Cafe sáng

Giao lưu – ra mắt sách “Chuyện xứ Dran xưa” tại Phương Nam Book City Saigon Center

Published

on

Sáng thứ Bảy ngày 3.10.2020 tới, tại Phương Nam Book City Saigon Center sẽ diễn ra buổi giao lưu – ra mắt sách Chuyện xứ Dran xưa cùng tác giả Lâm Trung Châu. Đây là cơ hội để quý độc giả cùng nghe tác giả kể những câu chuyện thú vị xoay quanh quyển sách, về xứ Dran cũng như những con người xứ Dran xưa.

  • Thời gian: 10:00 thứ Bảy, ngày 03.10.2020
  • Địa điểm: Phương Nam Book City Saigon Center – 212 Nguyễn Trãi, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
  • Vé vào cổng tham dự tự do

Về Chuyện xứ Dran xưa

Dran – “thủ phủ” của Đơn Dương, cái tên còn khá xa lạ với nhiều người so với Đà Lạt hay Bảo Lộc, nhưng với những người con Dran/ Đơn Dương thì mảnh đất nhỏ bé hoang sơ nằm ở lưng chừng đèo này chính là nơi để tự hào và nhớ về. Chuyện xứ Dran xưa miên man theo dòng hồi ức của một “ông già” hóm hỉnh đi vào miền sương khói hoang vu của một thời quá vãng.

Trong dòng chảy hoài niệm ấy, Dran hiện ra mơ màng, sống động. Lâm Trung Châu với hết đời người gắn bó với vùng đất này để dắt tay người đọc qua thăng trầm của lịch sử, qua những gương mặt người, qua biến động thời cuộc.

Để rồi đằng sau những trang viết hóm hỉnh đầy ắp kỷ niệm của tác giả, là biết bao tâm tình trao gửi đến những thế hệ trẻ Dran hôm nay, là chút tình hoài hương nhắn với những người con xa xứ, hay khơi dậy cảm hứng về một vùng đất quyến rũ cho những ai ít nhiều đã nghe tên nhưng chưa một lần ghé đến.

Gói gọn trong tập sách, tác giả Lâm Trung Châu với hết đời người gắn bó với quê hương xứ sở, đã dắt tay người đọc đến với một Dran hiền hòa, đã qua biết bao thăng trầm, biến động thời cuộc.

Những điều thú vị xoay quanh quyển sách

Khi tập sách này được in ra thì tác giả đã bước sang tuổi 83.

Những bài viết trong tập này được viết rải rác trong khoảng mười năm, chủ yếu đăng tại diễn đàn Danhim.net.

“Nếu bạn nghĩ Dran chỉ là một nhúm ba khu phố lèo tèo thêm chín thôn lân cận thì đó là một nhầm lẫn lớn. Dran xưa thuộc vùng đất Hoàng Triều cương Thổ (Domaine de la Couronne). Người ở nơi khác đến phải có người địa phương bảo lãnh, còn người ở Dran muốn đi xa phải xin giấy “Laissez-Passer” (giấy thông hành). Dran xưa rộng lắm.” – tác giả chia sẻ. 

Điểm qua sự kiện giao lưu ra mắt sách Chuyện xứ Dran xưa cùng tác giả Lâm Trung Châu

Buổi giao lưu – ra mắt sách Chuyện xứ Dran xưa cùng tác giả Lâm Trung Châu đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không gian thân tình, ấm cúng ở Phương Nam Book City Saigon Center.

Góp mặt trong buổi giao lưu là hơn 50 con người yêu Dran và dành cho quyển sách của tác giả Lâm Trung Châu một tình cảm đặc biệt. Đó là gia đình, bạn bè, là những học trò cũ của tác giả, cùng sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Dran xinh đẹp nhưng khiêm nhường; đó còn là những bạn đọc ở xa, yêu Dran qua những trang sách và mong mỏi được một lần đặt chân đến thăm nơi đây.

