Book trailer

Linh đinh tình phù sa: Đượm một chữ tình, mấy ai dễ quên?

Published

on

Linh đinh tình phù sa tập hợp 12 truyện ngắn lấy bối cảnh miền Tây sông nước của nhà văn Tống Phước Bảo. Vạn muôn mảnh đời cơ cực hiện lên rõ nét; nhưng dù ngặt nghèo, chông chênh cách mấy, thì đâu đó vẫn đượm lên một chữ “tình” mà cơ hồ chẳng ai thoát được.

Chữ tình quấn lấy những nhân vật trong Linh đinh tình phù sa, dắt dìu họ đi qua nỗi buồn, dẫn họ chạm đến niềm vui. Chữ tình khiến họ đắng đót với nỗi đau nhưng cũng là niềm thương để họ bám víu mà sống cho trọn đoạn đời phù sinh. Bởi chưng, người miệt thứ buồn đó rồi lại vui đó, như sóng nước xứ này vơi rồi lại đầy, như phù sa châu thổ muôn đời vẫn dâng người những mùa màng tốt tươi.

Sông nước nói thay cái tình của con người

Tống Phước Bảo rất xem trọng yếu tố thiên nhiên, nhà văn dùng thiên nhiên để nói lên tâm tư con người. Ngay từ cách đặt tiêu đề, anh đã cho người đọc thấy rõ điều đó. 12 tiêu đề cho 12 truyện ngắn đều lấy những yếu tố thuộc về thiên nhiên, mùa màng để đặt tên: Như lục bình trôi, Mùa so đũa trổ bông, Dòng trôi, Đò qua sông vắng, Câu hát linh đinh, Ráng chiều cù lao, Mây về cố quận, Chiếu không, Mưa miền Cố Giang, Cách một quãng đồng, Ong bầu đậu đọt mù u, Con cá làm ra con mắm.

Chính vì vậy, những đoạn miêu tả sông nước trong truyện không đơn thuần là miêu tả phong cảnh để làm tiền đề dẫn nhập vào truyện hay giới thiệu phân cảnh mới; ngược lại, phần nào đó, đã chính là truyện, bởi lẽ từng biến động của sông nước cũng là từng biến động của lòng người.

Sông nước không chỉ đem lại nguồn cảm hứng cho Tống Phước Bảo kể chuyện mà còn thúc đẩy nhà văn tìm cách vận dụng chữ sáng tạo để diễn tả lại một khái niệm quen thuộc. Chẳng hạn như, thay vì viết “tận cùng”, “cuối cùng”, tác giả sẽ lựa chọn viết chữ “cạn cùng” nhiều hơn để diễn tả ý niệm về việc chạm đến điểm kết thúc:

“Má bảo thôi cứ vậy mà để má sống khỏe thêm chừng nào hay chừng đó, nhà làm gì có trăm triệu đồng mà chạy chữa, ai rồi cũng tới lúc heo may gõ ngang đời mình, cạn cùng cuộc đời má muốn nằm ở đất quê.”

Vừa đậm chữ tình miền Tây, vừa đậm chữ nhã văn chương

Trong Linh đinh tình phù sa,Tống Phước Bảo đã vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn những phương ngữ miền Tây nhưng không hề khiến cho độc giả cảm thấy suồng sã; ngược lại, những câu chữ vẫn rất đậm tính văn chương, có sự thể nghiệm sáng tạo trong cách kể chuyện.

Những tác phẩm trong tập truyện ngắn Linh đinh tình phù sa thường có lối vào đề trực diện, nhanh gọn, đúng như tính cách thật thà, thẳng thắn của người miền Tây. Chẳng hạn, truyện Như lục bình trôi đã bắt đầu ngay bằng cảnh xung đột, thể hiện được lập tức vấn đề cốt lõi mà nhân vật phải đối diện chỉ bằng một câu văn đơn giản: “Một tối, má Dũng hoảng hồn khi thấy thằng con quấn cái mền, lấy cây son của chị nó tô môi đỏ choét, đứng trong phòng mà múa hát.”

