Book trailer

Sứ đoàn Iwakura: Chuyến công du lịch sử khiến nước Nhật trở thành cường quốc hùng mạnh

Published

on

Sứ đoàn Iwakura – tác phẩm nghiên cứu vừa được Phương Nam Book phát hành – tập hợp nhiều tư liệu giá trị, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chuyến du khảo nhằm canh tân Nhật Bản thời Minh Trị dưới góc nhìn của người phương Tây.

Để có một đường lối phát triển đất nước hoàn toàn mới, người Nhật đã khởi động chuyến công du gọi là Sứ mệnh Iwakura thăm Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Đây là một chuyến đi lịch sử có tầm quan trọng đến mức khi nhắc về Minh Trị Duy Tân, người ta lập tức nhớ đến chuyến đi này.

Chuyến công du lịch sử thay đổi nước Nhật

Cuộc cải cách Minh Trị đã tôn Hoàng đế Minh Trị lên ngôi năm 1868 (lúc đó ông mới 16 tuổi), xóa bỏ chế độ Mạc Phủ, xóa bỏ các bất bình đẳng giữa các đẳng cấp xã hội, thành lập chính quyền trung ương, tái lập mối quan hệ hàng dọc và hàng ngang trong xã hội, người Nhật tạo điều kiện cho cuộc thay đổi một cách triệt để và hệ thống trong việc xây dựng một nhà nước hiện đại và một nền khoa học công nghệ hiện đại. Khẩu hiệu chính của họ là Fukoku kyohei (Nước giàu quân mạnh), và độc lập dân tộc, từng bước ngang bằng với các cường quốc phương Tây.

Họ bắt đầu bằng Sứ mệnh Iwakura do công tước Iwakura Tomomi (1835 1883) dẫn đầu với khoảng 50 thành viên gồm nhiều nhân vật chính phủ cao cấp, trong đó có Ito Hirobumi, lúc đó mới 30 tuổi và là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, chưa tính khoảng 60 du học sinh phục vụ việc thông dịch, thông tin. Họ đi thăm Hoa Kỳ và hàng chục các quốc gia châu Âu, như Anh, Pháp, Đức, Áo, Ý, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nga. Chuyến đi được thực hiện chỉ ba năm sau cuộc cách mạng Minh Trị, giữa lúc một cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra tại quê nhà về bán đảo Triều Tiên.

Để động viên các sứ thần, Nhật hoàng Minh Trị đã đọc một bài diễn văn:

“Sau khi nghiên cứu và quan sát kỹ, ‘trẫm’ có ấn tượng sâu sắc và tin rằng các quốc gia hùng mạnh và khai sáng nhất của thế giới là những quốc gia đã có những nỗ lực cần cù để vun xới trí tuệ, và tìm cách phát triển đất nước họ một cách đầy đủ và hoàn hảo… Nếu muốn ứng dụng khoa học, các kỹ xảo và những điều kiện của xã hội đang thịnh hành tại các quốc gia khai sáng, chúng ta hoặc phải tự học hỏi, hoặc gửi một đoàn nghiên cứu gồm những quan sát viên có óc thực tế đến các nước khác, tiếp thu những gì nhân dân đang thiếu để làm lợi cho quốc gia.”

Rõ ràng đây là trọng tâm của chuyến công du. Họ sẽ đi thăm từ nhà máy, công xưởng, đến trường học, đại học, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, toà án; nghiên cứu đời sống, tính tình dân chúng, làng xã, thành thị, đặc thù của mỗi quốc gia, sự phồn vinh thời Victoria của Anh quốc, các thể chế chính trị khác nhau, các cơ quan chính trị, quân sự. Họ gặp tất cả đại diện giới thương mại, công nghiệp, thượng lưu, cầm quyền, chính khách, quân sự, vua chúa, Tổng thống Grant của Hoa Kỳ (người hùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc dưới thời Tổng thống A. Lincoln), Nữ hoàng Victoria của Anh, Vua Wilhelm I và Thủ tướng Bismarck của Phổ (Đức), Tổng thống Thiers của Pháp… Họ xuất hiện trong những bộ Âu phục quý phái.

