Trích đăng

Đến chết Jobs vẫn theo đuổi “thứ đó”

Quý vị sẽ chuẩn bị gì cho tương lai khi Trí thông minh nhân tạo vượt qua con người? Và sẽ tồn tại như thế nào?

Published

on

Trích từ: Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo
Tác giả: Lee Ji-sung
Đơn vị giữ bản quyền: Phương Nam Book
Phát hành: tháng 12.2020

–  Vì sao Khoa Y Đại học Harvard bãi bỏ việc giảng dạy truyền thống?
–  Vì sao tập đoàn tài chính Goldman Sachs sa thải 598 nhân viên tài giỏi nhất?
–  Lý do Google và NASA thành lập Đại học Singularity?
–  Lý do IBM tuyển chọn nhân viên có trải nghiệm văn hóa nhân loại học?

Từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21, hàng tỷ người trên thế giới sẽ bị Trí thông minh nhân tạo (AI) “cướp” công ăn việc làm. Những ngành nghề lâu nay được xã hội kính trọng và đánh giá cao như nghề bác sĩ, dược sĩ, luật sư, giáo viên, nhân viên văn phòng… sẽ là những nạn nhân đầu tiên.

Lúc đó, thế giới lao dộng sẽ gồm một nhóm nhỏ những người điều khiển AI và số còn lại sẽ bị AI điều khiển với tên gọi “vô sản bấp bênh”. Vũ khí nào giúp bạn làm chủ Trí thông minh nhân tạo? Bí mật nằm ở những năng lực chỉ riêng con người mới có.

Chúng là gì? Làm sao đánh thức và phát triển vượt bậc những năng lực đó thông qua giáo dục và tự đào tạo? Cuốn sách này là cẩm nang không thể thiếu nếu bạn muốn LÀM-CHỦ-TRÍ-THÔNG-MINH-NHÂN-TẠO.

Eight – Lee Ji-sung

*

Xin hỏi quý vị

Hiện nay các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, MIT và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Google, IBM đang ra sức đào tạo nhân tài làm chủ AI theo phương pháp “EIGHT”. Còn quý vị? Quý vị sẽ chuẩn bị gì cho tương lai khi Trí thông minh nhân tạo vượt qua con người? Và sẽ tồn tại như thế nào?

Hãy tưởng tượng quý vị đang đứng trên boong một con tàu đang bốc cháy dữ dội. Độ cao từ boong tàu tới mực nước biển là 50 mét, tương ứng với độ cao tầng 17 chung cư, nước biển phía dưới thì tối đen, lạnh lẽo, chuyển động dữ dội.

Quý vị sẽ làm gì?

Chạy lòng vòng trên boong tàu bốc cháy, bị lửa táp vào người rồi tử nạn? Hay can đảm nhảy từ boong tàu xuống biển?

Có lẽ quý vị sẽ trả lời thế này.

“Nếu là tôi, tôi sẽ nhảy xuống biển. Tôi sẽ không mắc sai lầm ngu ngốc vì sợ biển mà ở lại boong tàu đâu.”

Tháng 7 năm 1988, Andy Mochan có mặt trên boong tàu khoan dầu xảy ra tai nạn cháy nổ. Từ nơi ban đầu xảy ra vụ nổ, lửa nhanh chóng lan ra toàn bộ con tàu. Trên boong, lửa và khói đen cũng bắt đầu bốc lên. Không chần chừ, Andy Mochan lao xuống biển Bắc, nơi có những ngọn sóng lạnh lẽo. Việc nhảy từ độ cao tương ứng với tầng 17 của chung cư xuống biển chẳng khác gì đánh cược tính mạng, nhưng Mochan cho rằng so với việc tiếp tục ở lại trên boong tàu đang bốc cháy thì tỉ lệ sống sót sẽ cao hơn. May thay anh ấy đã sống, được cứu hộ không lâu sau khi nhảy xuống biển.

Chuyện vẫn chưa hết. Trên boong con tàu khoan dầu không ngừng bốc cháy còn có hơn 168 người khác. Tuy nhiên, họ cứ chạy tứ tán trên boong đến giây phút cuối cùng của cuộc đời một cách đầy tiếc nuối.

Tôi xin hỏi lại.

Nếu có mặt trên boong tàu đang bốc cháy đó, quý vị sẽ hành động như thế nào? Đánh cược mạng sống, một mình nhảy xuống biển? Hay ở lại cùng với 168 con người kia?

Ngay lúc này đây, con tàu khổng lồ mang tên Đại Hàn Dân Quốc đang cháy và chìm dần xuống biển. Người dân chạy tứ tán trên boong tàu, thậm chí trên tàu đang xảy ra chuyện gì họ cũng không biết và cũng không buồn tìm hiểu.

Quý vị sẽ làm gì? Quý vị sẽ giống như những người làm ngơ không biết thế giới đã thay đổi như thế nào, để cuối cùng đón nhận cái kết đáng tiếc? Hay sẽ lao xuống biển là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đại diện cho Trí thông minh nhân tạo?

Vì sao đến chết Steve Jobs vẫn không rời Trí thông minh nhân tạo?

Tôi cũng không nhớ rõ hôm ấy là khi nào. Hôm ấy, khi bước ra ngoài, tôi cảm thấy dường như xung quanh đã thay đổi. Tất cả mọi người đều cầm thứ gì đó bóng bẩy trên tay, nhưng lúc đó tôi không để tâm quan sát kỹ. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp cận với Iphone. Và tôi bắt đầu tò mò về Steve Jobs.

Dĩ nhiên, tôi đã biết rõ về Jobs từ lâu. Tôi từng bị thu hút bởi câu nói của Jobs “Nếu được dùng bữa trưa cùng với Socrates, tôi sẽ kể cho ông ấy nghe hết mọi công nghệ mà Apple có được”. Tôi không ngừng đọc, suy ngẫm và hiểu ra câu nói trên chỉ là lối diễn đạt theo phong cách riêng của Jobs cho cái gọi là “Phương pháp kinh doanh kiểu Socrates” mà các đại diện tiêu biểu là Peter Drucker của Mỹ và Charles Handy của châu Âu. Ngoài ra, tôi cũng biết thêm rằng bảng phả hệ trong ngành Kinh doanh hiện đại được nối tiếp theo thứ tự “các triết gia trước Socrates ®Socrates®Platon®Aristole®Vua Alexander®trường Cao học Luật Harvard®trường Cao học Kinh doanh Harvard®George Marshall®Peter Drucker, Charles Handy”. Ở đây tôi cũng tìm ra lời đáp cho câu hỏi “Làm sao ứng dụng phương pháp đối thoại của Socrates vào kinh doanh?”. Tôi đã mang tất cả sự thật cùng với câu trả lời tìm được vào bản thảo đang viết dở. Về sau, bản thảo đó được xuất bản thành sách với tựa đề Hãy lãnh đạo bằng cách đọc.

Trở lại câu chuyện về Iphone. Sau khi nhìn thấy Iphone, đúng hơn là nhìn thấy những người tôn thờ Jobs như giáo chủ và nâng niu chiếc Iphone như một quyển kinh thánh, tôi thật sự tò mò về Jobs. Tò mò mọi thứ về ông ấy, như suy nghĩ, triết lý, cảm xúc… Tôi đến hiệu sách mua tất cả các sách liên quan đến Jobs và Apple. Tôi còn đến ba thư viện mượn tất cả sách về Jobs và Apple. Nhưng tôi không mua Iphone. Lee Kun Hee – nhà sáng lập và đưa Samsung từ một doanh nghiệp hạng 3 trở thành tập đoàn Samsung hùng mạnh của hiện tại – từng nói thế này:

“Nếu quý vị đi xe buýt mà không biết nó được chế tạo như thế nào thì đó không phải là quý vị đi xe buýt mà là bị chất lên xe.”

Tôi muốn biết suy nghĩ, triết lý và cảm giác của người đã tạo ra chiếc Iphone, rồi sau đó sở hữu nó cũng không muộn.

Tôi của thời điểm đó là người như vậy. Một người vô cùng kiểu cách trong tất cả mọi việc, một người luôn luôn đập vỡ một phần chiếc cầu, và sau khi xác nhận được nó là cầu đá thì mới đi qua. Dĩ nhiên tôi của hiện tại đã khác sau khi sinh được hai đứa con. Tôi cố gắng sống như một dòng nước chảy.

Đến chết Jobs vẫn theo đuổi “thứ đó”

Hãy lãnh đạo bằng cách đọc được xuất bản vào tháng 11 năm 2010 và tái bản năm 2016, dài 432 trang. Vào thời điểm đó, thuật ngữ “nhân văn học” ở Hàn Quốc đã được giới học thuật sử dụng. Nhưng tất cả mọi người đều thốt lên: “Một quyển sách dài 368 trang với chủ đề ‘phải nhân văn’ ư? Thật là điên rồ”. Họ đều tin rằng sách của tôi sẽ thất bại. Thế nhưng thật bất ngờ, ngay lần xuất bản đầu tiên nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất với số lượng bản in cực lớn. Mượn lời diễn đạt của truyền thông lúc đó (chính miệng tôi nói thì đâm ra gượng gạo): quyển sách này đã thắp lên ngọn đuốc dẫn đường cho nhân văn học ở Hàn Quốc.