Xuyên suốt buổi giao lưu, mỗi trang sách được lật mở là mỗi câu chuyện được kể. Xứ Dran hiện lên không còn mờ nhòe trong lớp màng kí ức mà trở nên chân thực, sống động qua những lời chia sẻ chân tình không chỉ cùa tác giả Lâm Trung Châu mà còn của các vị khách mời, những người đồng hương Đơn Dương luôn dành cho xứ sở này thứ tình cảm đặc biệt dù viễn xứ đã lâu.

Song song với ôn lại kỉ niệm về Dran xưa, tác giả hướng đến những câu chuyện xứ Dran ở hiện tại cùng với những người Dran nay. Kết thúc buổi trò chuyện là tâm ý của thầy Lâm Trung Châu về đường hướng xứ Dran trong tương lai: phát triển được nhiều người biết đến song giữ nguyên những giá trị thuần khiết, cốt cách bao đời nay mà Dran vẫn có.

Đại diện Phương Nam Book trao bó hoa gửi tặng tác giả Lâm Trung Châu.
3 thế hệ gia đình chia sẻ chung tình cảm dành cho xứ Dran và quyển sách Chuyện xứ Dran xưa của tác giả Lâm Trung Châu.

Sau buổi giao lưu, tác giả Lâm Trung Châu nán lại chụp ảnh lưu niệm, kí tặng cho những độc giả yêu mến. Sự kiện kết thúc trong không khí thân mật, ấm cúng như gia đình tại Phương Nam Book City Saigon Center.

*

Về Chuyện xứ Dran xưa



Cafe sáng

Sự kiện Tháng 3: Khám phá Truyện tranh ehon Nhật Bản

Published

on

By

Chiều ngày 25.03.2023 vừa qua, công ty TNHH More Production Việt Nam đồng hành cùng hệ thống nhà sách Phương Nam tổ chức buổi workshop “MOGU VÀ BÉ – workshop giới thiệu và hướng dẫn đọc tranh truyện Ehon Nhật Bản”. Workshop nằm trong chuỗi sự kiện chuỗi sự kiện phát triển văn hóa đọc năm 2023 với chủ đề “Phố sách cuối tuần”.

Với 8 năm kinh nghiệm, thực hiện hàng trăm buổi đọc sách, mọt sách Mogu sẽ mang đến cho độc giả nhỏ tuổi những trải nghiệm thú vị qua những trang sách Ehon. Đồng thời lan tỏa văn hóa đọc sách, nuôi dưỡng niềm yêu thích sách cho trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời.  

Song song với đó, quý vị phụ huynh khi tham gia workshop sẽ được chia sẻ về cách chọn sách, cách đọc và tương tác để có thể cùng con khám phá những trang sách Ehon Nhật Bản.

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản

Truyện tranh Ehon đã dần khẳng định được vị thế và được mệnh danh là thực phẩm nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Đặc trưng của truyện Ehon là phần chữ rất ít nhưng phần tranh lại có rất nhiều chi tiết để người kể chuyện sáng tạo cách kể, đồng thời giúp trẻ tăng khả năng quan sát và tư duy.

Không lắt léo như chuyện cổ tích, truyện Ehon giản dị và gần gũi đối với đời sống. Có thể kể đến một vài chủ đề nổi bật như nhận diện cảm xúc, trò chơi hằng ngày hoặc câu chuyện về món ăn, đồ vật trong nhà và các loài động vật. Tuy nhiên thông qua cách kể sáng tạo của giúp bé hình dung thế giới đầy sống động và thú vị.

Ehon Nhật Bản được khuyến khích đọc cho các bé từ 0-10 tuổi, đây được xem là cẩm nang không thể thiếu giúp con có thể đến gần hơn với tri thức, khởi nguồn đam mê và xây dựng được thói quen đọc sách. Qua đó, cha mẹ có cơ hội thấu hiểu con hơn khi cùng con khám phá thế giới.