Mục tiêu cao cả của Sứ đoàn Iwakura

Cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân là bản hùng ca lịch sử của Nhật Bản được viết lên đầu tiên ở châu Á, và có lẽ trên thế giới ngoài châu Âu và Hoa Kỳ. Thế giới sẽ chứng kiến đảo quốc không lớn lắm kia có thể tự mình lột xác trở thành cường quốc trong vòng vài thập niên, tiến đánh thắng nhà Thanh (1895) và Nga hoàng (1905) trong hai trận chiến lịch sử trong khi cả châu Á đang ngủ yên.

Chuyến công du của Sứ đoàn Iwakura được Tiến sĩ Guido Verbeck, người Mỹ gốc Hà Lan, gợi ý, dựa trên một chuyến đi tương tự của Đại đế Nga Peter vào thế kỷ XVIII nhằm học hỏi các nước Tây Âu. Hành trình kéo dài 1 năm 10 tháng (1871 –1873), với một phái đoàn vô cùng hùng hậu, gồm khoảng 100 người. Đoàn cũng có nhiều nữ sinh trẻ tuổi theo du học, phục vụ cho việc giáo dục phụ nữ sau này.

Chuyến đi có hai mục tiêu, thứ nhất muốn giới thiệu với phương Tây những gương mặt lãnh đạo mới của Nhật Bản, kết thân với giới lãnh đạo phương Tây, thương thảo lại các hiệp ước đã ký bất lợi cho họ. Mục tiêu thứ hai là tìm hiểu và đánh giá sự phát triển phương Tây, nhận thức các bài học của họ trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, văn hóa đến khoa học, công nghệ, sản xuất, thương mại và giáo dục, cách tổ chức quốc gia, để vận dụng những điều quan sát vào tình hình Nhật Bản. Qua đó tìm một mô hình khả thi phù hợp cho Nhật Bản nhằm chuyển đổi xã hội phong kiến lâu đời sang một quốc gia hiện đại, điều chưa có tiền lệ ngoài khu vực phương Tây.

Sứ đoàn Iwakuramuốn làm rõ nền tảng của “văn minh khai sáng”, các nguồn gốc sức mạnh và sự phồn vinh của phương Tây. Trong giáo dục, một lĩnh vực hết sức quan trọng, họ muốn học hỏi các mô hình tổ chức giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Đó là chuyến công du lịch sử đi tìm khai sáng (khai minh) cho Nhật Bản.

Bài học kinh điển cho công cuộc tìm kiếm mô hình phát triển từ phương Tây

Sau khi chuyến công du kết thúc, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận định rằng, nguy cơ trực tiếp cho nền độc lập Nhật Bản không cấp bách như họ nghĩ. Sự ưu việt của phương Tây chưa lâu, và Nhật Bản có thể đuổi kịp. Kume chỉ ra trong nhật ký hành trình:

“Của cải và sự phồn vinh ở mức độ đáng kể mà người ta nhìn thấy tại châu Âu xuất hiện sau 1800… Năm 1830, tàu thủy hơi nước và xe lửa mới xuất hiện. Đó là sự thay đổi đột ngột trong nền thương mại châu Âu, và người Anh là người đầu tiên dồn hết năng lượng đầu tư vào sự đổi mới.”

Nhật Bản do đó chưa phải là tuyệt vọng. Tuy nhiên, phải nhanh chóng thay đổi toàn diện. Sự đối đầu quân sự chưa phải lúc, mà phải chấn hưng đất nước trước (như Phan Châu Trinh sau này). Đoàn có mang theo một số người bảo thủ, để cho họ thấy, phải cải cách đất nước trước, và một số người quá khích để họ thấy đối đầu quân sự là vô vọng. Những năm 1863 1864, dưới thời Hoàng đế Komei, bố của Minh Trị, người rất thù ghét phương Tây, Nhật Bản đã gây chiến với hải quân các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Hà Lan, nhưng đại bại, và phải bồi thường $3.000.000, một bài học đắt giá. Khác với những chuyến công du khác trong lịch sử có đích đến là Trung Hoa, chuyến đi này hướng về phương Tây.

Chuyến công du Iwakura là một bài học kinh điển cho công cuộc đi tìm mô hình phát triển từ các quốc gia phương Tây. Chưa có dân tộc nào có năng lực quan sát trung thực và đưa ra những ý tưởng dự phóng, cũng như đủ quyết tâm theo đuổi đến khi thành công như họ. Các nước phong kiến đắm chìm trong Nho giáo, hay tôn giáo, không có những năng lực thức tỉnh và nhận định thời thế, cũng như năng lực hành động như thế.