Bên cạnh đó, cách trình bày đối thoại của những truyện ngắn trong Linh đinh tình phù sa cũng là điểm đặc biệt cần phải nhắc đến. Thoại của các nhân vật không được đặt trong ngoặc kép mà viết liền mạch với lời kể chuyện. Ngoặc kép vốn là một yếu tố thị giác giúp người đọc dễ xác định được thoại bắt đầu từ đâu đã bị tác giả loại bỏ. Nguyên nhân có lẽ là vì khi làm như thế thì tâm tư bên trong và tiếng nói thốt ra bên ngoài của nhân vật sẽ bị tách biệt. Thế nhưng, các nhân vật miền Tây trong truyện vốn không phân tách cái bên trong và cái bên ngoài rạch ròi như thế. Họ chân chất, trong-ngoài hay trước-sau đều như một nên để thoại nối liền lời dẫn truyện chính là để tâm tình của họ miên man hơn, hòa lẫn vào nhau như cách mọi dòng sông ngoài kia vốn đều là một, ranh giới do con người tự đặt ra chỉ là để dễ bề phân định nơi chốn.

Lời cảm thán cho phận người linh đinh được bộc bạch chân chất

Linh đinh tình phù sa mang đến cho người đọc bầu không khí ấm cúng như đang tham gia vảo một cuộc trà dư tửu hậu thân mật giữa bạn bè – trong đó, mọi người cùng góp chuyện và đưa ra những lời bình luận. Cảm giác này được hình thành là do Tống Phước Bảo thường xuyên vừa kể chuyện, vừa bình luận. Hãy thử khảo sát đoạn văn sau:

“Trai tráng xứ Xà No lên thành thị kiếm đường mưu sinh. Đàn bà thì ngược về Long Xuyên hay Cần Thơ đi ở đợ. Nghe xót xa gì đâu đó chèn! Nhưng mà cái thắt thẻo nhất là con gái Xà No nức tiếng da trắng dáng xinh, mặt sáng như trăng gieo neo phận mình vào mấy cái quán xanh đỏ đèn màu trên Sài Gòn. Mấy cái quán đêm hay ngày thì cũng tối thui, âm u. Ờ, âm u như đời của đàn bà con gái xứ Xà No.”

“Nghe xót xa gì đâu đó chèn!”, và “Ờ, âm u như đời của đàn bà con gái xứ Xà No,” là hai câu cảm thán của riêng người viết được chen vào. Trong những trang văn ngày xưa, kiểu lời bình như thế này rất thường gặp. Nhưng trong văn học đương đại sau này, lối viết chen ngang câu cảm thán không còn xuất hiện thường xuyên.

Quay ngược lại dòng lịch sử văn chương, khi chủ nghĩa hiện đại ra đời đã nhấn mạnh yếu tố cách tân kĩ thuật, những đại tự sự mang tính thời đại; sau đó là chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện với tính chất vừa tiếp nối vừa tìm cách phản biện chủ nghĩa hiện đại bằng việc nhấn mạnh hơn đến tiểu tự sự, tính cá nhân độc nhất hơn là tính đại diện thời đại, bên cạnh đó là những phá cách nhiều hơn nữa trong lối kể chuyện. Trải qua một tiến trình văn chương như thế, ở những tác phẩm sau này, để câu chuyện có vẻ mang tính khách quan, lời bình của người viết thường sẽ ít xuất hiện.

Trong văn học Việt Nam, vì những ảnh hưởng từ văn học phương Tây, lối văn có kèm lời bình cũng ít xuất hiện dần. Tuy vậy, phong cách vừa kể chuyện vừa bình luận có lẽ lại là một trong những đặc điểm quan trọng của văn học phương Đông. Khi chọn cách viết truyền thống như thế này, Tống Phước Bảo đã có ý thức quay về cội nguồn phương Đông, giống như cách Nguyễn Du cũng thường cất lên tiếng than, lời bình của chính mình về phận đời xót xa của phụ nữ trong Truyện Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”  

Như vậy, mối quan hệ tam giác chứa đựng nhiều khoảng cách giữa người viết – nhân vật – người đọc đã không được tạo ra trong Linh đinh tình phù sa. Thay bằng hình tam giác, ta có một vòng tròn – vòng tròn mà bạn bè ngồi quây quần bên nhau để kể chuyện. Ở đó, có lúc thì nhân vật lên tiếng (qua những lời thoại), có lúc thì người viết lên tiếng (qua lời kể và bình), còn người đọc tuy lúc nào cũng im lặng lắng nghe cuộc đối thoại tung hứng đầy tự do, hào sảng giữa người viết và nhân vật nhưng hẳn là trong lòng luôn có những tiếng nói đồng cảm – tiếng nói này tuy vô thanh nhưng sẽ còn vang vọng mãi trong tâm trí kể cả khi những trang cuối cùng của quyển sách đã khép lại từ rất lâu.

