Top sách hay

7 cuốn sách hay viết về nghề báo và người làm báo

Published

on

Ngày 21.06 năm nay kỉ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.06.1925 – 21.06.2021). Nhân dịp này, Bookish đề cử 7 cuốn sách chọn lọc viết về người làm báo và những nét độc đáo cùng gian truân trong nghề làm báo. Những cuốn sách dưới đây cũng sẽ cung cấp cho độc giả nhiều thông tin hữu dụng về lịch sử của báo chí và đường hướng phát triển của nhánh truyền thông này trong thời đại 4.0.

1. Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí

Báo chí đang khủng hoảng, mọi thứ đang xấu đi cho ngành báo chí trong thập niên gần đây. Giữa bối cảnh u ám đó, giới nhà báo cùng những người còn coi trọng báo chí chỉ biết tìm đến các hội thảo để than vãn và nguyền rủa vận mệnh đáng buồn của họ.

Hơn cả tin tức – Tương lai của báo chí là một nghiên cứu độc đáo, đôi khi có tính phê phán về báo chí đương đại, cả trên mạng lẫn ngoài mạng internet, và tìm thấy niềm hứng khởi cho một sự thấu hiểu hiệu quả và đầy khát vọng về nghề báo trong những ví dụ từ các bài báo và blog thế kỷ 21, đồng thời trong những hiểu biết chọn lọc về nghề báo thế kỷ 20 và các tác phẩm viết lách của Benjamin Franklin thế kỷ 18.

Cuốn sách này đưa ra quan điểm rằng chất lượng báo chí của thế kỷ 21 không chủ yếu nằm ở việc “các nhà báo kinh nghiệm đi đến các nơi,… phát hiện các nguồn tin, xác minh và tái xác minh dữ kiện”. Thay vào đó, chất lượng của hoạt động báo chí thực sự nằm trong điều mà tác giả gọi là “báo chí trí tuệ” – hoạt động báo chí làm tăng cường hiểu biết của chúng ta về thế giới.

2. 41 năm làm báo

41 năm làm báo không chỉ là câu chuyện đời chuyện nghề của một ký giả miền Nam lão thành mà cuộc đời gắn chặt cùng nhiều biến động của dân tộc, mỗi trang sách còn là một thước phim tài liệu sống động, đôi chỗ hài hước nhưng chân thực về cuộc đời viết sách, làm báo, làm chính trị của Hồ Hữu Tường và những đồng chí cùng thời với ông: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu – những con người thuộc một thế hệ trẻ trung, phóng khoáng, dấn thân, không chọn vinh thân phì gia mà coi cách mạng là con đường tất yếu của cuộc đời mình trong thời mất nước.

“…khi viết hồi ký nầy, tôi sẽ có dịp nhắc đến một số người, một số việc, một số cảnh vật, mà nếu tôi không nhắc đến, e sẽ bị chôn vùi trong lãng quên. Vậy thiên hồi ký nầy có thể kể là một chứng tích lịch sử, mà khi tôi nói đến “cái tôi”, ấy không phải vì mục đích muốn khoe mình, mà là muốn tài liệu nầy có tánh cách nhân chứng. Sử gia có thể lượm lặt trong thiên hồi ký nầy một ít tài liệu, về khoảng từ năm 1926 cho đến ngày nay. Ít nữa, công viết không hoài, đến nỗi tiếc sao đã phí phạm vô ích.”

3. Báo Quấc Ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Quyển sách là kết quả dày công nghiên cứu của tác giả về nền báo chí Nam bộ. Qua những bài báo xưa, ta sẽ có cái nhìn bao quát về xã hội Nam kỳ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm nước ta, về sự đổi thay từng ngày của miền đất này, cách người dân loay hoay kiếm sống trong tình hình mới, nạn cờ bạc, đề đóm gây hại thế nào,…

Hơn thế nữa, chúng ta cũng sẽ hiểu hơn những cuộc kháng chiến của nhân dân, về những người bị chính quyền thuộc địa coi là “giặc”, những cuộc nổi dậy có thể không lớn mạnh nhưng chưa bao giờ im tiếng.

4. Chuyện nghề báo, nhà báo Sài Gòn thuở ban đầu

Nghề báo cũng như bao nghề khác, cũng có đủ hỷ nộ ái ố. Chỉ có ở trong nghề mới thấu những đêm nằm trăn trở, những ngày lang thang hoặc ngồi ngó mông lung chỉ để tìm cho ra một đề tài thú vị, hấp dẫn. Trong cái vòng xoay ấy, nào ai có biết nỗi đau, nỗi khổ tâm của nhà báo. Nhà văn có thể “sống đời” với một cuốn sách hay nhưng nhà báo thì không. Một bài báo hay hôm nay thì ngày mai rất cần một bài báo hay hơn nữa. Nếu không có thì nhà báo ấy dễ bị rơi vào quên lãng. Càng buồn lòng hơn khi sách hay thì có thể tái bản, còn tin tức thì… không thể in lại!