Nhắc đến Minh Trị Duy Tân, không gì ý nghĩa hơn khi lật lại trang sử về Sứ mệnh Iwakura vì tính khai sáng như Columbus đi tìm Tân thế giới. Họ đem Văn minh khai sáng về trồng trên mảnh đất Phù Tang, để mãi mãi là di sản chung của châu Á. Minh Trị Duy Tân có tác động cách mạng không chỉ cho Nhật Bản, mà cho cả châu Á trong tiến trình phát triển và tìm lại mình, với đầy những kịch tính.

Trích đoạn

Chuyến đi mở màn làn sóng thuê chuyên viên nước ngoài toàn diện và ồ ạt. Năm 1875 Nhật đã thuê tổng cộng 500 600 chuyên viên nước ngoài về làm việc cho chính phủ. Tính đến năm 1890 Nhật đã thuê khoảng 3.000 chuyên viên tư vấn thường xuyên làm việc tại Nhật, đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề. Riêng trong giáo dục, trong vòng 50 năm Bộ Giáo dục Nhật Bản đã thuê khoảng 400 thầy giáo nước ngoài từ các quốc gia phương Tây để dạy ở các đại học và các tổ chức học thuật khác. Năm 1873 Bộ Giáo dục phải trả một số tiền bằng khoảng 14% ngân quỹ cho giáo viên nước ngoài. Năm 1877 một phần ba ngân quỹ của Đại học Tokyo là dành cho người nước ngoài. Nhật Bản lần lượt thực hiện hai cuộc cách mạng công nghiệp trọng tâm, thứ nhất là công nghiệp nhẹ, thứ hai là công nghiệp nặng.

Về tác giả

Ian Nish (1926 2022) là học giả người Anh, nhà nghiên cứu Nhật Bản học, Giáo sư danh dự về Lịch sử Quốc tế tại Học viện Kinh tế và Chính trị London.

Book trailer

“Diary of a Wimpy Kid” phát hành tập 19 “Mớ bòng bong” tại Nhà Sách Phương Nam – cùng lúc với thế giới cho cả 2 ấn bản US UK

Published

on

By

Sau một năm chờ đợi, các độc giả yêu mến series Diary of a Wimpy Kid sẽ gặp lại cậu bé nhút nhát Greg Heffley qua tập truyện mới nhất có tựa đề “Mớ bòng bong” được phát hành vào sáng ngày 22.10.2024 – cùng thời điểm phát hành với thế giới. 

Diary of a Wimpy Kid (tựa tiếng Việt Nhật ký chú bé nhút nhát) là tập sách thiếu nhi ra đời vào năm 2004, nhiều lần lọt vào danh sách bán chạy của tạp chí USA Today, New York Times và Wall Street Journal. Số lượng tiêu thụ lên đến gần 300 triệu bản và là bộ sách luôn nằm trong Danh mục Sách khuyến đọc của học sinh các trường: Vinschool, Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi Sao, Newton, Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Amsterdam, Chu Văn An.

Đúng như tên gọi, Diary of a Wimpy Kid là tập nhật ký của cậu bé Greg Heffley. Cuộc sống của Greg là sự xen kẽ giữa câu chuyện đời thường nơi gia đình và trường lớp, pha trộn với những sự kiện bất thường khó nhằn. Tiếp nối hành trình trưởng thành, trong tập mới nhất 19 “HOT MESS”, Greg Heffley biết rõ mười mươi rằng khi tất cà các thành viên trong đại gia đình cùng ở trong một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển dưới cái nóng oi bức, ngột ngạt thì đó chính là công thức hoàn hào cho một thảm họa. Còn nói về công thức bí mật thì các nguyên liệu đằng sau món thịt viên trứ danh của bà ngoại đã được glữ kín trong nhiều năm. Liệu Greg có thể giải mã hết mọi bí mật của gia đình trước khi kỳ nghỉ kết thúc, hay cậu chỉ càng làm mọi chuyện rắc rối thêm?