Trích đoạn

Sóng nước bưng biền vậy chứ nó thấm thía nỗi buồn lắm, nó gợn vỗ nhẹ hều vậy đó, mà nó vỗ miên trường suốt cả cuộc đời. Vỗ bạc trắng mái đầu hồi nào hổng hay.

(trích Như lục bình trôi)

Hò ơi… Canh chầy tơ tưởng tưởng tơ. Chiêm bao thấy bậu… Hò ơi chớ chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không!

(trích Chiếu không)

Thời gian không bao giờ đi lạc, bốn mùa cứ tuần tự xuân hạ thu đông rồi lại xuân. Chỉ mỗi con người ta là cứ đi lạc về những nẻo xa hun hút.

(trích Đò qua sông vắng)

Nhận xét

Nhà văn Võ Diệu Thanh

“Văn của Linh đinh tình phù sa là một chữ tình được viết rất lả lướt bằng chính những vết thương. Vết thương có bao giờ mà không chân phương. Nhưng đó lại là một quần thể thương tật có thể cất lên tiếng lòng du dương, mượt mà điệu nghệ. Đốp chát đấy nhưng chất tình lành lặn và mang một sức sống bền bỉ.”  

– Nhà văn Võ Diệu Thanh

Về tác giả

Tống Phước Bảo còn có bút danh Trúc Thiên, là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải thưởng:

– Giải C Trại sáng tác “Hình ảnh chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân”, Bộ Công an, 2022;
– Giải B giải thưởng “Cây bút vàng”, Bộ Công an, 2021;
– Tặng thưởng Văn xuôi, tạp chí Văn nghệ Quân đội, 2020;
– Giải Nhất cuộc thi Tạp bút “Thành phố tôi yêu”, báo Thanh Niên, 2020;
– Giải Nhất cuộc thi Tạp bút “Quê nhà dấu yêu” báo Áo Trắng, 2020;
– Giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn “Một nửa làm đầy thế giới”, NXB VH-VN Tp. HCM, 2019;

Và một số giải thưởng khác.

Sách đã xuất bản:

Cả một trời thương (2018);
Mình gọi nhau là cưng (2019);
Les từng Cen-ti-mét (2020);
Sài Gòn còn thương thì về (2021);
Hỗn kỳ đài (2021);
Biết vọng cố hương biết thương xứ mình (2022);

Cùng hơn 20 đầu sách in chung.

Book trailer

NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ… & BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH: Bộ đôi tác phẩm đánh dấu sự trở lại của tác giả Anh Khang

Published

on

Tháng 11/2024, Nhà sách Phương Nam phát hành đồng thời hai tựa sách của tác giả Anh Khang: BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH (tác phẩm mới), và NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ... (ấn bản kỷ niệm 12 năm phát hành – tái bản lần thứ 11 bổ sung tranh minh họa, in màu hoàn toàn).

BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH

Trưởng thành là học cách chấp nhận những chuyện mình từng chấp nhất suốt tuổi trẻ.

Chấp niệm này, đã đến lúc phải buông.

Khóc xong một trận đã đời, từ nay về sau, chỉ nhìn về phía trước.

Mong cho chúng ta đều có thể trở thành phiên bản trưởng thành mà bản thân yêu thích nhất.

Kỷ niệm hơn một thập kỷ gắn bó với văn chương, Anh Khang trình làng tác phẩm mới: Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành. Anh Khang gọi đây là một “cuốn sách làm lành” – thay vì “chữa lành” như cách gọi thường thấy trong xã hội hiện đại. Tác phẩm được chia làm hai phần, mở đầu bằng “Độc thoại” với những dòng tư lự đơn lẻ như tự trấn an “đứa trẻ bên trong đang ăn vạ trên đường trưởng thành”, rồi sang đến “Đối thoại” là những lời tâm can san sẻ cùng Gen Z lẫn Gen Z(à) để tìm sự ủi an. Mỗi câu, mỗi lời tâm tình thủ thỉ đều quá đỗi chân thành, như chính lời tác giả tự nhận thì đây “chính là những ghi chép trong lúc ‘khóc một trận đã đời’, rồi từ nay, chỉ nhìn về phía trước”.

