Book trailer

Không máy móc nào thay thế được bạn khi bạn thật sự là con người

Published

on

Hiện tại, ngay giờ phút này, việc làm của quý vị đang biến mất

Trí thông minh nhân tạo đang phát triển vũ bão theo tốc độ cấp số nhân, và con người dường như đang bị bỏ lại sau những tiến bộ vượt bậc đó. AI dần ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống chúng ta, và chỉ trong thời gian ngắn, chúng sẽ thay thế con người tại nơi làm việc.

Từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21, hàng tỷ người trên thế giới sẽ bị Trí thông minh nhân tạo “cướp” công ăn việc làm. Những ngành nghề lâu nay được xã hội kính trọng và đánh giá cao như nghề bác sĩ, dược sĩ, luật sư, giáo viên, nhân viên văn phòng… sẽ là những nạn nhân đầu tiên. Nghe có vẻ vô lý, nhưng trong những nơi cần sự chính xác tuyệt đối như phòng phẫu thuật, bác sĩ con người có thể mắc sai lầm, song bác sĩ robot thì tuyệt nhiên không. Theo thống kê, các giáo viên AI được yêu mến hơn cả những giáo viên “người trần mắt thịt”, nguyên nhân là vì AI công bằng, không thiên vị.

Câu hỏi đặt ra, liệu con người có đang chán nản lẫn nhau, khi chúng ta ai cũng cư xử quá máy móc? Trong tương lai, một trong số các lý do chính để con người bị Trí thông minh nhân tạo thay thế sẽ là do “sự bất tín của con người đối với con người.” Thế giới lao động rồi sẽ chỉ bị chia thành 2: nhóm điều khiển AI và nhóm bị AI điều khiển.

Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo – Bìa mềm

Vậy, vũ khí nào giúp bạn làm chủ Trí thông minh nhân tạo? Bí mật nằm ở những năng lực chỉ riêng con người mới có. Hiện nay các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, MIT và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Google, IBM đang ra sức đào tạo nhân tài làm chủ AI theo phương pháp “EIGHT”.

“Còn quý vị? Quý vị sẽ chuẩn bị gì cho tương lai khi Trí thông minh nhân tạo vượt qua con người? Và sẽ tồn tại như thế nào?” – tác giả Lee Ji-Sung.

Để làm chủ trí thông minh nhân tạo, tác giả chỉ ra bí quyết rất đơn giản: sống như một con người thực sự. Trên thực tế, nhiều người hiện nay sống và làm việc máy móc. Nếu cứ tiếp tục, bạn rồi sẽ bị thay thế bởi những máy móc còn siêu việt hơn bạn rất nhiều lần.

Thông qua Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo, tác giả Lee Ji-sung giải thích chỉ 2 khả năng mà con người có thể làm được, còn AI thì không; đó là khả năng đồng cảm và sáng tạo. Mỗi người đều được thiên phú 2 năng lực ấy khi sinh ra, nhưng ta thường bị buộc phải hạn chế nó lại sau lứa tuổi mầm non – tức khi bắt đầu bước vào một xã hội khuôn khổ và lề thói.

Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo – Bìa cứng
Khi bước vào một xã hội được xây dựng theo khuôn khổ, đó cũng là lúc con người đánh mất đi năng lực đồng cảm và sáng tạo vốn có.

Quyển sách nêu ra 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo, trong đó có những thay đổi vĩ mô như tư duy và gốc rễ của giáo dục, song cũng gồm những thay đổi nhỏ hơn từ địa hạt con người. Mỗi người thay đổi cách sống, thiện nguyện nhiều hơn, chia sẻ, đồng cảm nhiều hơn, để trở thành một “con người” mà chẳng có máy móc nào có thể thay thế được.

Bạn có biết, đại học Y khoa dạy sáng tác tiểu thuyết, còn sinh viên Y khoa viết tiểu thuyết trong giờ học? Đại học Colombia của Mỹ đang đào tạo sinh viên theo cách như thế. Bởi vì họ tin rằng, năng lực cần thiết mà các bác sĩ tương lai cần phải có là đồng cảm với nỗi sợ hãi, nỗi đau tinh thần và thể xác của bệnh nhân, đối xử sáng tạo với bệnh nhân và bệnh tật. Và sáng tác tiểu thuyết có thể nuôi dưỡng năng lực này.