Chuyện nghề báo, nhà báo Sài Gòn thuở ban đầu có thể xem như cuốn lịch sử về nghề báo nhưng không mang chất giáo khoa. Đây là cuốn sách mở đầu cho rất nhiều câu chuyện vui buồn của làng báo Sài Gòn. Tuy không dầy nhưng hy vọng nó cũng “mua vui được một vài trống canh”.

5. Sao lại cứ viết?

Cuốn sách này là tập hợp một sổ bài viết của Trần Văn Chánh (thường ký dưới bút danh Trần Khuyết Nghi, Xuân Huy…) đã đăng trên các báo, tạp chí trong nước, trong khoảng trên dưới 20 năm nay, liên quan đến hoạt động báo chí và xuất bản, một lĩnh vực vốn được cả nhân dân và các nhà đương cuộc coi là hết sức quan trọng với vai trò tác động của nó vào tiến trình cải cách xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới.

Ngoài mấy vấn đề chung như lương tâm – trách nhiệm của nhà báo, tầm quan trọng của tự do báo chí…, một số bài viết khác đã nói lên những ưu tư, trăn trở của tác giả về những nỗi khó khăn vướng bận khi vận dụng ngòi bút để đóng góp, trong điều kiện quản lý thực tế của ngành báo chí – xuất bản từ trước tới nay.

6. Đường vào phóng sự báo chí – Dễ đi thôi mà!

Trong các thể loại bài viết của báo chí, phóng sự luôn là một thách thức đáng gờm, không chỉ các cây bút mới vào nghề, mà ngay cả những phóng viên “cứng” cũng hơn một lần băn khoăn liệu bài phóng sự của mình đã đủ hay, đủ nóng để hấp dẫn người đọc chưa.

Nhưng Đường vào phóng sự báo chí của nhà báo Ngọc Trân dường như lại khiến vấn đề gai góc trên trở nên đơn giản. Cuốn sách nhỏ xinh, dày cho đến 200 trang được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM tái bản sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về phóng sự, cùng những cách viết bài sao cho hấp dẫn, mạch lạc.

Trong sách, nhà báo Ngọc Trân cũng khéo léo lồng ghép các đoạn trích hoặc nguyên bài từ các báo uy tín trong và ngoài nước để người đọc có thể thẩm thấu phần lý thuyết một cách dễ dàng. Đặc biệt, tác giả còn dành một chương để hệ thống hóa lại kiến thức ngữ pháp. Theo ông, trước khi viết hay, phải viết chuẩn xác cái đã.

7. Làm báo – Mực mài nước mắt

Nói đến Tác giả Lê Khắc Hoan, bạn đọc đã quen biết qua hàng ngàn tác phẩm báo chí Giáo dục xuất sắc trong thập niên 70 – 80 và cuốn sách Mái trường thân yêu nổi tiếng được tái bản vài chục lần với hàng triệu bản in suốt nửa thế kỷ qua. Làm báo – Mực mài nước mắt là cuốn sách rất đặc biệt và có lẽ là cuốn sách cuối cùng của ông.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”, cả cuộc đời duyên tơ với con chữ, với nghề báo nên đến khi tuổi ngoài 80, sức khỏe yếu ông vẫn cầm bút “rút ruột nhả tơ” như gửi gắm, truyền lửa cho các đồng nghiệp đang dấn thân hoặc sắp bước chân vào nghề báo. Với những trải nghiệm, đam mê và trách nhiệm qua hơn nửa thế kỷ miệt mài cầm bút cùng bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của nghề báo được ông khắc họa chân thực trong Làm báo – Mực mài nước mắt.

Hết.

Click to comment

Viết bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Radio sách

“Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba”: Tuyển tập sách hay nhất Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Published

on

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn truyền cảm hứng sống hạnh phúc cho mọi người. Hãy cùng Bookish điểm qua những tựa sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Những quyển sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng tha thứ để nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực. 

Thầy Thích Nhất Hạnh từng viết thế này: “Sự sống chân thật được làm bằng chất liệu của sự chết. Hạnh phúc chân thật được làm bằng chất liệu của khổ đau. Người nào trong chúng ta đã từng đau khổ thì đừng vì vậy mà buồn phiền. Những đau khổ đó chính là chất liệu cần thiết để chúng ta có thể tạo dựng ra hạnh phúc và giải thoát, như những người làm vườn biết sử dụng rác để làm phân, biến rác thành hoa. Những người chưa đau khổ thì khó thành công hơn những người đã từng đau khổ”.

Có lẽ, khi đọc xong những quyển sách này, bạn sẽ nhận ra, thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

1. Đường Xưa Mây Trắng

Tác phẩm Đường xưa mây trắng của Thầy Thích Nhất Hạnh có thể được coi như là một cuốn tiểu thuyết về cuộc đời Đức Phật, mà trong sách, tác giả gọi là Bụt. Bụt là phiên âm từ âm Buddha trong tiếng Phạn. Cuộc đời Đức Phật được kể qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Svasti từng cúng dường cỏ bồ đề cho cho Đức Phật suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Đây có thể là góc nhìn khác lạ của tác giả so với nhiều người kể về Đức Phật.