Trải qua 19 tập sách và 20 năm xuất bản, Diary of a Wimpy Kid đã chứng minh sức hấp dẫn của mình với độc giả thiếu nhi trên toàn thế giới, được chuyển thể thành phim hoạt hình và điện ảnh. Thông qua những câu chuyện gần gũi, nét vẽ mộc mạc đáng yêu, tác giả kiêm họa sĩ Jeff Kinney đã tô vẽ nên bức chân dung chân thực của một cậu bé rất bình thường như rất nhiều đứa trẻ tuổi khác, nhút nhát nhưng luôn hiếu kỳ và hứng thú với cuộc sống. Thông qua những rắc rối nhỏ to, Greg dần học cách khôn lớn và đối phó với muôn màu cuộc sống. 

Diary of a Wimpy Kid chính là cuốn sách gối đầu giường dành cho những cô cậu bé đang dậy thì, giúp các em gỡ rối và lý giải những cảm xúc của mình, hướng dẫn các em học cách trưởng thành và tự lập. Là tập sách hỗ trợ phụ huynh thấu hiểu tâm lý của con em ở độ tuổi này. Tại Mỹ, bộ sách còn được giáo viên và phụ huynh sử dụng để giúp học sinh rèn luyện thói quen đọc sách. 

Nhiều năm nay, Phương Nam đã chủ động hợp tác với các nhà xuất bản nước ngoài để phân phối và phát hành sách ngoại văn tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book City và được các nhà xuất bản tin tưởng để nhà sách phát hành cùng lúc với thế giới nhiều tựa sách bán chạy, đương cử là bộ sách thiếu nhi Diary of a Wimpy Kid, Guinness World Record, Nexus

🛒 Đặt hàng trước để nhận ưu đãi giảm 10% cho cả 2 phiên bản US-UK kèm quà tặng hấp dẫn (với số lượng có hạn) với mức giá chỉ còn 296,100 vnđ. Giá gốc: 329.000 vnđ

👉 Đặt hàng trước tại đây.

Ngoài ra tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.com, series truyện Wimpy Kid luôn có đầy đủ phiên bản bìa cứng và bìa mềm cho các tập từ 1-18 trước đó và hiện đang được giảm đến 15% từ ngày 10.10 đến 10.11.2024

• Thời gian phát hành: Ngày 22.10.2024
Mua sách tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam trên toàn quốc

Đọc bài viết

Book trailer

CHŌWA – Ổn định nội tâm sống cân bằng như người Nhật

Published

on

By

Việc giữ được sự tâm bình an giữa dòng đời vạn biến là điều không hề dễ dàng. Tác phẩm Chōwa – Ổn định nội tâm sống cân bằng như người Nhật của tác giả Akemi Tanaka vừa được Phương Nam Book phát hành, chính là lời giải cho bài toán cân bằng cuộc sống từ triết lý chōwa – tinh thần sống hài hòa của người Nhật.

Chōwa là một khái niệm quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản. Khác với lối sống hướng đến thành tích, triết lý chōwa được xây dựng dựa trên sự dung hòa, cân bằng giữa những áp lực luôn hiện hữu trong cuộc sống như: môi trường gia đình, công việc, học tập cho đến các mối quan hệ cá nhân. Nắm vững tinh thần chōwa, người thực hành sẽ có thể tìm thấy điểm tựa vững chắc giữa sóng gió cuộc đời.

Hơn cả một khái niệm, chōwa là lối sống

Dòng sách lấy đề tài về văn hóa, triết lý sống của người Nhật đã xuất hiện nhiều trên thị trường và luôn được đông đảo độc giả quan tâm. Thế nhưng, tác phẩm Chōwa vẫn có vô số điểm độc đáo khi vừa kế thừa, vừa phá vỡ những công thức cũ. Tác giả Akemi Tanaka đã rất tài tình khi kết hợp những triết lý truyền thống cùng các quan sát sâu sắc và thực tế về xã hội Nhật Bản đương đại.

Ngay từ những trang đầu, Akemi Tanaka đã làm rõ: chōwa không đơn thuần là một khái niệm trừu tượng, mà là một triết lý sống được người Nhật vận dụng vào mọi mặt của đời sống, từ cách bài trí nhà cửa, cách họ tương tác với đồng nghiệp, đối tác cho đến cách họ gìn giữ các mối quan hệ gia đình.

Từ đó, tác giả khéo léo dẫn dắt người đọc bước vào thế giới quan của người Nhật để thấy rằng họ luôn đề cao sự cân bằng. Đó là sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên, giữa cá nhân và tập thể, giữa công việc và nghỉ ngơi, giữa đời sống vật chất và tinh thần. Tác giả chỉ ra rằng, chính sự kết nối giữa các yếu tố tưởng chừng như đối lập này đã tạo nên một tổng thể hài hòa, giúp con người tìm thấy sự bình yên từ bên trong.