Qua từng trang sách, vẫn còn đó một Anh Khang rất đỗi trữ tình và nhạy cảm, nhưng thời gian đã rèn giũa ngòi bút để giờ đây những câu từ anh viết đều mang theo hơi thở lắng đọng của tháng năm. Từng câu văn đều nhẹ nhàng không bi lụy, vừa mang chất thơ, vừa có sự thực tế và chiêm nghiệm của người trưởng thành. Nhiều năm trước, anh viết với tâm thế một người bạn, chia sẻ cảm giác lạc lõng của tuổi trẻ với những độc giả đồng trang lứa. Giờ đây với Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Anh Khang dường như đang đóng vai trò một người anh đã trải qua đôi chút thăng trầm trong cuộc sống song vẫn giữ cho mình sự lãng mạn và thong dong quen thuộc.

Qua từng trang sách, vẫn còn đó một Anh Khang rất đỗi trữ tình và nhạy cảm, nhưng thời gian đã rèn giũa ngòi bút để giờ đây những câu từ anh viết đều mang theo hơi thở lắng đọng của tháng năm. Từng câu văn đều nhẹ nhàng không bi lụy, vừa mang chất thơ, vừa có sự thực tế và chiêm nghiệm của người trưởng thành. Nhiều năm trước, anh viết với tâm thế một người bạn, chia sẻ cảm giác lạc lõng của tuổi trẻ với những độc giả đồng trang lứa. Giờ đây với Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Anh Khang dường như đang đóng vai trò một người anh đã trải qua đôi chút thăng trầm trong cuộc sống song vẫn giữ cho mình sự lãng mạn và thong dong quen thuộc.

Lối viết đầy cảm thông này vốn đã chiếm lấy trái tim hàng vạn độc giả từ lâu, nay còn được thời gian chưng cất cho thêm phần sâu sắc. Đọc Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành cũng như đang gặp gỡ với những trái tim trẻ, có thể đã trải qua đau đớn nhưng không bao giờ gục ngã. Đồng thời sách cũng dẫn dắt mỗi người đối thoại trong nội tâm, cho bản thân một cơ hội để làm lành với chính mình.

“Trong trái tim mỗi người đều có một câu chuyện cổ tích đẹp đẽ nhất, kỳ diệu nhất, xứng đáng được bảo vệ toàn vẹn trước hiện thực tàn nhẫn của năm tháng. Dù ở độ tuổi nào, mong bạn luôn giữ được câu chuyện thần tiên của riêng mình.”

NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ (TÁI BẢN KÈM MINH HỌA + IN MÀU HOÀN TOÀN)

Ngày trôi về phía cũ… – tác phẩm đầu tay của tác giả Anh Khang đã được Phương Nam Book phát hành với diện mạo hoàn toàn mới kèm nhiều tranh minh họa màu.

Cuốn sách là tập hợp những cảm xúc được góp nhặt sau một vài lần yêu, tác giả viết như cách để cất giữ những điều xưa cũ của một thời non trẻ. Câu chuyện của những trái tim rung động hát lên bài ca tình yêu dường như là chủ đề không bao giờ cũ. Tác giả đã gom hết người cũ - chuyện xưa và gọi tên những trang viết này là Ngày trôi về phía cũ…, tất cả chỉ là những cảm xúc lửng lơ của những người trẻ vừa bước vào yêu. Dù thời gian trôi qua bao lâu, dù được tiếp nhận bao nhiêu kinh nghiệm của các thế hệ đi trước thì cảm giác chênh vênh trong tình yêu vẫn luôn là trải nghiệm vô cùng riêng tư của mỗi cá nhân. Trong những khoảnh khắc yếu lòng, hụt hẫng, vô định, câu chữ chính là nguồn an ủi và động viên lớn lao nhất mà một người có thể tìm đến.

Trong tình yêu nào cũng chứa đựng cả niềm tin lẫn thất vọng, sự ngọt ngào lẫn cực đoan, nhưng tất cả rồi cũng trôi về phía sau và yên mình khép mắt, ngủ một giấc say nồng trong chăn ấm nệm êm mang tên “kỷ niệm”.