Cùng bé kết nối với sách và cuộc sống

Ngoài khám phá truyện Ehon và hướng dẫn cách kể chuyện, buổi chia sẻ còn mang đến nhiều hoạt động vô cùng thú vị như: Khám phá nghệ thuật kịch giấy truyền thống Nhật Bản Kamishibai, hoạt động kể truyện và vẽ tranh sáng tạo, giao lưu chia sẻ hướng dẫn cách lựa chọn Ehon,…

Nơi thành thị bận rộn, cha mẹ thường không có nhiều không gian và các hoạt động vui chơi cho trẻ vào dịp cuối tuần. Chính vì thế, những hoạt động như Mogu và bé được xem là một trong những hoạt động giúp trẻ lẫn phụ huynh có cơ hội cùng gắn kết khi tìm hiểu một cách đọc sách mới. Đây cũng là cách ba mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của đọc sách cũng như đồng hành cùng con trên con đường khám phá tri thức.

Hết.

Đọc bài viết

Cafe sáng

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023: Đồng hành và kết nối

Published

on

By

Từ ngày 23 đến 26/3, tại Trung tâm Chính trị, thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông sẽ diễn ra sự kiện Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023, với chủ đề “Đồng hành và Kết nối tri thức”.

Ngày 21/02/2023 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023. Với chủ đề "Đồng hành và Kết nối tri thức", hội sách mang đến nhiều hoạt động thu hút nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triên tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Qua đó khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Không những thế, đây còn là dịp đặc biệt để tôn vinh người đọc, người sáng tác, các đơn vị xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức và những cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Các quân nhân tham khảo, lựa chọn sách tại Ngày hội Sách và Văn hóa năm 2022

Có thể nói, Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023 là sự kiện để các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội nâng cao sự quan tâm và ủng hộ đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội.

Có gì trong Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ diễn ra các hoạt động chính gồm: Triển lãm, trưng bày sách; tổ chức không gian sách xưa; giới thiệu sách, thiết bị trường học; ứng dụng công nghệ trong xuất bản, phát hành; Hội thảo, tọa đàm, giao lưu tác giả - tác phẩm; Phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023.

Sau đây là thông tin cụ thể:

Ngày 23/3/2023

  • 08h00 – 09h00:  Khai mạc Ngày hội sách và Văn hóa đọc tại sân khấu chính(Sở TTTT, UBND huyện Cư Jut)
  • 09h30 – 11h30:  Tọa đàm Sách và văn hóa đọc (Sở VHTTDL) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut.
  • Diễn giả chính: Ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên Giám đốc NXB Trẻ, nguyên Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn.
  • 13h30 – 17h00: Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện cơ sở về phần mềm OpenBiblio trong quản lý thư viện bao gồm: Quản trị, biên mục tài liệu, in mã vạch, thẻ bạn đọc, công tác lưu thông tài liệu và công tác phục vụ bạn đọc. .(Sở VHTTDL)
  • 14h30 – 17h00: Thăm quan một số điểm trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Unesco Đắk Nông (Sở TTTT, Sở VHTTDL, UBND huyện Cư Jut, Krông Nô).
  • 19h30 – 21h00:   Công diễn và Trao Giải Hội thi Kể chuyện theo Sách chủ đề: “Em yêu Biển, đảo quê hương” năm 2023 (UBND huyện Cư Jut) tại sân khấu chính.

Ngày 24/3/2023

  • 8h30 – 11h00:     Hội thảo “Đồng hành và kết nối tri thức”. (Sở TTTT) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut.
  • Dự kiến các nội dung: Giới thiệu quảng bá sách điện tử, sàn sách thương mại điện tử; trao đổi những giá trị kết nối, lan tỏa tri thức từ sách; giới thiệu sách số; giới thiệu các công nghệ, ứng dụng hỗ trợ xuất bản, phát hành sách... (Diễn giả do SBook, Voiz FM, Reavol mời),
  • Diễn giả: (1)  Nguyễn Thị Tú – tác giả Sách Al trong kỷ nguyên số; (2) đại diện Voiz FM, Reavol
  • 19h30 – 21h00: Hoạt động văn nghệ của các đội, nhóm văn nghệ quần chúng (Trung tâm VHTTTT huyện Cư Jut).

Ngày 25/3/2023

  • 14h00 – 16h00    Trao giải cuộc thi bình thơ; giao lưu tác giả - tác phẩm (Hội VHNT) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut
  • 19h30 – 21h00: Hoạt động văn nghệ của các đội, nhóm văn nghệ quần chúng (Trung tâm VHTTTT huyện Cư Jut).