Xuyên suốt quyển sách là những ví dụ về cách 0,01% giới công nghệ và tri thức cao trên thế giới đang làm thế nào để chuẩn bị cho thời đại mới của AI. Lee Ji-sung mang giọng văn đặc trưng, xưng “tôi” và gọi người đọc là “quý vị”. Một chút khích bác nhưng không lấn làn, văn phong của tác giả là điểm đặc biệt giúp quyển sách nổi bật so với các tác phẩm cùng chủ đề.

Về tác giả:

Tác giả Lee Ji-sung bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm 1993. Tính đến nay đã có hơn 30 đầu sách đa dạng các lĩnh vực (giáo dục, phát triển bản thân, nhân văn học…) được xuất bản và hơn 4.300.000 cuốn sách đã được bán ra. Các tác phẩm tiêu biểu của anh được đông đảo bạn đọc đón nhận: Gác xép mơ ước, Lãnh đạo bằng cách đọc, Nhân văn học trong tôi, Tuổi đôi mươi: Tuyệt đối không bỏ cuộc, sách của anh đã được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia,… Hiện anh chuyên tâm vào sáng tác và tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Một số trích dẫn nổi bật:

Nhìn bề ngoài, quý vị là chủ nhân của smartphone nhưng thực ra chính quý vị mới là nô lệ của nó. Trong số các Trí thông minh nhân tạo, smartphone là thứ công nghệ thấp kém nhất. Như vậy, tôi có thể nói rằng quý vị đã và đang bị chi phối bởi Trí thông minh nhân tạo yếu kém mà quý vị luôn mang theo bên mình.

*

Bạn sẽ làm gì nếu bác sĩ con người và bác sĩ Trí thông minh nhân tạo đưa ra hai phương án điều trị khác nhau?”. Tất cả 100 bệnh nhân đều trả lời “nghe theo phương án điều trị của bác sĩ Trí thông minh nhân tạo”.

*

Mong là quý vị sẽ dành chừng hai đến ba tiếng mỗi ngày, tắt điện thoại thông minh, đọc sách, suy ngẫm và tự suy xét bản thân. Mong rằng quý vị sẽ dành thời gian để nói chuyện, giao tiếp chân thành với người xung quanh dù chỉ một lần trong tuần.

*

Thỉnh thoáng hãy hòa mình với thiên nhiên. Hãy tạo ra văn hóa Analog cho chính mình. Hãy hoàn toàn tận hưởng niềm vui phát hiện, trải nghiệm và chia sẻ con người bên trong như thế. Sẽ không có máy móc nào có thể thay thế quý vị khi quý vị thật sự trở thành con người.

*

Thời Cách mạng Công nghiệp 3.0, quý vị sống như một cái máy vẫn không sao. Ngược lại, càng sống như một cái máy, càng dễ được trường hợp và xã hội công nhận. Nhưng, mọi chuyện sẽ khác đi bắt đầu từ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Những người hiện đang sống như một cái máy sẽ bị thay thế bởi một cái máy khác tốt hơn, tức Trí thông minh nhân tạo.

*

Thời đại mới không phải là thời đại của con người sống như một cái máy. Đó là thời đại của con người sống con người nhất. Chuyến đi có thể giúp quý vị trở nên con người nhất chính là du lịch nhân học.

*

Quý vị sẽ bị thay thế bởi máy móc khi cứ sống kiểu chỉ biết đến “mình” như hiện tại? Hay quý vị sẽ làm chủ máy móc khi biết quan tâm đến “bạn” và “chúng ta”? Xin hãy là người ở vế sau.

Tác phẩm Eight – 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo được Phương Nam Book phát hành 2 phiên bản bìa mềm và bìa cứng. Bạn có thể mua sách giảm 10% tại:

Book trailer

Niên lịch miền gió cát bàn cách sống hòa hợp thiên nhiên

Published

on

Sách Niên lịch miền gió cát là ghi chép của Aldo Leopold - nhà sinh thái học hoang dã - về các con người tôn trọng thiên nhiên.

Aldo Leopold là nhà địa chất học, nhà môi trường học. Năm 1935, gia đình ông mua một trang trại cũ gần sông Wisconsin (Mỹ), trồng cây và cứu sống cánh đồng đã chết. Ông ghi nhận những thay đổi của sinh, thực vật trong quá trình phục hồi. Các bản thảo sau đó được tập hợp thành quyển Niên lịch miền gió cátxuất bản tháng 4/1948, một tuần sau khi tác giả mất do đau tim.

Niên lịch miền gió cát do Dương Mạnh Hùng chuyển ngữ. Sách Phương Nam phát hành. Ảnh: Phương Nam Book.