“Dành cho người cũ một chút dịu dàng mỗi khi nghĩ về, cũng là dành cho bản thân niềm cảm khái biết ơn những chuyện đã qua mà họ từng mang đến trên hành trình ‘học yêu’ và ‘vượt vũ môn trái tim’ của chúng ta.”

Qua từng trang sách, vẫn còn đó một Anh Khang rất đỗi trữ tình và nhạy cảm, nhưng thời gian đã rèn giũa ngòi bút để giờ đây những câu từ anh viết đều mang theo hơi thở lắng đọng của tháng năm. Từng câu văn đều nhẹ nhàng không bi lụy, vừa mang chất thơ, vừa có sự thực tế và chiêm nghiệm của người trưởng thành. Nhiều năm trước, anh viết với tâm thế một người bạn, chia sẻ cảm giác lạc lõng của tuổi trẻ với những độc giả đồng trang lứa. Giờ đây với Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành, Anh Khang dường như đang đóng vai trò một người anh đã trải qua đôi chút thăng trầm trong cuộc sống song vẫn giữ cho mình sự lãng mạn và thong dong quen thuộc.

Lối viết đầy cảm thông này vốn đã chiếm lấy trái tim hàng vạn độc giả từ lâu, nay còn được thời gian chưng cất cho thêm phần sâu sắc. Đọc Bước qua nước mắt, tự khắc trưởng thành cũng như đang gặp gỡ với những trái tim trẻ, có thể đã trải qua đau đớn nhưng không bao giờ gục ngã. Đồng thời sách cũng dẫn dắt mỗi người đối thoại trong nội tâm, cho bản thân một cơ hội để làm lành với chính mình.

“Trong trái tim mỗi người đều có một câu chuyện cổ tích đẹp đẽ nhất, kỳ diệu nhất, xứng đáng được bảo vệ toàn vẹn trước hiện thực tàn nhẫn của năm tháng. Dù ở độ tuổi nào, mong bạn luôn giữ được câu chuyện thần tiên của riêng mình.”

ƯU ĐÃI HẤP DẪN TRONG THỜI GIAN PRE-ORDER

- Từ 1/11/2024 đến 10/11/2024, khi đặt trước combo “Phía Cũ Trưởng Thành” đều nhận được sách kèm chữ ký tác giả. Combo bao gồm 1 cuốn NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ…, 1 cuốn BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH, và bộ quà tặng:

+ 1 bộ thẻ hình minh họa có màu Ngày Trôi Về Phía Cũ

+ 1 sticker PVC cao cấp

- Từ 11/11/2024 đến 30/11/2024, độc giả được tặng kèm 24 tấm thẻ hình minh họa có màu khi mua 1 trong 2 cuốn NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ… hoặc BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH.

  • Lưu ý: Số lượng quà tặng có hạn.

Độc giả có thể đặt sách trên website https://nhasachphuongnam.com/.

Đọc bài viết

Book trailer

CHŌWA – Ổn định nội tâm sống cân bằng như người Nhật

Published

on

By

Việc giữ được sự tâm bình an giữa dòng đời vạn biến là điều không hề dễ dàng. Tác phẩm Chōwa – Ổn định nội tâm sống cân bằng như người Nhật của tác giả Akemi Tanaka vừa được Phương Nam Book phát hành, chính là lời giải cho bài toán cân bằng cuộc sống từ triết lý chōwa – tinh thần sống hài hòa của người Nhật.

Chōwa là một khái niệm quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản. Khác với lối sống hướng đến thành tích, triết lý chōwa được xây dựng dựa trên sự dung hòa, cân bằng giữa những áp lực luôn hiện hữu trong cuộc sống như: môi trường gia đình, công việc, học tập cho đến các mối quan hệ cá nhân. Nắm vững tinh thần chōwa, người thực hành sẽ có thể tìm thấy điểm tựa vững chắc giữa sóng gió cuộc đời.

Hơn cả một khái niệm, chōwa là lối sống

Dòng sách lấy đề tài về văn hóa, triết lý sống của người Nhật đã xuất hiện nhiều trên thị trường và luôn được đông đảo độc giả quan tâm. Thế nhưng, tác phẩm Chōwa vẫn có vô số điểm độc đáo khi vừa kế thừa, vừa phá vỡ những công thức cũ. Tác giả Akemi Tanaka đã rất tài tình khi kết hợp những triết lý truyền thống cùng các quan sát sâu sắc và thực tế về xã hội Nhật Bản đương đại.