Xây dựng không gian sinh hoạt dựa trên triết lý cân bằng

Tác phẩm Chōwa được chia thành ba phần với các tiêu đề lần lượt là: Tìm kiếm sự cân bằng tự thân, Sống hòa hợp với người khác, Cân bằng điều quan trọng nhất. Từng chương nhỏ trong mỗi phần của cuốn sách đều mở đầu bằng trích dẫn từ các nhân vật lịch sử nổi tiếng, hoặc những câu ngạn ngữ quen thuộc ở Nhật, giúp độc giả nắm bắt được tinh thần khái quát của cả chương sách trước khi đọc. Kết thúc mỗi chương, tác giả còn đặt ra một loạt câu hỏi nhằm khuyến khích độc giả suy ngẫm và hình dung về quá trình phát triển bản thân để có thể áp dụng tinh thần chōwa vào cuộc sống của chính mình.

Phần đầu tiên của Chōwa giới thiệu về không gian sống. Thông qua hình ảnh ngôi nhà truyền thống – một biểu tượng văn hóa đặc trưng ở Nhật Bản – tác giả đã miêu tả chi tiết cấu trúc và phân tích ảnh hưởng của không gian này đến lối sống của người Nhật. Từ cách bố trí phòng ốc, lựa chọn vật liệu cho đến việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, tất cả đều toát lên tinh thần chōwa, hướng đến sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Tuy nhiên, do áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều người đã lựa chọn rời bỏ làng quê để lên thành phố, khiến cho những ngôi nhà truyền thống dần trở nên mai một. Vì vậy, có thể nói hình ảnh ngôi nhà trong sách không còn phản ánh đúng với cuộc sống của người Nhật ở thành thị. Tuy nhiên, ngôi nhà của chính gia đình tác giả – vốn được xây dựng trên tinh thần chōwa – vẫn gợi lên vệt ký ức xa xăm về một nền văn hóa Nhật Bản truyền thống, khiến người đọc vừa cảm thấy ấm áp, gần gũi vừa có một cái nhìn thực tế về xã hội đương đại.

Cân bằng nội tâm trong một thế giới đầy biến động

Phần hai của Chōwa xoay quanh mối quan hệ giữa con người với xã hội, từ mối quan hệ trong gia đình đến địa vị cá nhân. Nhật Bản được biết đến là một xã hội tập thể, nơi mà tinh thần đồng lòng, tương trợ được đề cao. Tác giả minh họa rõ nét điều này qua những hoạt động cộng đồng đặc trưng, như bài tập thể dục buổi sáng – rajio taiso – được phát trên đài NHK từ năm 1928 cho mọi người cùng tập đã trở thành một nét đẹp văn hóa ở Nhật.

Đến phần cuối cùng của cuốn sách, Akemi Tanaka đặt ra những câu hỏi lớn hơn về cách chúng ta tồn tại trong một thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng... Từ đó, tác giả giới thiệu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản – washoku – như một ví dụ điển hình cho tinh thần chōwa trong việc kết nối giữa con người và thiên nhiên. Washoku không chỉ đơn thuần là ẩm thực để sinh tồn, mà còn là một nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên, với mùa màng và với chính những nguyên liệu tạo nên một món ăn.

Tuy nhiên, Akemi Tanaka đã chỉ ra rằng ngay cả ở Nhật Bản, nơi sinh ra triết lý chōwa, cũng không tránh khỏi những sai lầm trong việc ứng phó với các vấn đề môi trường. Thảm họa hạt nhân Fukushima là một bài học đắt giá cho thấy rằng việc phát triển kinh tế mà không cân nhắc đến yếu tố môi trường, không tôn trọng thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Từ đó, cuốn sách truyền tải một thông điệp rất rõ ràng rằng: tinh thần sống hài hòa theo triết lý chōwa là chìa khóa để chúng ta tìm kiếm sự cân bằng trong một xã hội hiện đại đầy biến động.