Qua đôi mắt đứa trẻ, mọi sự vật, sự việc sẽ được kể chân thật, hồn nhiên, không có gì phải giấu diếm. Đức Phật hiện diện lên trước hết, không phải là một thần linh, mà là một con người giản dị, có cuộc sống và mơ ước như bao người. Mơ ước của Đức Phật là làm lợi cho muôn loài.

Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông Nguyên thủy cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng. Sách Đường Xưa Mây Trắng - Theo Gót Chân Bụt (thiền sư Thích Nhất Hạnh, Phương Nam Book) đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.

2. Thả một bè lau

Trong Thả một bè lau, thiền sư Thích Nhất Hạnh có đoạn viết thế này: ‘Chữ tài liền với chữ tai một vần’ là một câu chơi chữ rất khéo. Và mầm mống của những tai nạn, khổ đau kia đến từ đầu? Cụ Nguyễn Du nói đừng đổ lỗi cho ai hết. ‘Ðã mang lấy nghiệp vào thân’: khi mình đã có những tham, giận, kiêu căng trong người rồi, thì: ‘Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa’: đừng đổ lỗi cho ai hế, đừng trách trời.

Tại sao mình đau khổ? Mình nói: tại trời, tại xã hội, tại người này, người kia... Kỳ thực mình chịu trách nhiệm lớn về những đau khổ của mình. Vì vậy mình phải quay về tu sửa tâm mình, vun bồi gốc rễ của cái thiện trong tâm mình. Ðó là vấn đề tu tâm (citta bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của cái thiện.

Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài: một người có tâm lành, biết tu học thì sẽ có hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác nhiều hơn (bằng ba) những người có tài mà không có tâm lành…

Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều. 

Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc, gian truân của mình ra đọc Truyện Kiều, chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc Truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu. Nhìn như vậy trong khi đọc lại Truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới.

Tác giả Thích Nhất Hạnh chia sẻ: “Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương ở Việt Nam và đã dạy truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ, tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách là một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỹ, nhìn bằng sự khám phá, của thiền quán mọi sự kiện qua những nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại, và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới…”

3. Bước tới thảnh thơi

Bước tới thảnh thơi truyền tải những lời dạy cốt lõi của Đức Phật, vì vậy, những trang sách có thể chạm đến trái tim của từng độc giả. Với hơn 200 trang sách, nội dung sách Bước tới thảnh thơi gồm 3 phần chính: Các bài thi kệ, 10 giới Luật, 39 uy nghi mà những sa di cần tuân thủ, gìn giữ để đạt được sự tiến bộ tinh thần trong sự nghiệp tu học của mình. Các bài thi kệ hỗ trợ sa di trong việc thực hành chánh niệm trong từng giây, từng phút, chú tâm vào từng khoảnh khắc sống trong hiện tại. 

Thầy Thích Nhất Hạnh có đưa vào sách Bước tới thảnh thơi bài thi kệ đánh răng rất đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ như sau:

“Đánh răng và súc miệng

Cho sạch nghiệp nói năng

Miệng thơm lời chánh ngữ 

Hoa nở tự vườn tâm”.

Bước tới thảnh thơi của thiền sư Thích Nhất Hạnh phù hợp với những người tu học, tuy nhiên, những người ngoại đạo hay bất kỳ độc giả nào muốn trau dồi một cuộc sống phạm hạnh hơn thì đều có thể tiếp cận và chọn lọc những bài thi kệ, giới luật trong quyển sách. Từ đó, bạn đọc có thể gạn lọc bỏ những phiền muộn, tham sân si và sống cuộc đời bình an hơn. Những trang viết nhẹ nhàng, khi đọc xong quyển sách, độc giả như tắm trên dòng sông mát dịu của sự thanh tĩnh, bình yên và hạnh phúc. Những bài thi kệ và giới luật trong quyển sách đóng vai trò như những lời khuyên chân thành từ một người thầy từ bi và bạn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của mình.  

4. Hạnh phúc mộng và thực

Hạnh phúc là gì? Tại sao những ý niệm của bạn về hạnh phúc lại lắm khi giam hãm bạn trong cực cùng khổ luỵ? Tại sao hạnh phúc lại quá đỗi mong manh? Có thứ hạnh phúc nào bền vững, an ổn và không tiềm ẩn những hệ lụy? Hạnh phúc đích thực là gì? Làm thế nào để có thể đạt được hạnh phúc đích thực ngay trong hiện tại? Với Hạnh phúc mộng và thực, thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tặng cho bạn những gợi ý thú vị để bạn có thể khám phá một cách tường tận diện mạo đích thực của hạnh phúc.

Trong Hạnh phúc mộng và thực, thiền sư Thích Nhất Hạnh có đoạn viết thế này: 

“Thở vào, thở ra,

Là hoa tươi mát,

Là núi vững vàng,

Nước tĩnh lặng chiếu,

Không gian thênh thang.

Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra. Thở vào tôi thấy là hoa, thở ra tôi thấy tôi tươi mát, thở vào tôi thấy tôi là núi, thở ra tôi thấy tôi vững vàng, thở vào tôi thấy tôi là nước tĩnh…”. 

5. Hơi thở nuôi dưỡng, hơi thở trị liệu

Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một kinh thiền tập căn bản của đạo Bụt. Đó là một bản đồ tu tập mầu nhiệm mà Bụt đã khám phá và cống hiến cho chúng ta. Người nào có được bản đồ này trên tay, chắc chắn sẽ không bị lạc đường. Những chỉ dẫn của kinh Quán Niệm Hơi Thở được trình bày trong cuốn sách này rất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thiết thực. Đó là cả một kho tàng tuệ giác hết sức thâm sâu. Tiếp xúc được với nguồn tuệ giác ấy thì tất cả những nỗi khổ niềm đau trong ta đều tan biến, hạnh phúc và tự do liền có mặt.

Mời các bạn hãy cùng lên đường cho một cuộc trở về. Trở về với hơi thở ý thức để tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm trong ta và quanh ta. Hãy để cho thân tâm ta được chữa trị, cho những tế bào của cơ thể ta được nuôi dưỡng và chăm sóc bằng chính khả năng phục hồi và trị liệu của tự thân.

6. Giận

Khi đọc Giận, người đọc như đang trao đổi với chính nội tâm của mình. Bởi sân hận không phải bắt đầu từ một mối quan hệ sứt mẻ hay thái độ, hành động của người khác khiến chúng ta không hài lòng. Sân hận là bản ngã, là cảm xúc luôn luôn lưu hành trong mỗi con người dù người đó có duy trì mối giao thiệp giữa người với người hay không. Giận là cảm xúc cá nhân, chúng chỉ xuất hiện khi chúng ta cho phép chúng xuất hiện. Cũng từ đó, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã chứng minh, con người có thể làm chủ cơn giận, biến cơn giận thành hành động tích cực.

Qua góc nhìn của một người con của Phật, Thích Nhất Hạnh đã mở ra một thế giới quan mới cho người đọc. Qua đó giúp mỗi người tự nhìn nhận cơn giận của mình, hóa giải cơn giận của mình từ những điều đơn giản nhất. Bằng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy thâm thúy, Giận sẽ là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta mỗi khi đi “trật đường ray cảm xúc” trong quãng đời này. Chắc chắn Giận sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời trên con đường nuôi dưỡng tâm hồn và rèn luyện bản thân của mỗi người.

Giận – một cuốn sách với tiêu đề chỉ gói gọn trong một chữ nhưng lại mở ra cho người đọc muôn vàn sự hiểu biết về cơn giận, từ khởi nguồn của cơn giận trong mỗi con người cho đến cách làm sao để chúng ta tháo gỡ được nó và sống đẹp với xã hội xung quanh mình.

7. Phép lạ của sự tỉnh thức

Phép lạ của sự tỉnh thức là những phương pháp nhiệm mầu thực tập thiền quán trong đời sống hàng ngày. Đọc sách, chúng ta cảm nhận được từng sát na hạnh phúc trong cuộc sống. Từ một bác sĩ, một người công nhân, một thợ may, một người thợ tiện, một bà nội trợ đến một kỹ sư... Tất cả những công việc thường nhật đó bỗng trở nên phép lạ khi thắp lên ánh sáng chánh niệm.

Sách đã dịch ra gần 30 thứ tiếng trên thế giới, được mọi độc giả, mọi thành phần trong xã hội nhiệt liệt hoan nghênh. Có thể thấy rằng đây không chỉ là một cuốn sách mà là những chia sẻ kinh nghiệm nếp sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, là bài học căn bản thực tập thiền quán của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Từ ngày 01.03 đến 31/3/2024, tại Nhà Sách Phương Nam sẽ diễn ra hội sách tháng Ba, chủ đề “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” với nhiều ưu đãi và chương trình hấp dẫn. Cụ thể, những tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ sẽ được giảm giá từ 10% đến 50% trên toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.com.

Rất nhiều tựa sách nổi bật và mới ra mắt sẽ được giảm giá từ 10% để bạn đọc tha hồ rinh về nhà nhâm nhi. Đặc biệt, nhiều tựa sách hay của Phương Nam Book và NXB Trẻ với giá ưu đãi từ 10 – 50%.Các bạn tranh thủ cơ hội này để sở hữu những cuốn sách hay mà bạn chờ đợi bấy lâu nay. Những tựa sách hồi ký – bút ký, chân dung nhân vật, biên khảo thú vị tái xuất ở hội sách như: tuyển tập Sài Gòn Chuyện đời của phố (nhà báo Phạm Công Luận), combo sách hay của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, những tựa sách thiếu nhi nổi bật của nhà văn Phương Huyền, sách Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (Sách đạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2023)…