Ngay từ những trang đầu, Akemi Tanaka đã làm rõ: chōwa không đơn thuần là một khái niệm trừu tượng, mà là một triết lý sống được người Nhật vận dụng vào mọi mặt của đời sống, từ cách bài trí nhà cửa, cách họ tương tác với đồng nghiệp, đối tác cho đến cách họ gìn giữ các mối quan hệ gia đình.

Từ đó, tác giả khéo léo dẫn dắt người đọc bước vào thế giới quan của người Nhật để thấy rằng họ luôn đề cao sự cân bằng. Đó là sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên, giữa cá nhân và tập thể, giữa công việc và nghỉ ngơi, giữa đời sống vật chất và tinh thần. Tác giả chỉ ra rằng, chính sự kết nối giữa các yếu tố tưởng chừng như đối lập này đã tạo nên một tổng thể hài hòa, giúp con người tìm thấy sự bình yên từ bên trong.

Xây dựng không gian sinh hoạt dựa trên triết lý cân bằng

Tác phẩm Chōwa được chia thành ba phần với các tiêu đề lần lượt là: Tìm kiếm sự cân bằng tự thân, Sống hòa hợp với người khác, Cân bằng điều quan trọng nhất. Từng chương nhỏ trong mỗi phần của cuốn sách đều mở đầu bằng trích dẫn từ các nhân vật lịch sử nổi tiếng, hoặc những câu ngạn ngữ quen thuộc ở Nhật, giúp độc giả nắm bắt được tinh thần khái quát của cả chương sách trước khi đọc. Kết thúc mỗi chương, tác giả còn đặt ra một loạt câu hỏi nhằm khuyến khích độc giả suy ngẫm và hình dung về quá trình phát triển bản thân để có thể áp dụng tinh thần chōwa vào cuộc sống của chính mình.

Phần đầu tiên của Chōwa giới thiệu về không gian sống. Thông qua hình ảnh ngôi nhà truyền thống – một biểu tượng văn hóa đặc trưng ở Nhật Bản – tác giả đã miêu tả chi tiết cấu trúc và phân tích ảnh hưởng của không gian này đến lối sống của người Nhật. Từ cách bố trí phòng ốc, lựa chọn vật liệu cho đến việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, tất cả đều toát lên tinh thần chōwa, hướng đến sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Tuy nhiên, do áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều người đã lựa chọn rời bỏ làng quê để lên thành phố, khiến cho những ngôi nhà truyền thống dần trở nên mai một. Vì vậy, có thể nói hình ảnh ngôi nhà trong sách không còn phản ánh đúng với cuộc sống của người Nhật ở thành thị. Tuy nhiên, ngôi nhà của chính gia đình tác giả – vốn được xây dựng trên tinh thần chōwa – vẫn gợi lên vệt ký ức xa xăm về một nền văn hóa Nhật Bản truyền thống, khiến người đọc vừa cảm thấy ấm áp, gần gũi vừa có một cái nhìn thực tế về xã hội đương đại.

Cân bằng nội tâm trong một thế giới đầy biến động

Phần hai của Chōwa xoay quanh mối quan hệ giữa con người với xã hội, từ mối quan hệ trong gia đình đến địa vị cá nhân. Nhật Bản được biết đến là một xã hội tập thể, nơi mà tinh thần đồng lòng, tương trợ được đề cao. Tác giả minh họa rõ nét điều này qua những hoạt động cộng đồng đặc trưng, như bài tập thể dục buổi sáng – rajio taiso – được phát trên đài NHK từ năm 1928 cho mọi người cùng tập đã trở thành một nét đẹp văn hóa ở Nhật.

Đến phần cuối cùng của cuốn sách, Akemi Tanaka đặt ra những câu hỏi lớn hơn về cách chúng ta tồn tại trong một thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng... Từ đó, tác giả giới thiệu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản – washoku – như một ví dụ điển hình cho tinh thần chōwa trong việc kết nối giữa con người và thiên nhiên. Washoku không chỉ đơn thuần là ẩm thực để sinh tồn, mà còn là một nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên, với mùa màng và với chính những nguyên liệu tạo nên một món ăn.