Trích đoạn

“Ở Nhật, chúng tôi tin rằng mỗi lĩnh vực trong cuộc sống đều có những yêu cầu đặc trưng và điều này phần nào được phản ánh qua cung cách ăn mặc. Người phương Tây mặc vest và mang giày lịch sự khi đi làm ở văn phòng vào ban ngày và mặc đồ thoải mái hơn sau khi về nhà vào buổi tối, nhưng sự phân chia giữa các bộ trang phục cho những nhiệm vụ khác nhau, ở những nơi sinh sống khác nhau, đối với người Nhật lại có phần phức tạp hơn. Quần áo bảo hộ lao động thường nghiêm túc hơn. Quần áo mặc trong nhà được thiết kế thoải mái hơn. Tôi có thói quen thay quần áo ít nhất ba lần một ngày khi ở Nhật.”

***

“Trong lĩnh vực trang trí nội thất ở Nhật Bản, sự cân bằng là vấn đề sống còn thực sự. Tủ quần áo nặng và những ngăn kệ xếp chống chất lên nhau có thể đổ sụp xuống khi có động đất. Một chiếc gương treo hoặc khung tranh có thể rơi vỡ và các mảnh thủy tỉnh sẽ văng khắp phòng. Ngay cả khi chúng ta không cần phải chuẩn bị đối phó với thảm họa, tôi tin rằng việc suy nghĩ về sự cân bằng vật chất – trọng lượng và số lượng đồ gia dụng – có thể giúp ta ứng phó với nhiều thách thức và thay đổi hằng ngày dẫu có bất ngờ đến đâu chăng nữa.”

***

“Bạn có thể tự cho mình một đặc ân. Như mặt trời, mặt trăng nhìn mặt đất, bạn hãy thử lùi lại, tự tách ra để khách quan nhìn mình từ vị trí trên cao. Chỉ cần dành một chút thời gian để tưởng tượng lại cuộc sống, bạn sẽ dân cảm thấy bản thân bình tĩnh và tự chủ hơn. Bạn đã ngừng chiến đấu, ngừng đâm đầu vào ngõ cụt như con ếch ở đáy giếng, và bắt đầu thực sự nhận ra điều gì đang diễn tiến trong cuộc sống của mình.”

Nhận xét của báo chí

“Sâu sắc, trung thực và mạnh mẽ, Chōwa là một quyển sách đáng đọc. Mỗi chương đều chứa đựng những bài học có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày. Sau khi đọc sách, tôi cảm thấy như thể mình đã nhìn ra một khía cạnh khác của nền văn hóa Nhật Bản mà trước đây tôi chưa từng biết đến.”

Book Reviews, Yamato Magazine

“Cách giản đơn để bắt đầu hành trình tự cân bằng cuộc sống là hãy làm theo những điều Tanaka khuyên bạn.”

The Independent

Về tác giả

Akemi Tanaka xuất thân từ gia đình có truyền thống võ sĩ đạo. Cô lớn lên ở Nhật Bàn, sau đó cùng con gái chuyển đến London. Akemi là người kết nối văn hóa có uy tín tại Anh, thường xuyên dẫn dắt các chương trình tìm hiểu văn hóa quê nhà, thuyết trình tại các trường, đại học và trung tâm văn hóa. Năm 2011, Akemi thành lập tổ chức Aid For Japan và đã nhận được giải thưởng của chính phủ Anh vinh danh hoạt động từ thiện của cô dành cho trẻ mồ côi sau thảm họa sóng thần. Bên cạnh đó, Akemi cũng là chuyên gia truyền đạt nghệ thuật trà đạo cổ điển thông qua các lớp học chuyên đề.

Mua ngay tại đây.

Đọc bài viết

Book trailer

HÃY KỂ TÔI NGHE SỰ THẬT VỀ TÌNH YÊU- Những RED FLAG điển hình qua 13 câu chuyện trị liệu cặp đôi

Published

on

By

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu – tác phẩm nghiên cứu vừa được Phương Nam Book phát hành – của nhà trị liệu tâm lý Susanna Abse là một chuyến du hành đầy mê hoặc vào thế giới nội tâm phức tạp của tình yêu và các mối quan hệ.

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu xoay quanh chủ đề muôn thuở: tình yêu đôi lứa. Ngay từ những trang đầu tiên, Susanna Abse đã khẳng định một cách dứt khoát: Tình yêu đôi lứa là trọng tâm của đời sống con người. Bằng chứng là dù xã hội có phát triển hiện đại đến đâu, dù khoa học kỹ thuật có tiến xa đến nhường nào, thì bản năng khao khát kết nối, tìm kiếm một nửa yêu thương vẫn luôn hiện hữu trong mỗi con người. Chúng ta sinh ra là để yêu và được yêu.