Khoảng bốn tháng sau khi quyển sách được xuất bản, tháng 3 năm 2011, ngọn đuốc ấy được châm thêm dầu. Tại sân khấu công bố Ipad 2, Steve Jobs tuyên bố: “Apple sinh ra từ điểm giao thoa giữa nhân văn học với khoa học và công nghệ.” Ngay lập tức, tuyên bố này gây xôn xao trong giới doanh nghiệp. Họ rỉ tai nhau rằng, “Yếu tố dẫn tới thành công của Jobs là nhân văn học”, “Bây giờ chúng ta phải theo nhân văn học thôi”. Con đường phát triển của doanh nghiệp hướng đến giới học thuật, các học giả nhạy bén bắt đầu sản xuất ra các bài giảng nhân văn học phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trường đại học, Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương, tổ chức xã hội… đều thay đổi theo sự thay đổi của doanh nghiệp, cuối cùng cả nước bắt đầu nhộn nhịp theo đuổi nhân văn học.

Bản thân tôi cũng rơi vào vòng xoáy của trào lưu đó. Tới lúc định thần lại, tôi phát hiện mình đang đứng lớp giảng về nhân văn học trước các nhà tài phiệt, CEO và chính trị gia. Nhưng trong lòng tôi lại cảm thấy bất an. Chẳng phải tôi đã từng gánh món nợ bảo lãnh 2 tỷ won và sống trong căn phòng gác mái vốn là kho chứa đồ nhưng được sửa chữa trái phép sao? Lúc đó, tôi đã cầu nguyện rất nhiều để xin Chúa cứu giúp. Chỉ cần Chúa cho tôi thành công trong mảng viết lách thì tôi sẽ dành cả đời, cho đến chết, để sống vì những người gặp khó khăn như tôi lúc này.

Tôi rất thích được mời đến nơi nào đó sang trọng nhưng cũng rất đắn đo khi nghĩ đến lời cầu xin với Chúa lúc còn là một tác giả vô danh. Cũng may là sự rối rắm đó của tôi kéo dài không lâu. Một ngày nọ, tôi đoạn tuyệt mối quan hệ với xã hội thượng lưu. Dĩ nhiên, hiện tại tôi đã kết nối lại với một số người, nhưng nếu nghĩ lại tôi cũng không hiểu rốt cuộc tại sao mình lại đột ngột đưa ra phán quyết và hành động như thế.

Từ lúc đó, cùng với các thành viên trong hội Polle Polle (Fan Café), tôi bắt đầu công việc phổ cập giáo dục nhân văn học ở trung tâm thiếu nhi địa phương trong nước, giúp đỡ trẻ em nghèo cùng những người thoát ly khỏi Triều Tiên. Bên cạnh đó, tôi cũng bắt tay vào việc xây dựng trường học ở những nơi nghèo khó bên ngoài Hàn Quốc.

Tôi đặc biệt say mê dự án làng tị nạn ở nước ngoài. Từ Đông Nam Á, Ấn Độ qua Pakistan, Nga, Nam Mỹ đến những trại tị nạn ở Trung Đông, châu Phi và Syria đều thiếu trường học nên chúng tôi trực tiếp đến thăm và lưu lại khá lâu ở những nơi đó.

Cùng sinh hoạt với những người dân vốn khác nhau về ngôn ngữ, một ngày nọ tôi bắt đầu đọc sách và suy ngẫm.

Cả ngày ở một làng tị nạn tràn lan người bệnh vô gia cư và người ăn xin như Kolkata (Ấn Độ), tôi vừa đọc Kant vừa suy ngẫm về vấn đề “Làm triết học là gì?”.

Ở ngôi làng của tộc người Maasai châu Phi, nơi có độ cao 1.800 mét so với mực nước biển, không có điện cũng không có nước, tôi đọc Tham luận triết học luân lý của Ludwig Josef Johann Wittgenstein và nghĩ về “điều không thể nói”.

Khi qua đêm trong công-ten-nơ ở trại tị nạn Jordan Syria, nơi có đầy bom của IS, tôi đọc Tân Ước và suy ngẫm về ý nghĩa của hoang mạc mà Thánh Gioan Baotixita và Chúa Jesus từng trú ngụ. Ban ngày, tôi đã quan sát nơi này khi ngồi trên ô tô.

Chuyện xảy ra khi tôi hoạt động tình nguyện ở Tondo, Philippine, một trong ba thành phố nghèo nhất trên thế giới. Sau khi kết thúc lịch trình một ngày làm việc, tôi đi vào thành phố và ghé qua hiệu sách. Khắp nơi trong hiệu sách đều trưng bày quyển Steve Jobs (bản tiếng Anh) của Walter Isaacson, cuốn tiểu sử duy nhất được Steve Jobs công nhận. Tôi lật qua vài trang rồi rời khỏi hiệu sách trở về Tondo. Tuy nhiên, kỳ lạ là gương mặt của Steve Jobs được in lớn trên bìa sách cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi đã bối rối trong chốc lát, nhưng ngay lập tức đưa ra quyết định:

“Tốt thôi! Mình sẽ chỉ nghĩ về Jobs cho đến khi ông ấy không còn xuất hiện trong tâm trí bất bình thường này nữa!”

Tôi bắt đầu cuộc chạm trán lạ lùng với Jobs. Khi đó bất chợt trong đầu tôi nảy ra câu hỏi.

“Mọi người đang nói về Jobs và nhân văn học, vậy nhân văn học mà Jobs nhắc đến là gì? Nhân văn học vốn dĩ được chia thành triết học – lịch sử – văn chương, trong đó riêng triết học đã bao gồm Triết học phương Tây, Triết học phương Đông, Triết học Ấn Độ,… Triết học phương Tây lại gồm Triết học cổ đại, Triết học trung đại, Triết học cận đại… Đâu chỉ có thế. Riêng Triết học cổ đại phương Tây thôi đã có nhiều triết gia rồi. Vậy nhân văn học của Jobs rốt cuộc là triết học, lịch sử, văn chương của những ai, ở thời đại nào? Liệu có phải Socrates từng được nhắc tới ở đầu chương sách này? Không. Lúc đó Jobs có nói là ông dựa trên phương pháp kinh doanh của bản thân. Nhân văn học kết hợp với khoa học công nghệ của Apple có lẽ bắt nguồn cội rễ từ Socrates nhưng đó không phải là Socrates. Vậy nhân văn học của Jobs rốt cuộc là gì?”

Vài ngày sau tôi trở về Hàn Quốc. Để có được lời đáp cho câu hỏi này, tôi đã tìm kiếm gần như tất cả các sách và bài giảng ở Hàn Quốc có nhắc tới Jobs, Apple và nhân văn học. Tôi còn gặp gỡ các học giả và chuyên gia ngành nhân văn có tiếng để thăm hỏi. Nhưng dù ở đâu, với ai, tôi cũng không tìm được câu trả lời. Tất cả đều hỏi tại sao tôi lại thắc mắc điều đó. Do vậy, tôi nghiên cứu về Jobs lại từ đầu. Tôi đọc và nghiền ngẫm lại toàn bộ các sách liên quan đến Jobs và Apple, chụp màn hình lưu lại các bài báo trong nước nói về Jobs. Những video nói về Jobs hay có Jobs xuất hiện tôi cũng tua đi tua lại để xem. Ví dụ như chương trình “Steve Jobs: Cuộc phỏng vấn bị đánh mất”, tôi tự tay bê toàn bộ phụ đề lưu vào laptop, đọc đi đọc lại hơn mười lần, hay mẩu quảng cáo “Think Different” huyền thoại của Apple phản ánh triết lý của Jobs tôi cũng xem đi xem lại hơn ba mươi lần.

Và cuối cùng tôi biết được sự thật: Nhân văn học của Jobs là triết học công cụ xuất hiện trong cuốn Tồn tại và Thời gian của triết gia Martin Heidegger; sự kết hợp giữa nhân văn học và khoa học công nghệ có nghĩa là tác nghiệp của Mark Weiser, người đứng đầu PARC (Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto); “Simple” (mẫu) là triết lý thiết kế của Trường dạy nghệ thuật Bauhaus ở Đức và triết lý thiết kế kiến trúc Mỹ được phát triển và kế thừa từ Louis Henry Sullivan ® Frank Lloyd Wright ® Joseph Eichler. Sau này, tôi nói rõ hơn về những điều này trong quyển Nhân văn học trong tôi.

Ngày 5 tháng 10 năm 2011, Steve Jobs qua đời. Nhiều người trên thế giới tiếc thương cho sự ra đi của Jobs. Làn sóng này cũng xảy ra ở Hàn Quốc. Bất chợt, tôi tò mò về sự ra đi của ông.