Sách gồm ba phần. Phần một là quan sát sinh vật thay đổi theo từng tháng tại trang trại ở Wisconsin. Phần hai là ghi chép hành trình khám phá đời sống hoang dã của ông trong 40 năm. Phần cuối là nhận định về việc bảo tồn thiên nhiên. Thông qua thể văn xuôi đậm chất hóm hỉnh kết hợp yếu tố lịch sử, khoa học, Leopold truyền tải ý nghĩa về mối liên hệ giữa con người với môi trường, hy vọng độc giả yêu, tôn trọng thiên nhiên.

Ông đề ra đạo đức môi trường tự nhiên (land ethic): "Một hành động là đúng đắn là khi hướng tới bảo tồn tính toàn vẹn, ổn định của cộng đồng sinh vật". Leopold viết: "Con người sẽ có ý thức bảo tồn khi tiếp xúc, hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên". Khi sống gần các sinh, thực vật, mỗi người sẽ hình thành đạo đức - cơ chế tự kiểm duyệt trước khi hành động tổn hại môi trường. Con người cần khám phá, kết nối với tự nhiên để có lòng yêu thương, quan tâm thế giới tạo hóa ban tặng.

Theo Buddy Huffaker, chủ tịch của Aldo Leopold Foundation (tổ chức nâng cao ý thức bảo vệ môi trường dựa trên lý luận của Leopold): "Nhờ lập luận về đạo đức môi trường tự nhiên nên Niên lịch miền gió cát được săn đón vào năm 1970 - lần đầu tiên tổ chức Ngày Trái đất. Các ghi chép về đạo đức của tác giả được áp dụng rộng rãi và vô tình trở thành chuẩn mực ứng xử với thiên nhiên". The Boston Globe nhận định sách là "một trong những tác phẩm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào môi trường".

Aldo Leopold là nhà khoa học, nhà địa chất học, nhà triết học, nhà môi trường học người Mỹ. Ảnh: aldoleopold.

Aldo Leopold (1887-1948) trải qua thời thơ ấu tại Burlington, gần dòng sông Mississippi - nơi dấu chân của ông trải khắp các khu rừng, đồng cỏ. Leopold học lâm nghiệp tại trường dạy về rừng của Yale. Sau khi tốt nghiêp năm 1909, ông làm việc tại Cục Kiểm lâm Mỹ, đồng thời nghiên cứu sinh thái học, đề ra đạo đức môi trường tự nhiên. Năm 1933, tập sách về quản lý động vật hoang dã Game Management được xuất bản. Năm 1982, vợ và năm người con thành lập The Aldo Leopold Foundation nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường hoang dã dựa trên di sản trí tuệ tác giả để lại.

Theo VNexpress

Đọc bài viết

Book trailer

Người đẹp ngủ mê – tiểu thuyết kinh điển về nỗi buồn

Published

on

Người đẹp ngủ mê của nhà văn Nhật Kawabata Yasunari khắc họa nỗi buồn qua những suy nghĩ về sự sống và hoài niệm.

Người đẹp ngủ mê do dịch giả Quế Sơn chuyển ngữ, tái bản trong nước cuối tháng 11. Tác phẩm xuất bản lần đầu năm 1961, dựa trên kịch bản sân khấu kabuki Những mỹ nữ, công diễn vào khoảng thế kỷ 17 ở Nhật Bản.

Bìa sách Người đẹp ngủ mê. Tác phẩm dày 160 trang, tái bản trong nước cuối tháng 11. Ảnh: Phương Nam Book
Bìa sách Người đẹp ngủ mê. Tác phẩm dày 160 trang, tái bản trong nước. Ảnh: Phương Nam Book

Tác phẩm xoay quanh năm lần ông lão Eguchi ghé thăm ngôi nhà của những trinh nữ xinh đẹp tuổi chưa đầy 20. Họ bị gây mê bằng thuốc ngủ liều cao, khỏa thân trong tình trạng ngủ say. "Nếu chỉ cần lay nhẹ mà cô gái đã thức dậy thì ngôi nhà này đâu còn gì bí ẩn nữa. Các vị khách đến đây 'giống như ngủ với một ông Bụt vô hình'. Đối với các ông già, ngủ với một người đẹp không khi nào tỉnh thức là một mối cám dỗ, một cuộc phiêu lưu, một niềm vui thú mà họ tin mình còn thực hiện được", tác giả viết.