Các bạn tranh thủ săn sale sớm các tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ, đồng thời, bạn tham gia chương trình để nhận vô vàn mã giảm giá lên đến 50k, nhận quà ngẫu nhiên khi mua sách và cùng rất rất nhiều chương trình ưu đãi “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” siêu hấp dẫn: 

  • Đặc biệt mức giảm áp dụng luôn cho tất cả các thể loại hot, bán chạy, sách mới,…
  • Mã giảm giá đến 50k khi mua online tại www.nhasachphuongnam.com
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 350k tại nhasachphuongnam.com
  • Vòng quay trúng thưởng các e-voucher 100% khi mua tại hệ thống Nhà sách Phương Nam.
  • Chương trình áp dụng toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam trên toàn quốc.
  • Thời gian diễn ra chương trình: Từ 01.03 – 31.03.2024.
Đọc bài viết

Radio sách

“Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba”: 7 tác phẩm sống xanh hay nhất năm 2024

Published

on

Khi bạn biết rằng cây cũng biết đau, cũng có ký ức, và cây ba mẹ sống cùng con cái, thì bạn không còn có thể chặt chúng và phá vỡ cuộc sống của chúng bằng những cỗ máy to lớn nữa!

Top 7 tác phẩm xứng đáng theo vào tủ sách sống xanh hay nhất năm 2024 do Phương Nam Book phát hành, thôi thúc chúng ta suy ngẫm lại những gì đã được coi là hiển nhiên, khuyến khích chúng ta dùng tri kiến mỗi lần tiếp xúc với thiên nhiên, dùng sự tử tế để đối đãi với cây cối, xây dựng một mối quan hệ mà trong đó, các bên đều có lợi.

Mỗi quyển sách sống xanh là một tác phẩm hay, ngoài việc cung cấp cho người đọc những kiến thức về khía cạnh sinh học của cây, mà còn đánh thức sự đồng cảm của mỗi chúng ta, chưa bao giờ chúng ta thấy bản thân con người và cây cối lại có nhiều điểm tương đồng với nhau như thế.

Khát khao cây cỏ I Michael Pollan

Dưới ngòi bút cô đọng, trang nhã của Michael Pollan, quyển sách Khát khao cây cỏ (Phương Nam Book, NXB Thế Giới) đã trình bày các kiến thức khoa học chuyên sâu và những tham khảo đa ngành sống động. Tất cả đều góp phần soi sáng quan điểm cốt lõi của ông, đó là con người và thiên nhiên luôn với gắn nhau trong sự tiến hóa chung của dòng chảy lịch sử tự nhiên. 


Tác phẩm Khát khao cây cỏ mang tầm nhìn bao quát, nêu bật quá trình đồng tiến hóa của chúng ta đã len lỏi vào thiên nhiên. Bốn ham muốn của con người đó là vị ngọt trong câu chuyện về cây táo, yêu cái đẹp thể hiện qua hoa tulip, ham muốn sự say sưa (thoát tục) ẩn chứa trong cây cần sa, khả năng kiểm soát qua cây khoai tây. Đọc những lời văn của Michael Pollan, bạn sẽ cảm nhận rằng, cây cối không chỉ là giống loài của rừng rậm hoang sơ, nó còn gần gũi, điều khiển xúc cảm của con người. 

Tác giả Michael Pollan. Ảnh: azcentral

Đọc chậm rãi những trang viết của Michael Pollan, bạn tự khắc nhận ra rằng, cây cối cũng có đặc điểm tự chữa lành. Mỗi chiếc lá héo tàn rụng đi thì cũng là lúc một chiếc lá mới tiếp tục đâm chồi. Vòng đời sự sống của cây cối cứ thế tiếp diễn. Để từ đây, chúng ta học được bài học về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để tồn tại, phát triển. Và còn nhiều điều để học hỏi từ những người anh em lớn của mình, từ cây cối, rừng rậm, côn trùng, muôn thú và trên hết là từ Đất Mẹ của chúng ta.

Khúc hát của cây I David George Haskell

David George Haskell là giáo sư đại học chuyên ngành sinh vật học và môi trường tại Tennessee, Mỹ. Là một nhà sinh vật học nhưng có tâm hồn nghệ sĩ, ông đã dung hòa hai phẩm tính đó trong những tác phẩm viết về thực vật. Độc giả có thể nhận ra điều này trong tác phẩm Khúc hát của cây – Câu chuyện về sự kết nối tuyệt vời của tự nhiên.

Cây cối không chỉ là giống loài của rừng rậm hoang sơ, nó còn gần gũi với loài người bằng cuộc hóa thân thành những đồ vật thiết yếu. Gỗ từ một thân cây nơi rừng sâu được lấy làm đàn. Bàn tay người nghệ sĩ đã quyện bản đàn của thiên nhiên và tâm hồn của mình để trình tấu những khúc nhạc cho những ai không nghe ra khúc hát của cây. 