Bóc trần từng lớp mặt nạ của tình yêu để đối diện với sự thật

Chúng ta đều biết rằng tình yêu không chỉ có màu hồng lãng mạn. Song hành cùng những cảm xúc thăng hoa, hạnh phúc, tình yêu cũng ẩn chứa muôn vàn góc khuất, những tổn thương, thất vọng và cả những nỗi sợ hãi khó gọi tên.

Với kinh nghiệm hơn 35 năm làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chứng kiến vô số những cuộc tình đến rồi đi, Susanna Abse nhận ra rằng, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những mâu thuẫn, rạn nứt trong tình yêu đôi lứa phần lớn đều bắt nguồn từ những tổn thương thời thơ ấu, những khuôn mẫu nội tâm đã ăn sâu vào tiềm thức và chi phối cách chúng ta nhìn nhận bản thân, nhìn nhận tình yêu và cách chúng ta tương tác với người bạn đời của mình.

Trong tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu, Susanna Abse đã thuật lại nhiều câu chuyện được lấy cảm hứng từ chính những bệnh nhân bà từng tiếp xúc. Mỗi câu chuyện như một mảnh ghép, góp phần phác họa bức tranh đa sắc màu về đời sống hôn nhân, phơi bày những tổn thương thầm kín và cả những khao khát thầm lặng của mỗi cá nhân. Tất cả đều như phản chiếu một ai đó trong chính chúng ta, những con người đã từng vấp ngã, lạc lối trên con đường đi tìm hạnh phúc.

Khi truyện cổ tích gặp gỡ phân tâm học

Ngay từ mặt cấu trúc, tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu đã toát lên sự sáng tạo độc đáo, khác biệt. Mỗi chương trong sách đều lấy cảm hứng từ một câu chuyện cổ tích hay thần thoại quen thuộc, trở thành lăng kính để tác giả phân tích những khía cạnh khác nhau của tình yêu. Cách tiếp cận này không chỉ tạo sự gần gũi, dễ hiểu mà còn khơi gợi nhiều suy ngẫm sâu sắc.

Mười ba chương sách tựa như mười ba thước phim ngắn, lần lượt phác họa thế giới nội tâm của những cặp đôi đang vật lộn với những biến cố, thử thách trong tình yêu. Ta bắt gặp hình ảnh những bậc cha mẹ tự tay phá hủy rồi lại miệt mài xây dựng ngôi nhà rơm của mình, hay cô bé Khăn Đỏ cứ nhất quyết bảo vệ con sói đội lốt cừu, nàng Rapunzel khao khát tình yêu nhưng lại tự giam cầm trong chính tòa lâu đài cô độc của mình... Mỗi câu chuyện là một lăng kính soi rọi những vòng lặp hành vi, những bế tắc, những nỗi đau và khát khao yêu thương ẩn giấu sâu thẳm bên trong mỗi con người.

Từ đó, Susanna Abse đã không ngần ngại đưa người đọc đối diện với những góc tối, những mặt trái trong tình yêu như: sự phản bội, lừa dối, sự ích kỷ, chiếm hữu... Tuy nhiên, thay vì đánh giá hay phán xét, Abse lại dùng sự thấu hiểu, cảm thông để giúp người đọc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và nhân văn hơn.

Hành trình khám phá bản thân và nghệ thuật yêu thương

Tác phẩm Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu còn là câu chuyện về chính Susanna Abse, về hành trình trưởng thành của bà trong suốt hơn 30 năm làm nghề trị liệu tâm lý đầy thử thách. Bà không ngần ngại chia sẻ những lúng túng, sai lầm non nớt thời mới vào nghề, hay cả những giằng xé nội tâm, những cảm xúc cá nhân khó tránh khỏi khi đối diện với những hoàn cảnh, những mảnh đời khác nhau. Chính sự chân thành, dám bộc lộ ấy đã phá vỡ bức tường vô hình giữa nhà trị liệu và bệnh nhân, để từ đó, ta thêm tin tưởng vào quá trình trị liệu, hiểu rõ hơn về bản chất của sự đồng hành, thấu cảm trong hành trình chữa lành.