“Jobs đã làm gì trước khi chết? Lẽ nào ông lại không đóng góp một khoản tiền khổng lồ cho nơi nào đó, như bệnh viện ung bướu chẳng hạn? Và hẳn là ông đã dành trọn khoảng thời gian quý báu cuối cùng bên những người thân yêu?”

Khác với phỏng đoán của tôi, Jobs vẫn miệt mài nghiên cứu Trí thông minh nhân tạo.

Năm 2003, Cơ quan Chỉ đạo Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA) thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Mỹ, cùng với Viện Nghiên cứu Quốc tế Stanford (SRI International), xúc tiến dự án Trí thông minh nhân tạo CALO (Trợ lí nhận thức học và tổ chức) với mục đích nghiên cứu và phát triển Trí thông minh nhân tạo có khả năng học tập và suy luận đến có thể đối thoại với con người. Dự án huy động khoảng 300 chuyên gia về Trí thông minh nhân tạo và được tiến hành trong 5 năm. Viện Nghiên cứu Quốc tế Stanford đã tách riêng một phần của dự án này và cho khởi nghiệp. Tháng 4 năm 2010, Jobs chi khoảng 2.260 tỷ won mua lại doanh nghiệp này. Jobs trực tiếp chỉ đạo dự án Trí thông minh nhân tạo Iphone, phát triển phần mềm Siri. Jobs qua đời sau hôm công bố Iphone 4S có tích hợp trợ lí nhận dạng giọng nói Siri.

Chính vì vậy, trong một năm rưỡi trước khi qua đời, Jobs bỏ ra một số tiền khổng lồ mua lại doanh nghiệp start-up về Trí thông minh nhân tạo, trực tiếp chỉ huy dự án Trí thông minh nhân tạo và ngừng thở vào hôm sau ngày dự án đó được hoàn thành. Nói đơn giản, Jobs đã dồn hết sức sống còn lại của mình cho Trí thông minh nhân tạo. Sẽ thế nào nếu Jobs không dồn hết tâm huyết vào Trí thông minh nhân tạo cho đến lúc cuối đời? Biết đâu ông ấy sẽ sống thêm được một thời gian. Không chừng bây giờ ông ấy vẫn còn sống.

Thông qua nhiều cách, tôi biết việc quan trọng nhất mà Jobs đã làm được trước khi chết, tôi bị sốc nặng, mặt nghệch ra. Tôi không hiểu “Jobs bị gì vậy?”, “rốt cuộc Trí thông minh nhân tạo là cái quái gì?”. Đương nhiên, từ năm 2004, tôi đã biết các doanh nghiệp IT lẫy lừng của Mỹ đều tập trung vào Trí thông minh nhân tạo, dựa vào câu nói của Bill Gates “Tôi sẽ dẹp hết mọi việc sang một bên và chạy ngay tới nếu nơi đó có thông tin liên quan đến Trí thông minh nhân tạo” trong quyển Buffett & Gates on Success (tạm dịch Buffett và Bill Gates nói về thành công) được dịch và xuất bản bằng tiếng Hàn. Thế nhưng, khi đó với tôi, Trí thông minh nhân tạo là thứ nằm giữa ranh giới của khoa học viễn tưởng và khoa học. Không, nó gần với khoa học viễn tưởng hơn. Tuy nhiên khi lần theo hành tung của Jobs trước khi mất, tôi nhận ra Trí thông minh nhân tạo hoàn toàn không phải là khoa học viễn tưởng. Từ lúc này tôi nghiêm túc đón nhận Trí thông minh nhân tạo, chính thức bắt đầu nghiên cứu về nó. Tháng 3 năm 2015, tôi mang một phần nội dung nghiên cứu được vào Nhân văn học trong tôi.

Không ai quan tâm

Nhân văn học trong tôi leo lên vị trí số 1 của thể loại sách tổng hợp bán chạy nhất sau khoảng 2 tháng xuất bản. Quỹ tin tức về Nhân văn học trong tôi mà tôi thực hiện cùng với Daum (trang thông tin điện tử) đạt hơn 100 triệu won và tạo ra một đề tài lớn. Trong thâm tâm, tôi đã kỳ vọng rằng “mối quan tâm về Trí thông minh nhân tạo sẽ bùng nổ ở Hàn Quốc ngay thôi”. Nhưng rốt cục, chỉ mình tôi đơn thương độc mã nghĩ như thế trên đất nước Kim Chi này. Thật đó, không ai quan tâm đến Trí thông minh nhân tạo cả. Chán nản, tôi chọn cách quên nó đi.

Rồi một ngày nọ, theo tôi nhớ có thể là do AlphaGo, cả nước đã náo loạn. Tôi nhận được liên lạc từ nhà xuất bản. Họ bảo rằng một doanh nghiệp đề nghị tôi đến giảng cho họ về chủ đề “Trí thông minh nhân tạo và nhân văn học”. Thật thú vị. Và tôi đã đồng ý ngay.

Doanh nghiệp đó có khá nhiều nhân viên nên buổi thuyết giảng được chia thành hai lượt, sáng và chiều. Trong giờ ăn trưa hôm đó đã xảy ra một sự việc khiến tôi thay đổi ý nghĩ về Trí thông minh nhân tạo. Ngồi dùng cơm cùng Tổng giám đốc và ban lãnh đạo nhưng thật tình tôi không thể nuốt nổi cơm.

Lý do là vì sau lời mào đầu lê thê, ẩn ý sâu xa của ông Tổng: “Chắc nhà văn cũng quan sát thấy, công ty chúng tôi được nhiều người từ Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và dĩ nhiên cả Mỹ và châu Âu thường xuyên lui tới. Thế nhưng, không biết từ bao giờ mọi người bắt đầu nói với nhau về Trí thông minh nhân tạo. Tôi tìm hiểu và biết rằng thế giới đang được tái cấu trúc, lấy Trí thông minh nhân tạo làm trung tâm. Vì vậy, công ty chúng tôi đã mời nhiều chuyên gia về Trí thông minh nhân tạo để nghe họ thuyết giảng. Nhưng tất cả đều chỉ trình bày đại loại như công nghệ Trí thông minh nhân tạo phát triển như thế này; trong tương lai do Trí thông minh nhân tạo mà thế giới sẽ thay đổi như thế này; Trí thông minh nhân tạo giống như SkyNet trong phim Kẻ hủy diệt, nó xuất hiện và biến nhân loại thành nô lệ của nó. Anh thử nghĩ xem, những chuyện đó liên quan gì đến chúng tôi? Việc quan trọng không phải là đưa ra đáp án cho câu hỏi “Chúng tôi cần chuẩn bị gì cho tương lai?” hay sao? Giờ đây chắc chắn sẽ sớm đến thời đại mà Trí thông minh nhân tạo vượt qua được con người. Vậy tóm lại lúc đó là khi nào, chúng tôi phải đào tạo, biến hóa bản thân như thế nào, nhân viên và con cái của nhân viên chúng tôi cũng phải học và chuẩn bị ra sao, họ phải cho chúng tôi biết những thứ đó chứ. May mắn là trong quyển Nhân văn học trong tôi của anh có thể hiện đôi chút nội dung như thế nên lần này chúng tôi đã mời anh. Cảm ơn nhà văn, dù bận rộn nhưng đã nhận lời đến đây”.

Từng thành viên ban lãnh đạo luân phiên đưa ra lời thắc mắc, người thì hỏi đứng trước thời đại Trí thông minh nhân tạo thì bản thân tôi phải chuẩn bị gì, người thì kể chi tiết con cái họ đang được cha mẹ chuẩn bị cho như thế nào và hỏi vậy định hướng và phương pháp của họ có đúng không, người khác lại hỏi tôi có thể cho họ lời khuyên không.

Tôi nhớ đó là bữa trưa khá mệt mỏi như cả ngày hôm đó, nhưng tôi nhận ra điều này:

“Ừ nhỉ, việc quan trọng là trả lời câu hỏi “Trong thời đại Trí thông minh nhân tạo thì tôi cần phải chuẩn bị gì?”. Đúng thế, việc cần thiết với tất cả mọi người chính là điều đó. Sau này mình phải nghiên cứu sâu hơn về nó.”

40.000 người đối đầu với 49.960.000 người

Buổi thuyết giảng ở doanh nghiệp đó có phải là bước ngoặt với tôi? Đột nhiên các lời đề nghị thuyết giảng về Trí thông minh nhân tạo bắt đầu ập tới xối xả. Ban đầu tôi từ chối “Ôi trời, tôi không phải là người nghiên cứu hay phát triển Trí thông minh nhân tạo gì cả, tôi chỉ là nhà văn thôi”. Trí thông minh nhân tạo không phải là chuyên môn của tôi nên tôi đã bối rối khi nhận được đề nghị thuyết giảng từ khắp cả nước chứ không phải một hai nơi.