Từ ngày 04/04/2023 – 28/4/2023

  • Thư viện tỉnh Đắk Nông tổ chức phục vụ xe ô tô Thư viện lưu động đến các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023. Địa điểm: Tại các trường học có đăng ký phục vụ xe ô tô Thư viện lưu động (các trường học đăng ký gửi về Thư viện tỉnh để sắp xếp lịch phục vụ phù hợp, nếu số lượng các trường đăng ký nhiều Thư viện tỉnh ưu tiên các trường đăng ký trước).

HOẠT ĐỘNG CÁC GIAN HÀNG – TRIỂN LÃM

Diễn ra liên tục từ ngày 23/3 đến 26/3/2023. Sáng: 8h00 – 11h30; Chiều: 13h30 – 17h30; Tối: 19h00 – 22h00

  • Các doanh nghiệp giới thiệu sách; bán sách và các sản phẩm văn hóa, văn phòng phẩm khác (Cty CP Sách TBTH Đắk Nông; Nhà sách Phương Nam, Cty CP SBook; Cty CP Sách Giáo dục Bình Minh (Bộ sách giáo khoa Cánh diều); Xuyên Việt - nhóm các nhà xuất bản)
  • Trưng bày, xếp sách nghệ thuật chủ đề  “Đắk Nông 20 năm xây dựng và phát triển” (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh; UBND huyện Cư Jut
  • Xếp sách nghệ thuật, giới thiệu, thuyết trình, trưng bày sách và phục vụ xe ô tô thư viện lưu động (gồm 03 mô hình: xếp chữ E Book, Văn hóa đọc, Mô hình nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, giới thiệu nguồn sách địa chí chào mừng 20 năm ngày thành lập tỉnh.)
  • Không gian đọc sách miễn phí (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh; Thư viện Nắng Mai Phú Yên)
  • Tổ chức trưng bày, phục vụ bạn đọc khoảng 2.000 - 3.000 bản sách gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách văn học, sách thiếu nhi, sách nông nghiệp và nông thôn, sách khoa học thường thức dành cho thiếu nhi; các loại sách kỹ năng sống dành cho học sinh; các loại sách tham khảo có nội dung phù hợp với chương trình giảng dạy của nhà trường.
  • Thực hiện một số câu hỏi đố vui, hoạt náo có nội dung liên quan về học tập đối với các khối lớp học, các nội dung thường thức, tìm hiểu về kinh tế, chính trị xã hội, nông nghiệp, nông dân… (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh và các Nhà sách)
  • Game show (Kahoot) tương tác giữa màn chiếu máy tính (Tivi) với các thiết bị ngoại vi có kết nối internet. (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh và các Nhà sách).
  • Không gian sách xưa, trưng bày sách sưu tầm, sách hiếm (KTS Nguyễn Quốc Học, ).
  • Không gian sách số - trải nghiệm đọc sách điện tử; giới thiệu ứng dụng sách nói Voiz FM, sách số Reavol; tặng voucher tài khoản đọc sách miễn phí. (Alo 360, Voiz FM, ReaVol)
  • Trưng bày Tạp chí VHNT các thời kỷ; tác phẩm của các tác giả thuộc các Chi hội (Hội VHNT).
  • Trưng bày Tranh Thư pháp; viết tặng Thư pháp miễn phí(Hội VHNT).
  • Giao lưu tác giả - tác phẩm (Hội VHNT).
Đọc bài viết

Cafe sáng

Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc

Published

on

By

Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc là chương trình thứ hai trong chuỗi thảo luận năm 2023 do Tản Mạn Kiến Trúc tổ chức nhằm tìm kiếm những cách kiến giải về kiến trúc theo nghĩa rộng: kiến trúc hiểu như dựng xây đời sống trong sự bảo bọc của thiên nhiên vô tận. Chương trình được xây dựng nhằm mở rộng bức tranh nghiên cứu liên ngành, đa góc nhìn về hiện trạng kiến trúc và di sản Việt Nam trước các biến đổi toàn cầu.