Bên cạnh đó, tác giả còn bộc bạch rằng bà không có ý định đưa ra những lời khuyên hạnh phúc sáo rỗng hay các giải pháp nhanh chóng, tức thời; bởi lẽ từng cá thể, từng cặp đôi không phải là những bản sao giống nhau để tuân theo một công thức chung nào đó. Thay vào đó, thông qua những câu chuyện, những chiêm nghiệm của bản thân, bà khích lệ sự tự vấn, thôi thúc người đọc dám đối diện với chính mình, đánh giá lại những mối quan hệ xung quanh với cái nhìn thấu đáo và bao dung hơn.

Dù tập trung chủ yếu vào tình yêu đôi lứa, nhưng những bài học từ Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều dạng kết nối khác, chẳng hạn như tình bạn, tình cảm gia đình. Tác giả nhấn mạnh rằng chính sự chấp nhận những khiếm khuyết, yếu đuối của bản thân và người khác mới là chìa khóa cho một mối quan hệ bền vững. Ta nhận ra rằng, không chỉ tình yêu đôi lứa, mà bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần sự vun đắp, chăm sóc và thấu hiểu lẫn nhau.

Hãy kể tôi nghe sự thật về tình yêu để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm khó tả. Đó là sự đồng cảm sâu sắc với những thân phận, những mảnh đời trong truyện. Đó là nỗi trăn trở, băn khoăn về bản chất của tình yêu, về cách ta yêu thương và vun vén hạnh phúc. Trên hết, đó là lời nhắc nhở rằng tình yêu là hành trình khám phá vô tận và chính sự không hoàn hảo mới khiến nó trở nên đẹp đẽ, đáng trân trọng.

Trích đoạn

“Trên hành trình khám phá các mối quan hệ yêu đương, có hai khía cạnh về ‘sự thật’ giữa một cặp đôi rất cần phải đặt ra nghi vấn: sự thật thứ nhất liên quan đến việc đối diện với cảm xúc của chính mình và tri nhận trải nghiệm của bản thân; cái thứ hai liên quan đến việc đối diện với cảm xúc của đối phương và thấu hiểu trải nghiệm của họ.”

***

“Jung rất thông thái – là một nhà trị liệu tâm lý, tôi học được rằng tất cả các trải nghiệm của ta được định hình và ngập tràn dấu vết bởi những trải nghiệm trong quá khứ. Chúng ta tiếp cận mỗi một sự kiện hay mối quan hệ mới với tâm thế đầy định kiến – ta không bao giờ thoát khỏi những ảnh hưởng này; bất kể ta có ảo tưởng rằng mình là một chứng nhân khách quan và công minh với cuộc đời mình, nhưng thực tế không phải vậy. Quá khứ luôn sống trong hiện tại.

Nhận xét của báo chí

“Một cuốn sách lôi cuốn, thiết thực và nhân văn về những nỗi đau và hy vọng trong các mối quan hệ.”

Alain de Botton, Tácgiả nhiều đầu sách nổi tiếng về triết học thường thức

“Cuốn sách nên có trong tủ sách của bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về những cung bậc cảm xúc trong tình yêu – từ khi say đắm đến lúc chia lìa.”

Philippa Perry, Nhà tâm lý trị liệu

“Mỗi trang sách đều mang đến cho tôi những kiến thức mới mẻ về con người, về các mối quan hệ và cuối cùng là về chính mình.”

Annalisa Barbieri, Nhà báo củatờ The Guardian      

Về tác giả

Susanna Abse

• Nhà trị liệu phân tâm học, với hơn 35 năm kinh nghiệm trong công tác trị liệu cá nhân, cặp đôi và phụ huynh.

• CEO của tổ chức thiện nguyện Tavistock Relationships (2006 - 2016).

• Chủ tịch Hội đồng Phân tâm học Anh (2018 - 2021).

• Tác giả của nhiều ấn phẩm về trị liệu cặp đôi, phương pháp nuôi dạy con, chính sách gia đình; cùng nhiều bài báo về các vấn đề chính trị và xã hội cho Guardian, New StatesmanOpen Democracy.

• Người dẫn chương trình “Britain on the Couch” năm 2019 trên kênh Channel 4 News.

• Đồng biên soạn The Library of Couple and Family Psychoanalysis của Routledge Books và là thành viên quản trị của Bảo tàng Freud ở London.

Đọc bài viết

Cafe sáng