Sự thực ở thời điểm đó tôi không hề có ý định sẽ viết quyển sách này. Bỗng một hôm khi đang đọc sách liên quan đến Trí thông minh nhân tạo ở thư viện, tôi vô tình biết được xã hội nhân loại tương lai sẽ chia thành “giai cấp ra chỉ thị cho Trí thông minh nhân tạo” và “giai cấp nhận chỉ thị của Trí thông minh nhân tạo”. Và cũng được biết chuyện các nước tiên tiến đã nỗ lực từ lâu để sản xuất ra nhiều nhất có thể các công dân phụ thuộc vào điện tử. Tôi đã sốc. Càng sốc hơn khi biết được sự thật tiếp theo. Hàn Quốc gần như không có người hiểu biết về lĩnh vực này. Truyền thông cũng không đả động đến.

Hỏng rồi. Tôi cảm thấy bất an, nếu cứ tiếp tục thế này thì sẽ lặp lại lịch sử của thời kỳ Đại Hàn Đế Quốc. Tôi bắt đầu tích lũy tài liệu để viết sách. Tôi gần như đã đọc hết các sách về Trí thông minh nhân tạo được xuất bản cũng như tất cả các tin tức liên quan mà truyền thông đã đăng. Bằng cách đó tôi đã thu thập tài liệu trong hơn một năm, và mất khoảng ba tháng để phân tích tài liệu.

Thế nhưng, thật khó để đặt bút viết. Trong suốt hai năm, tôi bận bịu với các bài giảng ở khắp nơi trên cả nước, đồng thời phải giải quyết nhiều công việc khác nên trong một tháng nhiều lắm chỉ viết được khoảng năm hay sáu lần. Tính bình quân mỗi lần giảng có khoảng 300 người nghe thì tất cả tôi đã giảng cho khoảng 40.000 người. Ngược lại, số người không được nghe giảng về Trí thông minh nhân tạo, số người được cho là không hề quan tâm đến Trí thông minh nhân tạo chiếm khoảng 49.960.000 người.

Hơn nữa, môi trường chung của Hàn Quốc thì sao? Hãy nhìn vào nhóm 8 trường hàng đầu Gangnam gần như giữ vai trò dẫn đường cho giáo dục Hàn Quốc. Ngay lúc này, mọi người không thấp thỏm lo lắng là do giáo dục đã bớt chạy theo hướng nhồi nhét chăng? Tất cả các nước tiên tiến đều tuyên bố rằng trong tương lai chỉ số thông minh (IQ) của Trí thông minh nhân tạo sẽ vượt qua mức 10.000 nên kiểu giáo dục học thuộc lòng hoàn toàn không có ý nghĩa, họ đang nỗ lực để giúp trẻ em phát triển năng lực mà Trí thông minh nhân tạo tuyệt đối không thể có. Minh họa cho điều này, không khác gì việc súng đã được phát minh và tất cả mọi người đều trang bị súng, chỉ riêng chúng ta vẫn còn dạy cho trẻ con cách chế tạo mũi tên tốt hơn một chút. Hay chuyện con người đã phát minh ra điện và mọi người đang tạo ra nền văn minh từ điện nhưng chỉ mỗi chúng ta lại đang dạy cho trẻ con cách làm nến có thể cháy lâu hơn một chút.

Còn Chính phủ và Quốc hội thì sao? Trong khi các cơ quan nghiên cứu trên thế giới và cả trong nước đang tranh nhau công bố các báo cáo về việc trong tương lai khoảng 10 năm tới thế giới sẽ thay đổi, lấy Trí thông minh nhân tạo làm trung tâm, các nghề nghiệp mang tính chuyên môn và dĩ nhiên bao gồm cả nghề lao động đơn giản, thậm chí các công việc kỹ thuật sẽ bị thay thế bởi Trí thông minh nhân tạo thì ở Hàn Quốc, Chính phủ và Quốc hội lại không đưa ra được đối sách nào cả. Khoan nói tới chuyện ra đối sách thiết thực, ngay cả việc hướng dẫn người dân như Chính phủ và Quốc hội Nhật đã làm: “Khi xin việc hãy lựa chọn công việc mà về sau không bị Trí thông minh nhân tạo thay thế”, họ còn không thể làm được.

Thế còn vấn đề Triều Tiên? Không riêng Yuval Noah Harari, các nhà khoa học hàng đầu của thế giới cũng khuyến cáo Hàn Quốc có thể trở thành quốc gia phải đương đầu với mối nguy hiểm lớn nhất trong thời đại của Trí thông minh nhân tạo. Một người như Kim Jong-un sau này có thể xây dựng đội quân robot bằng Trí thông minh nhân tạo. Thực tế, hiện nay điều khiến binh lính khiếp sợ nhất trong lúc giao chiến không phải là lính con người mà là lính robot được chế tạo từ Trí thông minh nhân tạo. Tóm lại, chúng ta phải nhìn vấn đề Triều Tiên trên quan điểm của thời đại Trí thông minh nhân tạo. Sự uy hiếp từ đội quân robot Trí thông minh nhân tạo sẽ không biến mất cho dù chế độ Kim Jong-un sẽ chấm dứt ở Triều Tiên, 200.000 tù nhân chính trị bị bắt giam được trả tự do và nhân quyền được khôi phục, từ Bắc chí Nam được thống nhất theo chủ nghĩa tự do dân chủ với vai trò chủ đạo của Đại Hàn Dân Quốc.

Ngoài ra, xung quanh Hàn Quốc còn có Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, những quốc gia có tiềm năng quân sự hùng mạnh, có thể xây dựng quân đội robot Trí thông minh nhân tạo mạnh mẽ hơn, đáng sợ hơn cả Triều Tiên. Ba quốc gia này có bốn điểm chung như sau.

Thứ nhất, đã từng giao tranh với Hàn Quốc.

Thứ hai, giữa họ cũng từng xảy ra giao tranh.

Thứ ba, các nước láng giềng đều có kế hoạch triển khai quân đội đến bán đảo Triều Tiên trong tình huống khẩn cấp. Trung Quốc đã bố trí khoảng từ 500 đến 1.200 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hướng về bán đảo Triều Tiên; chưa hết, họ còn có đội quân chuyên biệt phụ trách bán đảo Triều Tiên từ trước; Nga cũng cho quân đội tập trận cùng với đội quân này của Trung Quốc; Nhật thì tuyên bố nếu nguy cấp họ bắt buộc phải triển khai quân tự vệ lên bán đảo Triều Tiên.

Thứ tư, ngay thời điểm hiện tại họ đang đầu tư chi phí quân sự rất lớn để xây dựng quân đội vững mạnh.

Tóm lại Trung Quốc, Nga, Nhật Bản đều là những nước mạnh về kinh tế và quân sự. Ba quốc gia này liệu có ngồi yên trong thời đại Trí thông minh nhân tạo? Tuyệt đối là không rồi. Họ sẽ sản xuất ra đội quân robot Trí thông minh nhân tạo theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của thế giới và đưa vào thực tiễn. Chúng ta phải nhìn thấy tương lai này và chuẩn bị đối phó với nó. Nếu không, chúng ta sẽ không bảo vệ được mình trong thời đại Trí thông minh nhân tạo.

Quốc gia đứng đầu thế giới về “tỷ lệ robot thay thế con người”

Toàn bộ tai ương về Trí thông minh nhân tạo do sự vô tri, vô năng của Chính phủ và Quốc hội gây ra sẽ trở thành gánh nặng cho người dân. Quý vị có biết quốc gia số 1 thế giới về “tỷ lệ robot thay thế con người” nằm ở đâu không? Chính là Hàn Quốc. Theo báo cáo do tổ chức Liên minh Robot thế giới (IFR) công bố, ở Hàn Quốc, cứ 10.000 người lao động thì có khoảng 462 đến 531 người bị robot thay thế, nhiều hơn mức trung bình 69 người của thế giới (số liệu năm 2016).

Sau này, nếu thời kỳ Trí thông minh nhân tạo chính thức bắt đầu thì Hàn Quốc có khả năng rất cao sẽ trở thành quốc gia số 1 trên thế giới tính theo tỷ lệ người bị Trí thông minh nhân tạo thay thế. Điều này có ý nghĩa gì? Có nghĩa là quý vị, người hiện đang đọc bài viết này có nhiều khả năng sẽ bị mất việc do Trí thông minh nhân tạo gây ra. Lỡ như tình huống đó xảy ra, quý vị và gia đình quý vị sẽ thế nào? Mới nghĩ thôi đã thấy kinh khủng. Có một việc còn kinh khủng hơn nữa. Quý vị hoàn toàn không biết về việc này, cũng như không hề có sự chuẩn bị nào để đối phó với nó.

