua. Đặc biệt, tác giả Ute Laatz cũng đã dành nhiều trang để chia sẻ về thẩm mỹ mà Thái Công muốn đem đến trong mỗi công trình.

Quyển sách được đầu tư công phu, với tổng cộng 350 trang, có phần bìa bọc nhung, gáy mạ vàng cho thấy sự duy mỹ, tỉ mẩn và tâm huyết của anh dành cho đứa con tinh thần này.

Sự kết nối tinh hoa Nghệ thuật phương Tây và nét đẹp văn hoá phương Đông

Quách Thái Công là một nhà thiết kế nội thất người Đức gốc Việt. Sang Đức từ năm 10 tuổi, Thái Công được gia đình giáo dục theo truyền thống Việt Nam nhưng song song đó, anh cũng cảm thụ, thấu hiểu sâu sắc văn hoá, phong cách, thẩm mỹ phương Tây. Quá trình đến với thiết kế nội thất hoàn toàn ngẫu nhiên khi Thái Công trưng bày các bức hình mình chụp trong 1 không gian nội thất và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng. Kể từ đó, anh bắt đầu theo đuổi lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất.

Ngay từ khi bắt đầu, Quách Thái Công đã hướng tới kiến tạo những không gian sống sang trọng, lộng lẫy và ấm cúng dành cho những khách hàng yêu thích vẻ đẹp độc bản bởi phong cách riêng của anh. Từ đó tạo nên thương hiệu Thái Công gắn liền với những món đồ nội thất sang trọng đẳng cấp Châu Âu, những dự án thiết kế - trang trí nội thất và cung cấp nội thất cho các biệt thự, căn hộ cá nhân và các dự án nhà hàng, khách sạn, bất động sản cao cấp.

Trong thiết kế, Thái Công khéo léo kết hợp tinh hoa Nghệ thuật phương Tây với nét đẹp văn hoá phương Đông, nhưng đồng thời không tập trung vào sự sang trọng của nội thất mà luôn lấy con người làm yếu tố trung tâm. Điều đó nâng sự thẩm mỹ của nhà thiết kế triệu đô vượt ngoài giá trị vật chất, thổi vào không gian sống sự tinh tế và tinh thần của văn hóa Đông Tây. Hơn cả một quyển sách chuyên ngành Thiết kế Nội thất, quyển sách như hé mở một cánh cửa cho độc giả về Thế giới Thượng lưu. A Passion for Aesthetics – là quyển sách đầu tiên thể hiện được gout thẩm mỹ và tài năng thiết kế độc đáo của Thái Công.

Sau 20 năm hoạt động, Thái Công đạt được nhiều giải thưởng cao quý như Infinity Award do Hội đồng ICP ở New York – Hoa Kỳ trao tặng, Sư Tử Vàng ở Cannes – Pháp và giải Đồng do Hội đồng ADC ở Đức vinh danh. Những công trình của anh luôn mang đậm dấu ấn thẩm mỹ cá nhân với một phong cách không thể nhầm lẫn.

Dấu ấn thẩm mỹ của nhà Thiết kế Nội thất hàng đầu

Với lối viết sắc sảo, hình ảnh lôi cuốn, quyển sách giới thiệu với độc giả những không gian nội thất đã hoàn thiện và câu chuyện cảm hứng tạo nên các công trình này của Nhà thiết kế triệu đô. Đặc biệt là những cuộc thảo luận hấp dẫn giữa Thái Công và các chuyên gia về đề tài “Thế nào mới là thẩm mỹ?” đối với Thái Công.

Tự nhận mình là nô lệ của thẩm mỹ thông qua các chia sẻ trong sách, Quách Thái Công muốn khẳng định với người đọc rằng thẩm mỹ là đa dạng phong cách, không có sự tranh cãi. Qua đó, anh đã truyền cảm hứng đến độc giả về thẩm mỹ với thông điệp: cuộc sống sẽ tốt đẹp và tích cực hơn khi mọi người cùng quan tâm đến thẩm mỹ.

Khi độc quyền phát hành cuốn sách Thái Công - A Passion For Aesthetics tại Việt Nam, bà Ngô Kim Thủy - Giám đốc Kinh Doanh Sách Quốc Văn, đại diện Phương Nam chia sẻ:

“Phương Nam Book rất hân hạnh được phát hành quyển sách này cũng như góp phần mang quyển sách về Việt Nam. Đây là cuốn sách có đối tượng độc giả riêng. Hiện nay, càng ngày càng nhiều người yêu thích mỹ thuật hơn, không chỉ riêng người trong ngành, còn có những người ngoài ngành nhưng yêu thích mỹ thuật họ cũng chọn mua rất nhiều sách thiết kế, kiến trúc. Lô sách đầu tiên Thái Công – A Passion for Aesthetic sẽ nhập khẩu chính thức sẽ về ngày 16/12/2022, dự kiến trong tháng 12/2022 sẽ phát hành ở Việt Nam. Quyển sách sẽ được trưng bày trang trọng trong tất cả các Nhà sách Phương Nam ở Sài Gòn Center, Crescent Mall, …Đây là quyển sách trang trọng, hiếm có ở Việt Nam.”

Thái Công - A Passion For Aesthetics là cuốn sách không thể bỏ lỡ của những tín đồ yêu thiết kế nói riêng và những ai muốn tìm hiểu về ngành thiết kế nội thất nói chung. Sách đang được bày bán tại hệ thống Nhà sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.

Đọc bài viết

Cafe sáng