Do đó mà David George Haskell kết luận: “Chúng ta không thể đứng ngoài lề bản nhạc cuộc sống. Âm nhạc này làm nên chúng ta, đó là bản chất của chúng ta […]. Đạo đức con người phải là một loại bổn phận, thứ mệnh lệnh khiến cho mọi thứ trở nên cấp bách hơn”. 

Niên lịch miền gió cát I Aldo Leopold

Sách Niên lịch miền gió cát là ghi chép của Aldo Leopold - nhà sinh thái học hoang dã - về các con người tôn trọng thiên nhiên. Sách gồm ba phần. Phần một là quan sát sinh vật thay đổi theo từng tháng tại trang trại ở Wisconsin. Phần hai là ghi chép hành trình khám phá đời sống hoang dã của ông trong 40 năm. Phần cuối là nhận định về việc bảo tồn thiên nhiên.

Thông qua thể văn xuôi đậm chất hóm hỉnh kết hợp yếu tố lịch sử, khoa học, Leopold truyền tải ý nghĩa về mối liên hệ giữa con người với môi trường, hy vọng độc giả yêu, tôn trọng thiên nhiên. Ông đề ra đạo đức môi trường tự nhiên (land ethic): “Một hành động là đúng đắn là khi hướng tới bảo tồn tính toàn vẹn, ổn định của cộng đồng sinh vật”. 

Leopold viết trong Niên lịch miền gió cát rằng: “Con người sẽ có ý thức bảo tồn khi tiếp xúc, hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên”. Khi sống gần các sinh, thực vật, mỗi người sẽ hình thành đạo đức - cơ chế tự kiểm duyệt trước khi hành động tổn hại môi trường. Con người cần khám phá, kết nối với tự nhiên để có lòng yêu thương, quan tâm thế giới tạo hóa ban tặng.

Mùa xuân vắng lặng I Rachel Carson

Cuốn sách Mùa xuân vắng lặng của nhà sinh học, tác giả Rachel Carson, là lời cảnh tỉnh cho con người trước hiểm họa ô nhiễm hóa chất và nâng cao nhận thức xã hội về mối nguy hại từ thuốc trừ sâu.

Trong quá trình viết, Rachel Carson liên hệ với nhiều nhà khoa học để làm rõ tác hại của DDT để đưa ra những bằng chứng thuyết phục. Cách DDT thâm nhập vào chuỗi thức ăn và tích tụ trong mỡ động vật, bao gồm cả con người, sẽ gây ra các tổn hại di truyền và bệnh tật như ung thư.

Các loài chim gánh hậu quả nặng nề, đặc biệt là đại bàng đầu trắng, biểu tượng của nước Mỹ, vì thuốc DDT làm vỏ trứng trở nên mỏng hơn. Tựa đề Mùa xuân vắng lặng xuất phát từ những mô tả về viễn cảnh khi mọi loài chim hót trong mùa xuân đều biến mất vì DDT. Đó là một ẩn dụ về cách con người có thể hủy hoại môi trường.

Người trồng rừng I Jean Giono

Người trồng rừng (tác giả Jean Giono), xuất bản năm 1953, là câu chuyện dành cho thiếu nhi song mang sức nặng vượt thời gian. Quyển sách “tiên tri” về tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hiện nay cùng lời kêu gọi chưa bao giờ là cũ: hãy chung tay cứu lấy môi trường. Câu chuyện sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và gây được phong trào tái tạo rừng mạnh mẽ ở khắp nơi.

Chỉ dưới 4.000 chữ, sách kể câu chuyện về những nỗ lực đơn độc của người chăn cừu nhằm tái tạo lại một khu vực hoang vắng ở chân núi Alps trong nửa đầu thế kỷ 20. Câu chuyện của người chăn cừu trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và kéo dài nửa thế kỷ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Mặc cho những hỗn loạn của cuộc chiến, người đàn ông chăn cừu Elzéard Bouffier lặng lẽ gieo trồng hạt giống mỗi ngày trên vùng đất cằn cỗi ở chân núi Alps. Ông âm thầm trồng cây ngày này qua ngày khác mà không mưu cầu được ghi công hay đền đáp. Để rồi nhiều năm sau trở về, vùng đất “chỉ thấy có sa mạc” trở thành một khu rừng với cây cối xum xuê, suối chảy trở lại, đồng cỏ cũng bắt đầu xuất hiện, và quan trọng nhất, người ta bắt đầu thấy được sự sống hiện diện trên mảnh đất.

Jean Giono (1895-1970) được tôn vinh là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của văn học Pháp thế kỷ 20. Ông là tác giả của hơn 30 cuốn tiểu thuyết, một số truyện ngắn, tiểu luận, thơ ca, kịch bản phim và kịch. Trong một cuộc phỏng vấn trước khi ông qua đời, ông cho biết : “Quyển sách không mang lại cho tôi một xu nào, và đó là lý do nó hoàn thành sứ mệnh khi tồn tại."