Nhóm đặc quyền ở Hàn Quốc, cả cánh tả lẫn cánh hữu đều kém năng lực, nhưng dù sao ở Hàn Quốc họ vẫn là tập thể chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Từ sau sự kiện AlphaGo, họ đều đặn tham dự các diễn đàn hay các buổi diễn thuyết, buổi thảo luận về vấn đề Trí thông minh nhân tạo, chăm chỉ cóp nhặt kiến thức liên quan. Nếu không tin, quý vị hãy thử gõ từ khóa đại loại như “diễn đàn Trí thông minh nhân tạo” hay “diễn thuyết Trí thông minh nhân tạo”, “thảo luận Trí thông minh nhân tạo” vào mục tìm kiếm tin tức trên mạng mà xem.

Dĩ nhiên việc học tập, nghiên cứu Trí thông minh nhân tạo của nhóm đặc quyền chỉ dừng lại ở kiểu nhồi nhét. Thế nhưng thực tế họ là những người có nhiều hiểu biết nhất về Trí thông minh nhân tạo, có sự chuẩn bị tốt nhất cho thời đại Trí thông minh nhân tạo ở Hàn Quốc. Hơn nữa, ngoài tài sản và quyền lực, họ còn có cả mối quan hệ. Vì thế, dù thời đại Trí thông minh nhân tạo có xảy ra thì khả năng cao họ vẫn có thể sống tốt.

Nhưng đại đa số những người không có đặc quyền nào cả sẽ ra sao? Ở đây tôi sẽ nói cụ thể, đó là chuyện chúng ta sẽ mất việc làm, gia cảnh rơi vào khốn khó chỉ trong một buổi sáng và phải sống cuộc sống của kẻ nghèo khổ trong suốt phần đời còn lại.

Quý vị sẽ làm gì?

Cứ sống như hiện tại rồi một ngày nọ bị loại bỏ bởi Trí thông minh nhân tạo có tài năng vượt trội hơn quý vị?

Hay là ngay từ bây giờ quý vị sẽ biến mình thành người “Tôi-không-bị-Trí-thông-minh-nhân-tạo-thay-thế”, tức là trở thành chủ nhân của Trí thông minh nhân tạo?

Tôi hy vọng quý vị sẽ lựa chọn ý thứ hai. Tôi hy vọng quý vị sẽ là một cá thể mạnh mẽ có thể bảo vệ cho những người thật sự quan trọng với quý vị và cả bản thân quý vị trong tương lai.

Nếu quý vị bắt đầu bước đi trên con đường trở thành “Tôi-không-bị-Trí-thông-minh-nhân-tạo-thay-thế”, những người xung quanh quý vị cũng sẽ quan tâm đến con đường này. Và họ sẽ bắt đầu sánh bước cùng quý vị.

Chỉ khi người dân Hàn Quốc chuẩn bị cho tương lai theo cách như thế thì mới mở rộng được cánh cửa cường quốc Trí thông minh nhân tạo phía trước.

Tôi tin chắc là vậy.

Đây là lý do khiến tôi cầm bút sau hồi lâu lưỡng lự.

-Còn tiếp-

Tác phẩm được trích đăng với sự đồng ý của Phương Nam Book.

Trích đăng

Sứ đoàn Iwakura – Chuyến Tây du khảo cứu nhằm canh tân dưới thời Duy Tân Minh Trị

Published

on

Trích từ: Sứ đoàn Iwakura
Tác giả: Ian Nish
Đơn vị giữ bản quyền: Phương Nam Book

Phát hành: tháng 11.2023

Nhắc đến Duy Tân Minh Trị, không gì ý nghĩa hơn khi lật lại trang sử về Sứ mệnh Iwakura vì tính khai sáng như Columbus đi tìm Tân thế giới. Họ đem Văn minh khai sáng về trồng trên mảnh đất Phù Tang, để mãi mãi là di sản chung của châu Á. 

Minh Trị Duy Tân có tác động cách mạng không chỉ cho Nhật Bản, mà cho cả châu Á trong tiến trình phát triển và tìm lại mình, với đầy những kịch tính. 

Chuyến công du Iwakura với khẩu hiệu nước giàu quân mạnh và độc lập dân tộc

Cải cách Minh Trị tôn Hoàng đế Minh Trị lên ngôi năm 1868 (lúc đó ông mới 16 tuổi), xoá bỏ chế độ Mạc Phủ, xoá bỏ các bất bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội, thành lập chính truyền trung ương, tái lập mối quan hệ hàng dọc và hàng ngang trong xã hội, người Nhật tạo điều kiện cho cuộc thay đổi một cách triệt để và hệ thống trong việc xây dựng một nhà nước hiện đại và một nền khoa học công nghệ hiện đại. Khẩu hiệu chính của họ là Fukoku kyohei (Nước giàu quân mạnh), và độc lập dân tộc, từng bước ngang bằng với các cường quốc phương Tây.

Iwakura Tomoki (người mặc trang phục truyền thống Nhật Bản) bên cạnh 4 phó sứ, từ trái sang phải, Kido Takayoshi, Yamaguchi Masuka, Ito Hirobumi và Okubo Toshimichi. Hình ảnh được Ishiguro Keisho sưu tầm).

Họ bắt đầu bằng Sứ mệnh Iwakura do công tước Iwakura Tomomi (1835-1883) dẫn đầu với khoảng 50 thành viên gồm nhiều nhân vật chính phủ cao cấp, trong đó có Ito Hirobumi, lúc đó mới 30 tuổi và là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, chưa tính khoảng 60 du học sinh phục vụ việc thông dịch, thông tin. Họ đi thăm Hoa Kỳ và hàng chục các quốc gia châu Âu, như Anh, Pháp, Đức, Áo, Ý, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nga. Chuyến đi được thực hiện chỉ ba năm sau cuộc cách mạng Minh Trị, giữa lúc một cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra tại quê nhà về bán đảo Triều Tiên.

Để động viên các sứ thần, Nhật hoàng Minh Trị đã đọc một bài diễn văn:

“Sau khi nghiên cứu và quan sát kỹ, “trẫm” có ấn tượng sâu sắc và tin rằng các quốc gia hùng mạnh và khai sáng nhất của thế giới là những quốc gia đã có những nỗ lực cần cù để vun xới trí tuệ, và tìm cách phát triển đất nước họ một cách đầy đủ và hoàn hảo... Nếu muốn ứng dụng khoa học, các kỹ xảo và những điều kiện của xã hội đang thịnh hành tại các quốc gia khai sáng, chúng ta hoặc phải tự học hỏi, hoặc gửi một đoàn nghiên cứu gồm những quan sát viên có óc thực tế đến các nước khác, tiếp thu những gì nhân dân đang thiếu để làm lợi cho quốc gia.”

Rõ ràng đây là trọng tâm của chuyến công du. Họ sẽ đi thăm từ nhà máy, công xưởng, đến trường học, đại học, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, toà án; nghiên cứu đời sống tính tình dân chúng, làng xã, thành thị, đặc thù của mỗi quốc gia, sự phồn vinh thời Victoria của Anh quốc, các thể chế chính trị khác nhau, các cơ quan chính trị, quân sự. Họ gặp tất cả đại diện giới thương mại, công nghiệp, thượng lưu, cầm quyền, chính khách, quân sự, vua chúa, Tổng thống Grant của Hoa Kỳ (người hùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc dưới thời Tổng thống A. Lincoln), Nữ hoàng Victoria của Anh, Vua Wilhelm I và Thủ tướng Bismarck của Phố (Đức), Tổng thống Thiers của Pháp... Họ xuất hiện trong những bộ Âu phục quý phái. 

Họ muốn làm rõ nền tảng của “văn minh khai sáng”, các nguồn gốc sức mạnh và sự phồn vinh của phương Tây. Trong giáo dục, một lĩnh vực hết sức quan trọng, họ muốn học hỏi các mô hình tổ chức giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Đó là chuyến công du lịch sử đi tìm khai sáng (khai minh) cho Nhật Bản.

Nhật Bản cởi mở chấp nhận những giá trị phương Tây

Sau chuyến công du kết thúc các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận định rằng, nguy cơ trực tiếp cho nền độc lập Nhật Bản không cấp bách như họ nghĩ. Sự ưu việt của phương Tây chưa lâu, và Nhật Bản có thể đuổi kịp. Kume chỉ ra trong nhật ký hành trình: “Của cải và sự phồn vinh ở mức độ đáng kể mà người ta nhìn thấy tại châu Âu xuất hiện sau 1800... Năm 1830, tàu thủy hơi nước và xe lửa mới xuất hiện. Đó là sự thay đổi đột ngột trong nền thương mại châu Âu, và người Anh là người đầu tiên dồn hết năng lượng đầu tư vào sự đổi mới.”