Tản Mạn Kiến Trúc vinh dự đón chào Kiến trúc sư Mel Schenck trong buổi trò chuyện chuyên đề lần thứ hai. Ông là tác giả của quyển sách “Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam” do Phương Nam Books phát hành.

Khi tiếp cận kiến trúc hiện đại, cần phân biệt các khái niệm có vẻ tương đương nhau như “modern”, “modernist”, “modernity” và “modernism” như thế nào? Kiến trúc hiện đại đã nảy sinh trong những hoàn cảnh lịch sử và tư tưởng cụ thể nào, có mối quan hệ như thế nào với kiến trúc cổ điển? Trên những tiền đề của kiến trúc hiện đại quốc tế, các kiến trúc sư Việt Nam giữa thế kỷ 20 đã có những sáng kiến nào trong việc xây dựng nên một nền kiến trúc dành riêng cho Việt Nam?

Quyển sách Kiến trúc Hiện đại Miền Nam Việt Nam của KTS Mel Schenck, với phần hình ảnh do nhiếp ảnh gia Alexandre Garel thực hiện. Phương Nam Books và NXB Thế Giới phát hành năm 2022.

Qua quyển sách Kiến trúc Hiện đại Miền Nam Việt Nam với phần hình ảnh do nhiếp ảnh gia Alexandre Garel thực hiện, tác giả Mel Schenck cung cấp một tiếp cận có hệ thống với lớp di sản đã trở nên thân quen với hầu hết cư dân miền Nam. Tác giả đặt kiến trúc hiện đại vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cho thấy quá trình tính hiện đại quốc tế được ứng dụng vào bối cảnh Việt Nam trong những thập niên giữa thế kỷ 20, phản ánh những khao khát khẳng định bản sắc và xây dựng nên không gian sống thoải mái trong khí hậu nhiệt đới.

Theo KTS, “modernity” (tạm dịch: tính hiện đại) là hoàn cảnh góp phần khuôn đúc nên thực tại mà ta đang trải nghiệm, có nguồn gốc từ những thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người đạt được trong những thế kỷ gần đây. “Modernism” là khuynh hướng triết học và thẩm mỹ sinh ra như một phản ứng với hoàn cảnh hiện đại.

Xét trong lĩnh vực kiến trúc, “modern” chỉ những kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, dựa trên những khả năng mà khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại. Trong khi đó “modernist” chỉ một tập hợp kiến trúc cụ thể hơn với những nguyên lý xác định.

KTS Mel Schenck tại buổi giao lưu về Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc

Theo KTS Schenck, kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam giữa thế kỷ 20 (Southern Vietnam mid-century modernist architecture) là một nhánh kiến trúc modernist riêng biệt, được phát triển dựa trên những tham chiếu về văn hóa, khí hậu và tư tưởng của xã hội Việt Nam. Đây cũng là nội dung chính mà ông đã trình bày trong quyển sách “Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam” (Schenck, Garel. 2023. Phương Nam Books).

Quý vị bạn đọc đã đóng góp thêm những thảo luận góp phần làm cho buổi nói chuyện trở nên đa chiều. Những thắc mắc và trao đổi cuối chương trình xoay quanh vấn đề trùng tu và bảo tồn hệ thống kiến trúc modernist ở Việt Nam, liệu có hay chăng một sự phục sinh của kiến trúc hiện đại giữa thế kỷ 20 trong bối cảnh đương đại, và những ưu điểm của dòng kiến trúc này mà các nhà thiết kế hiện nay có thể tham chiếu.

Với KTS Schenck, việc tái sử dụng kiến trúc hiện đại giữa thế kỷ 20 cho các công năng hiện tại là một giải pháp hữu hiệu để vừa giảm phát thải trong đô thị, vừa giữ gìn một bộ phận di sản quan trọng của thành phố. Trong đó, ông đã dẫn chứng công trình modernist tại số 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (nay là không gian Nam Thi House) như một trường hợp tái sử dụng kiến trúc hiệu quả.

Nguồn: Tản Mạn Kiến Trúc

Đọc bài viết

Cafe sáng