Mỗi chương là một lần Eguchi đến ngôi nhà ngủ cùng cô gái khác nhau. Khi màn đêm buông xuống, nhiều tiếng động kết hợp tạo nên bản nhạc của thiên nhiên, con người. Hơi thở của những cô gái, cộng với tiếng gió thổi qua mái nhà và âm thanh sóng biển đập vào vách đá. Từ đó, Eguchi hồi tưởng quá khứ, nhớ về những người đàn bà đi qua đời ông.

Tác giả lấy những hoài niệm để ẩn dụ cho sự tiếc nuối vẻ đẹp văn hóa Nhật Bản. Kỷ niệm tái hiện qua không gian, hình ảnh thiên nhiên xung quanh ngôi nhà của các mỹ nữ. Việc ngủ cạnh những cô gái khiến Eguchi khám phá nhiều cung bậc cảm xúc, đồng thời nhận ra sự cô đơn của mình. "Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông", Kawabata viết.

Tác phẩm không chỉ tràn ngập những mỹ từ, như "bàn tay mịn và đẹp, mái tóc trinh trắng, đôi má ửng đỏ, cổ và vai trông tươi và trẻ", mà còn suy tưởng về quy luật của thời gian, sự sống và cái chết, nỗi hoài niệm quá khứ, khao khát tương lai. Đời sống xã hội mang nhiều tổn thương, khiến con người dễ rơi vào tâm trạng cô đơn, tiếc nhớ những tháng ngày quá khứ.

Bìa trong của tác phẩm Người đẹp ngủ mê năm 2023. Ảnh: Phương Nam Book
Bìa trong của tác phẩm Người đẹp ngủ mê năm 2023. Ảnh: Phương Nam Book

Càng về cuối, Kawabata càng đào sâu ký ức của nhân vật chính, nhằm giúp Eguchi tìm lại được cảm xúc thuần túy nhất. Eguchi tin những lão già như mình, khi có dịp trú ngụ tại ngôi nhà của các mỹ nữ, không chỉ nhìn lại thời trai trẻ mà cố quên đi những việc tiêu cực xảy ra trong cuộc đời. Từ khía cạnh này, Eguchi liên tưởng những người đẹp ngủ mê là hiện thân của thần tiên trong các truyền thuyết.

"Cô gái ngủ mê man như chết nhưng thời gian sinh tồn của nàng đâu có ngưng chảy, vậy nàng có giữ được thời gian đó không hay là nó chảy tuột vào một vực sâu không đáy? Nàng không phải là một búp bê sống, vì không thể có búp bê sống trên thế gian này; nàng được biến thành một đồ chơi sống, để các cụ già đã mất năng lực đàn ông không bị cảm thấy xấu hổ. Không, không phải một đồ chơi: đối với các cụ, nàng chính là cuộc sống. Một cuộc sống người ta có thể sờ mó được, một cách tự tin", Kawabata nhận định.

Trong một số tác phẩm, Kawabata thường lồng ghép quan điểm của mình để gợi nhớ cuộc sống mồ côi và những khó khăn thời trẻ tuổi trẻ. Đồng thời, nhà văn để lại nhiều khoảng trống để độc giả tự khám phá. Bằng sự khéo léo biến hóa ngôn từ, Kawabata dẫn dắt người đọc qua nhiều tình huống, tạo nên cảm nhận khác nhau khi đọc tác phẩm.

Tác phẩm được giới chuyên môn và nhiều độc giả đánh giá cao. Năm 1968, Người đẹp ngủ mê giúp Kawabata Yasunari trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học. Đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận xét: "Tác giả tôn vinh cái đẹp hư ảo, đồng thời khắc họa nỗi buồn hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và định mệnh con người".

Trên trang đánh giá sách Goodreads, độc giả Jim Fonseca viết: "Những dòng văn mở đầu câu chuyện góp phần che đậy nỗi khao khát và ký ức tình yêu trong quá khứ của nhân vật. Tác phẩm có chút kinh dị nhưng hấp dẫn, khắc sâu vào tâm trí tôi".

Nhà văn Kawabata Yasunari. Ảnh: Estate of Yousuf Karsh
Nhà văn Kawabata Yasunari. Ảnh: Estate of Yousuf Karsh

Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ra ở Osaka, mồ côi năm lên hai tuổi. Từ đó, ông và người chị ruột sống cùng ông bà ngoại và gia đình người dì. Qua thời gian, những sáng tác văn chương, tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata vẫn luôn hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu văn học khắp thế giới, do phản ánh nhiều phương diện văn hóa và đề cao tinh thần người Nhật. Nhiều tác phẩm của Kawabata từng xuất bản trong nước, gồm: Đẹp và buồnHồTiếng núiXứ tuyếtBồ công anh.