Jean Giono từ chối nhận tiền bản quyền cho câu chuyện, ông giải thích rằng mục đích của ông khi viết Người trồng rừng là khuyến khích mọi người yêu cây và tạo cảm hứng trồng cây. Trong những năm cuối đời, Giono được vinh danh với giải thưởng văn học Prince Rainier of Monaco năm 1953, trao cho những thành tựu cả đời của ông.

Khu rừng trong chai I Huỳnh Trọng Khang

Khu rừng trong chai kể về hành trình phiêu lưu của An An từ khi nhận được hạt giống lạ. Mang theo giấc mơ về cây đậu thần khổng lồ, An An gieo hạt vào một cái chai thủy tinh. Trong thế giới bao bọc khép kín, hạt giống lặng lẽ nảy mầm, sinh sôi tạo nên cả khu rừng. Thế rồi gần cả thế kỷ trôi qua, khu rừng trong chai dần rơi vào quên lãng, màu xanh của cây cỏ cũng dần mất đi, giờ đây chỉ còn trơ trọi những tòa nhà chọc trời, khói bụi độc hại. Trái đất chìm trong biển nước ngập mặn, liệu con người sẽ tiếp tục tồn tại như thế nào? Và liệu khu rừng năm xưa trong chiếc chai nhỏ bé sẽ xảy ra điều gì kì diệu?

“Khu rừng trong chai” sẽ giúp trẻ nhỏ bảo vệ môi trường. Ảnh: NXB

Dạo bước đến Khu rừng trong chai cùng An An, độc giả không chỉ có thể khám phá vẻ đẹp muôn màu, mà còn là sức sống mãnh liệt của tự nhiên, dù bị giam hãm, lãng quên hay hủy hoại đến thế nào vẫn kiên cường gieo mầm hy vọng cho hành tinh xanh mãi.

Khu rừng trong chai được viết với kết cấu vòng tròn, thể hiện sự quay ngược thời gian về mặt ý niệm mang lại nhiều cảm xúc: trẻ thơ trở thành người lớn; và rồi, người lớn quay về thời thơ trẻ, như được sống lại lần nữa với hạt giống trong tay, quên đi bộn bề, hòa vào thiên nhiên. Bên cạnh việc xây dựng nội dung, nhà văn Huỳnh Trọng Khang và họa sĩ Nguyễn Nhân còn có ý tưởng rất tốt trong việc xây dựng tính điện ảnh cho truyện.

Những thiên thần của người gác rừng I Phương Huyền

Những thiên thần của người gác rừng là câu chuyện thiếu nhi chứa nhiều thông điệp về tình yêu thương, bảo vệ môi trường. Tác phẩm xoay quanh chuyến nghỉ hè nơi miền quê của cô bé Mi cùng các người bạn thú nhồi bông - Mèo Cà Chua và Bọt Biển. Ở lần dạo chơi ở bìa rừng, cả ba lạc bước đến một thế giới cổ tích kỳ lạ, nơi có những thiên thần bảo vệ rừng, rừng kẹo đủ màu, dòng sông si rô dâu, cỏ cây, hoa lá, chim muông đều biết nói và hát rất hay. 

Song chuyến phiêu lưu sau đó đưa nhóm bạn đến một nơi khác lạ: khu rừng chết chóc, dòng sông bẩn thỉu đầy rác, đàn cá không còn cất tiếng hát... Hình ảnh tương phản về khu rừng bí mật kỳ diệu và khu rừng bị ô nhiễm nặng nề trên thực tế khiến các nhân vật dần hiểu ra con người đã tàn phá thiên nhiên thế nào.

Những thiên thần của người gác rừng được tác giả Phương Huyền lấy cảm hứng từ chính con gái của mình, khi cô quan sát con trong sinh hoạt thường nhật, nhìn con trò chuyện với thú bông. Con gái nữ nhà văn trở thành “người bạn đồng sáng tạo” với mẹ. Phương Huyền chia sẻ: “Chúng tôi có những lúc làm việc cùng nhau khi con trong vai trò người biên tập. Tôi đọc, con sửa; tôi kể, con góp ý; tôi bí, con khơi nguồn... Cuốn sách này được hình thành như thế, bằng tất cả tình yêu tôi dành cho con, cho những cô, cậu bé trên cuộc đời”.

Từ ngày 01/03/2024 đến 31/3/2024, tại Nhà Sách Phương Nam sẽ diễn ra hội sách tháng Ba, chủ đề “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” với nhiều ưu đãi và chương trình hấp dẫn. Cụ thể, những tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ sẽ được giảm giá từ 10% đến 50% trên toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.com.

“Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba”, Nhà Sách Phương Nam ưu đãi cực sốc lên đến 50%

Rất nhiều tựa sách nổi bật và mới ra mắt sẽ được giảm giá từ 10% để bạn đọc tha hồ rinh về nhà nhâm nhi. Đặc biệt, nhiều tựa sách hay của Phương Nam Book và NXB Trẻ với giá ưu đãi từ 10 – 50%. Các bạn tranh thủ cơ hội này để sở hữu những cuốn sách hay mà bạn chờ đợi bấy lâu nay. Những tựa sách hồi ký – bút ký, chân dung nhân vật, biên khảo thú vị tái xuất ở hội sách như: tuyển tập Sài Gòn Chuyện đời của phố (nhà báo Phạm Công Luận), combo sách hay của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, những tựa sách thiếu nhi nổi bật của nhà văn Phương Huyền, sách Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (Sách đạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2023)…


Các bạn tranh thủ săn sale sớm các tựa sách Phương Nam Book và NXB Trẻ, đồng thời, bạn tham gia chương trình để nhận vô vàn mã giảm giá lên đến 50k, nhận quà ngẫu nhiên khi mua sách và cùng rất rất nhiều chương trình ưu đãi “Together We Read – Đọc Sách Tháng Ba” siêu hấp dẫn: 

  • Đặc biệt mức giảm áp dụng luôn cho tất cả các thể loại hot, bán chạy, sách mới,…
  • Mã giảm giá đến 50k khi mua online tại www.nhasachphuongnam.com
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 350k tại nhasachphuongnam.com
  • Vòng quay trúng thưởng các e-voucher 100% khi mua tại hệ thống Nhà sách Phương Nam.
  • Chương trình áp dụng toàn hệ thống Nhà Sách Phương Nam trên toàn quốc.
  • Thời gian diễn ra chương trình: Từ 01.03.2024 – 31.03.2024.
Đọc bài viết

Phía sau trang sách

Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán

Published

on

Chúng ta thường nghĩ truyện Kiều là truyện của một người khác và chúng ta chỉ là khán giả, không có liên can gì. Nhưng khi viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sống trong da thịt của nhân vật Kiều, đã trở thành với Kiều, cụ đã nói được tâm sự của chính mình.

Cô Kiều trong truyện đã phải bắt buộc làm gái giang hồ. Là một nhà Nho, một mẫu mực đạo đức thời xưa ở Việt Nam, vậy mà có khi cụ Nguyễn Du cũng có cảm tưởng mình là một cô gái giang hồ. Cụ làm quan với triều Lê. Sau khi nhà Lê mất, cụ bị nhà Nguyễn gọi ra làm quan. Không từ chối được, cụ phải ra làm quan cho triều Nguyễn. Theo quan niệm của Nho giáo ngày xưa, một người thần tử trung thành không bao giờ thờ hai vua (‘trung thần bất sự nhị quân.’). Trong khi viết truyện Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du viết truyện của chính mình. Cụ muốn gửi tấc lòng mình vào thiên cổ chứ không phải vì ngồi không, cao hứng nhất thời mà viết ra một tác phẩm chữ Nôm.

Bìa sách Thả một bè lau, thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.

Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể học được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển.


Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. (Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều.). Kiều dã trải qua rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đi qua tất cả những chuyện lên voi xuống chó của một con người. Thúy Kiều có khi là học trò, làm vợ của một người có quyền thế gần như vua (Từ Hải), làm đầy tớ, làm người yêu, làm vợ lẽ và làm một người con gái phong sương… Kiều cũng từng làm sư cô. Mỗi chúng ta ít nhất đã có một giai đoạn giống như giai đoạn Thúy Kiều. Nhìn vào đời Thúy Kiều, ta phải nhìn như một toàn thể mà đừng nhìn từng khoảng ngắn.


Chúng ta phải có con mắt trạch pháp, tức là con mắt có khả năng nhận xét và phân biệt. Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp. Cụ tin vào thuyết tài mệnh tương đố (tài năng và số mệnh chống trái nhau). Chúng ta sẽ từ từ xét coi tại sao cụ tin vào thuyết này và thuyết này có đúng hay không. Nếu đúng thì đúng bao nhiều phần trăm. Không phải vì cụ nói ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ mà chúng ta tin ngay vào sự tương phản, chống trái của tài mệnh. Có những người có tài nhưng không bị tai nạn, vì họ có tu, có chánh niệm và sự khiêm nhượng. Tai nạn sẽ không xảy tới với họ, hay ít nhất, không xảy tới cho họ nhiều như cho những người quá cậy vào tài năng của mình mà xem thường người khác.


Dựa theo truyện Phong Tình Lục của Trung Hoa để viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã biến tập tiểu thuyết tầm thường này thành một tác phẩm văn chương phong phú và sâu sắc. Một lần nữa, chúng ta thấy cốt tủy của một tác phẩm có giá trị không phải là cốt truyện mà là văn chương và tư tưởng.

Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương Việt Nam và đã dạy truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ. Tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới.


Khi đọc truyện Kiều, ta không nên ngại về từ ngữ và điển tích. Các bản truyện Kiều đều có chú giải. Có tài liệu là ta có thể hiểu được hết các điển tích và từ cổ. Điều quan trọng là chúng ta đọc với tâm trạng quán chiếu, tìm thấy tâm lý của tác giả và tìm thấy lòng mình.

Làng Mai khóa tu mùa Xuân 1992 - Phần Thay lời tựa - Trích sách Thả một bè lau I Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đọc bài viết

Cafe sáng