Nhật Bản do đó chưa phải là tuyệt vọng. Tuy nhiên, phải nhanh chóng thay đổi toàn diện. Sự đối đầu quân sự chưa phải lúc, mà phải chấn hưng đất nước trước (như Phan Châu Trinh sau này). Đoàn có mang theo một số người bảo thủ, để cho họ thấy, phải cải cách đất nước trước, và một số người quá khích để họ thấy đối đầu quân sự là vô vọng. Những năm 1863-1864, dưới thời Hoàng đế Komei, bố của Minh Trị, người rất thù ghét phương Tây, Nhật Bản đã gây chiến với hải quân các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Hà Lan, nhưng đại bại, và phải bồi thường $3.000.000, một bài học đắt giá. Khác với những chuyến công du khác trong lịch sử có đích đến là Trung Hoa, chuyến đi này hướng về phương Tây.

Đoàn cũng nhận ra sâu sắc rằng, không có sự tham gia của nhân dân vào các định chế đại nghị thì không thể có sự đồng thuận cho các hành động của chính quyền. Kido dẫn kinh nghiệm của Ba Lan để chứng minh rằng, thiếu vắng sự tham gia của dân chúng sẽ là tai họa cho nền độc lập quốc gia. Ông cho rằng Năm điều thề ước năm 1868 chính là nền tảng của Hiến pháp cho phép mọi người tham gia; rằng (điều 2) “tất cả các giai cấp, cao cũng như thấp, sẽ hợp lại thực hiện mạnh mẽ chương trình của chính quyền; (điều 3) “tất cả các giai cấp được quyền thực hiện những hoài bão của họ mà không gặp phải khó khăn nào”.

Họ hiểu và tỏ ra kính trọng hơn giá trị của tôn giáo trong đời sống công dân cũng như chính trị. Khi trở về họ đã bỏ lệnh cấm hành đạo Kitô giáo.

Nhật Bản sẽ chấp nhận những giá trị phương Tây: tham gia, cạnh tranh và luôn luôn mở rộng ảnh hưởng. Chỉ có phát triển nội lực mới bảo đảm sự tồn tại của mình. Nhật Bản chấp nhận cuộc chơi mới. Giáo dục là then chốt. Trong khoảng 1868-1902, Nhật Bản đã cấp 11.148 visa du học. Đó là đợt thủy triều du học đầu tiên từ châu Á. Tư nhân tự nỗ lực cho con du học rất nhiều. Bản thân Iwakura và Kido cũng có con trai du học tại Mỹ (ở Rutgers) trong thời gian công du của đoàn.

Năm nữ sinh được gửi đi du học theo Sứ tiết Iwakura, từ trái sang phải: Nagai Shigeko, Ueda Teiko, Yoshimasu Ryoko, Tsuda Umeko và Yamakawa Sutematsu.

Sau chuyến đi, phái đoàn Iwakura thuê ngay hai chuyên gia quan trọng: Giáo sư David Murray của Đại học Rutgers cho lĩnh vực giáo dục tổng quát; Kỹ sư Henry Dyer của Đại học Glasgow làm cố vấn quan trọng cho Nhật Bản về việc xây dựng Kobu Daigakko (Đại học Kỹ thuật).

Chuyến đi mở màn làn sóng thuê chuyên viên nước ngoài toàn diện và ồ ạt. Năm 1875 Nhật đã thuê tổng cộng 500-600 chuyên viên nước ngoài về làm việc cho chính phủ. Tính đến năm 1890 Nhật đã thuê khoảng 3.000 chuyên viên tư vấn thường xuyên làm việc tại Nhật, đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề. Riêng trong giáo dục, trong vòng 50 năm Bộ Giáo dục Nhật Bản đã thuê khoảng 400 thầy giáo nước ngoài từ các quốc gia phương Tây để dạy ở các đại học và các tổ chức học thuật khác. Năm 1873, Bộ Giáo dục phải trả một số tiền bằng khoảng 14% ngân quỹ cho giáo viên nước ngoài. Năm 1877 một phần ba ngân quỹ của Đại học Tokyo là dành cho người nước ngoài. Nhật Bản lần lượt thực hiện hai cuộc cách mạng công nghiệp trọng tâm, thứ nhất là công nghiệp nhẹ, thứ hai là công nghiệp nặng. 

Sứ đoàn Iwakura thực hiện đúng điều thứ 5 trong Năm điều thề ước của Hoàng đế Minh Trị và các nhà lãnh đạo trẻ xung quanh ông, rằng: “Tri thức phải được tìm kiếm khắp nơi trên thế giới, để mở rộng và tăng cường quyền lực của đế chế”. 

Chuyến công du Iwakura là một bài học kinh điển cho công cuộc đi tìm mô hình phát triển từ các quốc gia phương Tây. Chưa có dân tộc nào có năng lực quan sát trung thực và đưa ra những ý tưởng dự phóng, cũng như đủ quyết tâm theo đuổi đến khi thành công như họ.

Tác phẩm được trích đăng với sự đồng ý của Phương Nam Book.

Đọc bài viết

Trích đăng

Sứ đoàn Iwakura và bí mật từ chuyến Tây du lịch sử khiến nước Nhật phát triển thần kỳ

Published

on

Sứ đoàn Iwakura

Nhắc đến Minh Trị Duy Tân, không gì ý nghĩa hơn khi lật lại trang sử về Sứ mệnh Iwakura vì tính khai sáng như Columbus đi tìm Tân thế giới. Họ đem văn minh khai sáng “về trồng” trên mảnh đất Phù Tang, để mãi mãi là di sản chung của châu Á. 

Cải cách Minh Trị tôn Hoàng đế Minh Trị lên ngôi năm 1868 (lúc đó ông mới 16 tuổi), xoá bỏ chế độ Mạc Phủ, xoá bỏ các bất bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội, thành lập chính truyền trung ương, tái lập mối quan hệ hàng dọc và hàng ngang trong xã hội, người Nhật tạo điều kiện cho cuộc thay đổi một cách triệt để và hệ thống trong việc xây dựng một nhà nước hiện đại và một nền khoa học công nghệ hiện đại. Khẩu hiệu chính của họ là Fukoku kyohei (Nước giàu quân mạnh) và độc lập dân tộc, từng bước ngang bằng với các cường quốc phương Tây. 

Chuyến hải hành khám phá Hoa Kỳ và các nước châu Âu của sứ đoàn Iwakura kéo dài 1 năm 10 tháng (1871 - 1873), với một phái đoàn hùng hậu, gồm khoảng 100 người. Đoàn cũng có nhiều nữ sinh trẻ tuổi theo du học, phục vụ cho việc giáo dục phụ nữ sau này. 

Quyển sách Sứ đoàn Iwakura, tác giả Ian Nish biên soạn.

Ban đầu, họ lên kế hoạch đi thăm từ nhà máy, công xưởng, đến trường học, đại học, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, toà án; nghiên cứu đời sống tính tình dân chúng, làng xã, thành thị, đặc thù của mỗi quốc gia, sự phồn vinh thời Victoria của Anh quốc, các thể chế chính trị khác nhau, các cơ quan chính trị, quân sự. Họ gặp tất cả đại diện giới thương mại, công nghiệp, thượng lưu, cầm quyền, chính khách, quân sự, vua chúa, Tổng thống Grant của Hoa Kỳ (người hùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc dưới thời Tổng thống A. Lincoln), Nữ hoàng Victoria của Anh, Vua Wilhelm I và Thủ tướng Bismarck của Phổ (Đức), Tổng thống Thiers của Pháp... Họ xuất hiện trong những bộ Âu phục quý phái.

Sứ đoàn Iwakura muốn làm rõ nền tảng của “văn minh khai sáng”, các nguồn gốc sức mạnh và sự phồn vinh của phương Tây. Trong giáo dục, một lĩnh vực hết sức quan trọng, họ muốn học hỏi các mô hình tổ chức giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Đó là chuyến công du lịch sử đi tìm khai sáng (khai minh) cho Nhật Bản.

Nhà sử học Kume Kunitake nhìn thấy ở các viện bảo tàng Hoa Kỳ bản ghi chép về quá trình khai sáng, ông ý thức được rằng: “Nếu ý chí của con người không mạnh, họ không thể mở rộng quyền lực vươn ra khoảng cách lớn. Sự hưng vong của các quốc gia liên quan đến ý chí con người (dân tộc). Kỹ năng và sự giàu có, những điều này chỉ là thứ hai”.

Iwakura Tomomi (người mặc trang phục truyền thống) cùng 4 phó sứ (từ trái sang) Kido Takayoshi, Yamaguchi Masuka, Ito Hirobumi và Okubo Toshimichi. Ảnh: Ishiguro Keisho sưu tầm

Đối với phó sứ Kido không gì tạo ấn tượng cho ông bằng giáo dục ở Hoa Kỳ. Ông viết: “Không có gì khẩn trương đối với chúng ta hơn là các trường học, trừ khi chúng ta tạo được một nền tảng quốc gia vững vàng không lay chuyển được, chúng ta không thể nào nâng cao thanh thế đất nước trong nghìn năm tới... Dân tộc chúng ta không khác với các dân tộc Mỹ và châu Âu ngày nay; đó là vấn đề của giáo dục, hay sự thiếu hụt giáo dục”.