Theo Vnexpress

Đọc bài viết

Book trailer

Quán thiền trong Đường xưa mây trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Published

on

Đường xưa mây trắng là tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách kể về cuộc đời Đức Phật, mà ai đọc vào cũng cảm nhận được điều hay lẽ phải. Giáo lý nhà Phật được tác giả phân tích dễ hiểu, dễ nắm bắt.

Thầy Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, tại Huế). Ông là Thiền sư nổi tiếng người Việt Nam. Ông hiện là nhà sư có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo trên toàn thế giới. Không những là nhà tu hành, Thích Nhất Hạnh còn hiện diện là một nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu. Đến nay, ông đã viết được hơn 100 cuốn sách.

Hầu như tác phẩm nào của ông cũng gây được sự chú ý không chỉ ở những người theo Phật giáo, mà ở nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, tôn giáo khác. Tác phẩm Đường xưa mây trắng của Thầy Thích Nhất Hạnh có thể được coi như là một cuốn tiểu thuyết về cuộc đời Đức Phật, mà trong sách, tác giả gọi là Bụt. Bụt là phiên âm từ âm Buddha trong tiếng Phạn.

Quán thiền trong Đường xưa mây trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tác phẩm Đường xưa mây trắng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuộc đời Đức Phật được kể qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Svasti từng cúng dường cỏ bồ đề cho cho Đức Phật suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Đây có thể là góc nhìn khác lạ của tác giả so với nhiều người kể về Đức Phật.

Qua đôi mắt đứa trẻ, mọi sự vật, sự việc sẽ được kể chân thật, hồn nhiên, không có gì phải giấu diếm. Đức Phật hiện diện lên trước hết, không phải là một thần linh, mà là một con người giản dị, có cuộc sống và mơ ước như bao người. Mơ ước của Đức Phật là làm lợi cho muôn loài.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tác phẩm Đường xưa mây trắng được chia làm 81 chương, trong mỗi chương là những cảnh xưa, người xưa được hiện diện lên sống động. Giáo lý nhà Phật được nói dễ hiểu, gọn gàng. Những tập tục của người xuất gia xưa, hay cách quán thiền cũng được tác giả lồng ghép vào khéo léo.

Câu chuyện diễn ra tự nhiên, không có một gượng ép nào. Tác giả cho thấy sức tưởng tượng thiên tài của mình, người đọc có thể tưởng rằng, tác giả phải là người sống bên cạnh Đức Phật mới có thể viết tỉ mỉ, lý thú như vậy, nếu như không đọc tên người viết.

Tâm sự về cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết: “Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường xưa mây trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường xưa mây trắng với rất nhiều hạnh phúc.

Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá. Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ cho ba anh em ông Ca Diếp.

Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài, nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chắc là mình sẽ viết được chương đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công. Chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Ngài đã thành Phật rồi, Ngài đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình thì Ngài vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của các em.

Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công. Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh”.

Một trích dẫn hay trong tác phẩm Đường xưa mây trắng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đường xưa mây trắng được biết đến là cuốn sách đã bán được nhiều triệu bản, được dịch ra hơn 20 tiếng trên thế giới. Sau khi đọc được cuốn sách này, nhà tỉ phú Ấn Độ Bhupendra Kuman Modi đã quyết định tài trợ 120 triệu USD để các nhà làm sản xuất dựa theo Đường Xưa Mây Trắng dựng thành phim.

Qua cuốn sách Đường xưa mây trắng, thầy Thích Nhất Hạnh đã vẽ lại phần nào khung cảnh xưa: “Trong bóng me im mát vị khất sĩ Svastika đang thực tập phép quán niệm hơi thở. Chú ngồi trong tư thế hoa sen. Từ hơn một tiếng đồng hồ, chú đã ngồi thực tập như thế một cách chăm chú. Đó đây trong tu viện Trúc Lâm, hàng trăm vị khất sĩ cũng đang ngồi thực tập thiền quán, hoặc trong bóng tre, hoặc tron những chiếc am lá nhỏ đựng rải rác khắp nơi trong tu viện, xen lẫn giữa những bụi tre xanh tươi và khỏe mạnh”.

Đọc cuốn sách này, chúng ta học được nhiều điều hay của Đức Phật, đó là cách nói chuyện, cách hành động, cách lý giải cuộc sống. Và đặc biệt, là cách quán thiền, cách tĩnh tâm trước những biến động của đời người.

Theo báo Pháp luật

Đọc bài viết

Cafe sáng