Nhật Bản sẽ chấp nhận những giá trị phương Tây: tham gia, cạnh tranh và luôn luôn mở rộng ảnh hưởng. Chỉ có phát triển nội lực mới bảo đảm sự tồn tại của mình. Nhật Bản chấp nhận cuộc chơi mới. Giáo dục là then chốt. Trong khoảng 1868-1902, Nhật Bản đã cấp 11.148 visa du học. Đó là đợt thủy triều du học đầu tiên từ châu Á. Tư nhân tự nỗ lực cho con du học rất nhiều. Bản thân Iwakura và Kido cũng có con trai du học tại Mỹ (ở Rutgers) trong thời gian công du của đoàn.

Sau chuyến đi, phái đoàn Iwakura thuê ngay hai chuyên gia quan trọng: Giáo sư David Murray của Đại học Rutgers cho lĩnh vực giáo dục tổng quát; Kỹ sư Henry Dyer của Đại học Glasgow làm cố vấn quan trọng cho Nhật Bản về việc xây dựng Kobu Daigakko (Đại học Kỹ thuật).

Chuyến đi mở màn làn sóng thuê chuyên viên nước ngoài toàn diện và ồ ạt. Năm 1875 Nhật đã thuê tổng cộng 500-600 chuyên viên nước ngoài về làm việc cho chính phủ. Tính đến năm 1890 Nhật đã thuê khoảng 3.000 chuyên viên tư vấn thường xuyên làm việc tại Nhật, đủ mọi lĩnh vực ngành nghề. Riêng trong giáo dục, trong vòng 50 năm Bộ giáo dục Nhật Bản đã thuê khoảng 400 thầy giáo nước ngoài từ các quốc gia phương Tây để dạy ở các trường đại học và các tổ chức học thuật khác. 

Hình ảnh đoàn cấp cao do nhà quý tộc Iwakura Tomomi dẫn đầu đến thăm Hoa Kỳ và các nước phương Tây vào năm 1871 với sứ mệnh Iwakura. Nguồn ảnh Kameda Kinuko.

Chuyến công du Iwakura là một bài học kinh điển cho công cuộc đi tìm mô hình phát triển từ các quốc gia phương Tây. Cuộc canh tân Nhật Bản theo mô hình phương Tây, như thực tế là con đường nhanh nhất. Năm 1895, Nhật Bản đã đánh thắng quân đội nhà Thanh của Trung Hoa. Cùng lúc, các quốc gia phương Tây chính thức chấp nhận các hiệp ước thương mại bình đẳng như giữa họ với nhau, có hiệu lực năm 1899, thay cho hiệp ước cũ bất bình đẳng. Điều đó mặc nhiên công nhận Nhật Bản bước vào “câu lạc bộ” các quốc gia phát triển. Chỉ vỏn vẹn sau 30 năm! Nhật Bản đã sao chép thành công mô hình xã hội phương Tây và cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vòng ba thập niên mà không có mô hình phát triển nào trước đó làm tiền đề, quả thật là điều thần kỳ. 

Một trong những nhật báo, Kokunim Shimbun, hãnh diện đăng đàn rằng: “Như hệ quả của cuộc chiến (Trung - Nhật), vị thế của Nhật Bản trên thế giới đã thay đổi với sự lộ diện của ba đặc tính cơ bản của người Nhật. Trước hết, Nhật Bản vượt trội thế giới ở lòng ái quốc. Thứ hai, ở năng lực có một không hai là hấp thụ, sử dụng và ứng dụng nền văn minh hiện đại. Thứ ba, là bản chất hay tính khí mạnh mẽ và vững chắc”.

Nhắc đến Minh Trị Duy Tân, không gì ý nghĩa hơn khi lật lại trang sử về Sứ mệnh Iwakura vì tính khai sáng như Columbus đi tìm Tân thế giới. Họ đem Văn minh khai sáng về trồng trên mảnh đất Phù Tang, để mãi mãi là di sản chung của châu Á. Minh Trị Duy Tân có tác động cách mạng không chỉ cho Nhật Bản, mà cho cả châu Á trong tiến trình phát triển và tìm lại mình, với đầy những kịch tính. 

Năm 1878, biên bản hành trình của Kume Kunitake được xuất bản thành một bộ sách năm tập có tên Beio Kairan Jikki, gọi tắt là Kairan Jikki, được in lại nhiều lần từ năm 1977, có giá trị như bộ sử của chính phương Tây công nghiệp hóa thế kỷ XIX dưới cái nhìn sắc sảo của các lãnh đạo Nhật Bản. Đây là một bộ sách kinh điển rất đáng được tham khảo, nhất là cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những bài học năm xưa đọc lại vẫn thấy còn nóng hổi.

Trích đoạn

Không có sự phồn vinh, văn hóa của nhân dân không thể phát triển. Để cho lòng ái quốc tăng trưởng, nó phải phục vụ việc tạo ra của cải. Người ta nói, chúng ta phải bảo vệ đất nước, nhưng ích lợi gì nếu đất nước chỉ là mảnh đất cằn cỗi?

Chính sách quốc gia của Nhật Bản "mở cửa đất nước" không chỉ là một hành động mang tính ngoại giao. Nhiều quốc gia trên thế giới mở rộng cửa nhưng vẫn tiếp tục thực hành các tập quán man di, và bất lực trong cải cách, cũng như tu chỉnh các tập quán đó để có thể tiến lên trình độ văn minh", Ito Hirobumi - Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản.

***

"Chuyến đi có hai mục tiêu, thứ nhất là muốn giới thiệu với phương Tây về những gương mặt lãnh đạo mới của Nhật Bản và thương thảo lại các hiệp ước bất bình đẳng. Thứ hai là quan sát và đánh giá sự phát triển của phương Tây trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, văn hóa đến khoa học, công nghệ, sản xuất, thương mai, giáo dục và cách tổ chức quốc gia. Qua đó, tìm một mô hình khả thi phù hợp cho Nhật Bản nhằm chuyển đổi xã hội phong kiến lâu đời sang một quốc gia hiện đại, điều chưa có tiền lệ ngoài khu vực phương Tây. Nói đến Minh Trị Duy Tân, người ta không thể không nhắc đến chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng chiến lược này", trích đoạn từ sách Sứ đoàn Iwakura, Ian Nish.

Về tác giả

Ian Nish (1926 – 2022) là học giả người Anh, nhà nghiên cứu Nhật Bản học, Giáo sư danh dự về Lịch sử Quốc tế tại Học viện Kinh tế và Chính trị London.

Đọc bài viết

Trích đăng

Tiếng đờn ca ở tiệm hớt tóc

Published

on

Hồi ức Phú Nhuận

Đầu thập niên 1960, dân cư quanh khu Bàn Cờ thấy có một tiệm hớt tóc được mở ra ở số 405B đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu - TP.HCM), đoạn giữa chợ Vườn Chuối và đường Cao Thắng. Tiệm có tên Đời Mới, bảng hiệu vẽ ba đầu tóc đàn ông chải bồng kiểu tăng gô không khác gì những mái tóc của kép Dũng Thanh Lâm, kép Minh Phụng sau này. Tiệm không có gì đặc biệt, bề ngang chỉ 2,2m, nhưng ai nấy đều chú ý vì ở đó thỉnh thoảng lại có tiếng đờn ca cổ...

Ban đờn ca tài tử này, tuy lúc rảnh mới tụ lại với nhau mà tồn tại hơn chục năm. Dấu ấn của nó sâu đậm tới mức đến giờ người vùng Bàn Cờ còn nhắc, dù đã hơn 40 năm và các nhân vật trong câu chuyện này hầu như không còn mấy ai.

Ông Tư Triều, chủ tiệm hớt tóc Đời Mới vốn dân gốc ở quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa. Về Sài Gòn lập nghiệp giữa thập niên 1950 sau khi gãy đổ cuộc hôn nhân đầu, ông cưới vợ lần nữa và mở tiệm hớt tóc khi vừa có đứa con gái.

Tiệm cũng là nhà ở, ông sống cùng hai người thợ. Vì có máu văn nghệ, thích ca cổ lại có nghề làm nhạc cụ, ông biến tiệm hớt tóc của mình thành nơi đờn ca tài tử những lúc rảnh. Từ hồi trai trẻ, ông đã mê cải lương, đờn ca cổ nhạc bên cạnh những thú vui khác như đá gà, đua ngựa...

Bạn thân ông đều là người thích tiếng hát, tiếng đờn như bác Năm Trèo ở Hóc Môn, cha của nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh. Trước khi có tiệm hớt tóc, giữa thập niên 50, ông chơi thân với nghệ sĩ tài danh Hữu Phước và danh hài Văn Hường. Lúc đó họ chưa nổi tiếng, ông gọi Hữu Phước là Ri vì ông này quốc tịch Pháp có tên Henry và nghệ danh Hữu Phước chưa xuất hiện.

Ông Tư Triều cắt tóc cho một người khách ái mộ cải lương (ảnh tư liệu gia đình ông Tư Triều)

Khách đến hớt tóc có đủ loại người, già trẻ lớn bé, từ người trong giới bình dân, trí thức, luật sư, cảnh sát, hoặc phục vụ trong quân đội Sài Gòn, có cả một vị bộ trưởng. Ông Tư Triều là người từng trải, lịch duyệt lại có máu nghệ sĩ nên giỏi ăn nói, rành chuyện cải lương, rành nhạc cụ cổ nhạc. Ông còn biết sửa chữa nhạc cụ. Thoạt đầu, ông mua đờn cũ mang về chỉnh sửa theo ý mình rồi đưa cho bạn bè trong nhóm đờn ca dùng thử. Đến khi cứng tay nghề, ông đến xưởng gỗ bên Chánh Hưng (quận 8) đặt từng thanh gỗ để làm cần đờn, mặt đờn.

Về nhà, ông tiếp tục gọt giũa từng chi tiết rất công phu. Ông tự chế keo dán gỗ, mua dây đàn nhập từ Tây Đức... Khi đờn hình thành, ông đem đi cẩn ốc xà cừ. Ông cầu kỳ đến mức mua đờn tranh, thấy 16 “con nhạn”(miếng gỗ kê dây đờn) không đẹp, đặt luôn những miếng gỗ hình tam giác mang về gọt giũa thành những “con nhạn” mới.

Từ khi nhóm đờn ca tài tử của ông bắt đầu tụ lại, khách đến đông thêm. Những người thường ghé chơi là mấy thầy dạy bên trường Quốc gia âm nhạc như bác Hai Khuê, bác giáo Thinh và bác Bảy Hàm, có nhạc sĩ Vĩnh Bảo, nghệ sĩ tiền phong Duy Lân, bác Mười Phú, chú Mười Hoa (nhạc phụ nghệ sĩ Viễn Sơn), nhạc sĩ nổi tiếng Văn Giỏi, anh Minh Hữu nghệ sĩ đờn kìm, bác Tư Tuất (nghệ sĩ đờn cò một thời của gánh Hương Mùa Thu, thân phụ các nghệ sĩ Hoài Dung, Hoài Mỹ)...

Trong số đó, ông Tư Triều thương anh Minh Hữu vì anh có tài và khiêm tốn, luôn nho nhã với sơ mi trắng và đeo kính cận. Sau này, khi gánh hát Phụng Hảo của nghệ sĩ Phùng Há lên tivi, bà mời anh Minh Hữu chơi đờn kìm cho tuồng của bà và ông Tư Triều rất sung sướng khi nhìn thấy cây đờn kìm ông làm được Minh Hữu dùng biểu diễn trên truyền hình.

Hầu hết họ đều là các nghệ sĩ đánh đờn, chỉ có vài giọng ca là anh Biện (hay Biền) to cao nhưng hiền lành. Một giọng khác là anh Ngọc, đẹp trai còn hơn nghệ sĩ với mái tóc chải ép, ca rất hay. Ngày đó không dễ gì liên lạc nhau nhưng không hiểu sao mấy nghệ sĩ tài tử này "đụng" nhau thường xuyên ở tiệm Đời Mới như đã hẹn hò từ trước. Mỗi tuần ông Tư Triều đều dành một buổi chơi đờn hay hòa đờn với nhau. Lâu lâu vào buổi tối ông mời bạn bè lên gác hát xướng, hòa điệu cho đến khuya.

Bà Tư niềm nở hiếu khách nên bạn bè ông Tư không ngại. Khách đến chơi, hứng thú khi nhìn chung quanh tiệm treo đầy những cây đờn. Ở nhà sau treo trên hai bên vách hơn 30 loại nhạc cụ (kìm, cò, tranh, sến, guitar, gáo, đoản...), có cây vĩ cầm trong chiếc hộp gỗ thiệt đẹp, bên trong lót vải nhung đỏ rực. Đó là tất cả gia tài và niềm đam mê của ông Tư Triều.

Chú bé Tâm, con trai út của ông Tư Triều nay đã ở tuổi năm mươi, sinh sống tại Đức còn nhớ những ngày vui đầu thập niên 1970 khi mới lên bảy. Lúc đó, cuộc sống còn dễ thở, khách đến đông và giới đờn ca tài tử thường xuyên đến góp vui. Mỗi lần tụ họp thường từ 9, 10 giờ sáng đến quá trưa rồi ai về nhà nấy. Khách qua đường thường đứng lại nghe đờn. Nếu có người ca thì người xem đông hơn.

Có chị hàng xóm dắt con đến cắt tóc, cũng xin ngồi vào ca vài bài, rất đúng nhịp trong khi đợi cậu con trai. Các chú các anh ít khi ca bài vọng cổ mà thường ca những bài cổ, khó hơn như Tây Thi, Lưu Thủy Trường, Xàng Xê, Tứ Đại Oán... Anh Ngọc, giọng ca chính có bài ca Phù Đổng Thiên Vương cách thể hiện rất hào hùng. Ông Tư Triều thỉnh thoảng cũng góp giọng, dù làn hơi yếu nhưng điệu ca lạ tai, vững nhịp.

Nhóm đờn ca tài tử ở tiệm hớt tóc Đời Mới (ảnh tư liệu gia đình ông Tư Triều)

Tâm còn nhớ nghệ sĩ Duy Lân thường chở cô học trò cưng Ngọc Hoa (bây giờ là nghệ sĩ Thoại Miêu) đến chơi. Thầy bảo hát gì là chị răm rắp nghe lời. Có lần, tàn cuộc thầy dắt chiếc xe Mobylette ra về, đạp hoài không nổ. Thầy bảo: “Phụ thầy đẩy đi con” là chị lập tức cột hai vạt áo dài trắng tinh, cong lưng đẩy ngay. Một lần Tâm chứng kiến ông Tư Triều đồng ý bán cây đờn do ông chế tác.

Số là trong số khách đến hớt tóc có trung tá X., luôn đi bằng xe Jeep. Anh này thích tiếng của cây đờn tranh, có mướn thầy về dạy riêng ở nhà. Anh kính mến ông Tư, nhiều khi tóc chưa dài cũng ghé cắt, chỉ để nói chuyện với ông. Anh mê một cây đờn tranh cẩn xà cừ rất đẹp của ông và sau nhiều lần thuyết phục, anh được ông Tư đồng ý đổi chiếc đờn lấy một tivi Sanyo 17 inch mới toanh, giá lúc ấy 90.000 đồng. Hẳn ông rất quý anh bạn trẻ và cũng muốn có tivi cho vợ con xem cải lương nên chấp nhận cho cây đờn ra đi.

Từ năm 1973, tiệm hớt tóc Đời Mới dần vắng khách. Kinh tế lúc đó bắt đầu đi xuống do người Mỹ rút đi. Chính quyền đặt ra loại thuế T.V.A (trị giá gia tăng), ngoài thuế môn bài. Tất cả cửa tiệm kinh doanh đều phải kê khai từ ngày thành lập cho đến thời điểm hiện tại và phải đóng một số tiền khổng lồ, nếu không thì dẹp. Ông Tư Triều quyết định đóng cửa tiệm lui về Củ Chi trồng rau nuôi gà và cắt tóc cho dân quanh vùng mưu sinh, cuối tuần lại về Sài Gòn thăm vợ con.

Mấy mươi năm theo tiếng đờn ca của những ban nhạc tài tử, ông gặp đủ loại người. Nhưng không bao giờ gặp lại những bạn bè cùng đi hát trên xe vespa từ khi họ nổi danh, thậm chí còn không nhận ra ông là người quen. Đó là lý do ông không thích đến rạp hát nữa. Nhóm đờn ca tài tử, nơi quy tụ những người cùng ngân nga những bài ca cổ đề cao nhân hiếu tiết nghĩa, cũng là nơi lui tới của những người “vui đâu chầu đó”, điều đó không có gì lạ.

Năm 1979, Tâm gặp lại anh trung tá năm xưa mua cây đờn tranh. Biết tin ông Tư đã về Củ Chi, anh buồn buồn chia tay. Sau đó vài năm, ông Tư Triều mất vì tai biến lúc Tâm đã ra nước ngoài.

Ông Tư Triều và ban đờn ca tài tử của ông chỉ là một mảnh nhỏ xíu trong đời sống văn hóa người Sài Gòn - Gia Định. Họ có thể vô danh hay hữu danh, yêu lời ca tiếng nhạc bằng tâm hồn rộng mở, hồn nhiên và tình cờ góp phần tạo nên mạch ngầm chảy âm ỉ nhưng đủ sức nuôi dưỡng vốn cổ văn hóa của ông bà, từ thời mở cõi vô Nam.

Hồi ức Phú Nhuận | Phạm Công Luận

Đọc bài viết

Cafe sáng