Tuy nhiên, Akemi Tanaka đã chỉ ra rằng ngay cả ở Nhật Bản, nơi sinh ra triết lý chōwa, cũng không tránh khỏi những sai lầm trong việc ứng phó với các vấn đề môi trường. Thảm họa hạt nhân Fukushima là một bài học đắt giá cho thấy rằng việc phát triển kinh tế mà không cân nhắc đến yếu tố môi trường, không tôn trọng thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Từ đó, cuốn sách truyền tải một thông điệp rất rõ ràng rằng: tinh thần sống hài hòa theo triết lý chōwa là chìa khóa để chúng ta tìm kiếm sự cân bằng trong một xã hội hiện đại đầy biến động.

Trích đoạn

“Ở Nhật, chúng tôi tin rằng mỗi lĩnh vực trong cuộc sống đều có những yêu cầu đặc trưng và điều này phần nào được phản ánh qua cung cách ăn mặc. Người phương Tây mặc vest và mang giày lịch sự khi đi làm ở văn phòng vào ban ngày và mặc đồ thoải mái hơn sau khi về nhà vào buổi tối, nhưng sự phân chia giữa các bộ trang phục cho những nhiệm vụ khác nhau, ở những nơi sinh sống khác nhau, đối với người Nhật lại có phần phức tạp hơn. Quần áo bảo hộ lao động thường nghiêm túc hơn. Quần áo mặc trong nhà được thiết kế thoải mái hơn. Tôi có thói quen thay quần áo ít nhất ba lần một ngày khi ở Nhật.”

***

“Trong lĩnh vực trang trí nội thất ở Nhật Bản, sự cân bằng là vấn đề sống còn thực sự. Tủ quần áo nặng và những ngăn kệ xếp chống chất lên nhau có thể đổ sụp xuống khi có động đất. Một chiếc gương treo hoặc khung tranh có thể rơi vỡ và các mảnh thủy tỉnh sẽ văng khắp phòng. Ngay cả khi chúng ta không cần phải chuẩn bị đối phó với thảm họa, tôi tin rằng việc suy nghĩ về sự cân bằng vật chất – trọng lượng và số lượng đồ gia dụng – có thể giúp ta ứng phó với nhiều thách thức và thay đổi hằng ngày dẫu có bất ngờ đến đâu chăng nữa.”

***

“Bạn có thể tự cho mình một đặc ân. Như mặt trời, mặt trăng nhìn mặt đất, bạn hãy thử lùi lại, tự tách ra để khách quan nhìn mình từ vị trí trên cao. Chỉ cần dành một chút thời gian để tưởng tượng lại cuộc sống, bạn sẽ dân cảm thấy bản thân bình tĩnh và tự chủ hơn. Bạn đã ngừng chiến đấu, ngừng đâm đầu vào ngõ cụt như con ếch ở đáy giếng, và bắt đầu thực sự nhận ra điều gì đang diễn tiến trong cuộc sống của mình.”

Nhận xét của báo chí

“Sâu sắc, trung thực và mạnh mẽ, Chōwa là một quyển sách đáng đọc. Mỗi chương đều chứa đựng những bài học có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày. Sau khi đọc sách, tôi cảm thấy như thể mình đã nhìn ra một khía cạnh khác của nền văn hóa Nhật Bản mà trước đây tôi chưa từng biết đến.”

Book Reviews, Yamato Magazine

“Cách giản đơn để bắt đầu hành trình tự cân bằng cuộc sống là hãy làm theo những điều Tanaka khuyên bạn.”

The Independent

Về tác giả

Akemi Tanaka xuất thân từ gia đình có truyền thống võ sĩ đạo. Cô lớn lên ở Nhật Bàn, sau đó cùng con gái chuyển đến London. Akemi là người kết nối văn hóa có uy tín tại Anh, thường xuyên dẫn dắt các chương trình tìm hiểu văn hóa quê nhà, thuyết trình tại các trường, đại học và trung tâm văn hóa. Năm 2011, Akemi thành lập tổ chức Aid For Japan và đã nhận được giải thưởng của chính phủ Anh vinh danh hoạt động từ thiện của cô dành cho trẻ mồ côi sau thảm họa sóng thần. Bên cạnh đó, Akemi cũng là chuyên gia truyền đạt nghệ thuật trà đạo cổ điển thông qua các lớp học chuyên đề.

Mua ngay tại đây.

Đọc bài viết

Book trailer

“Diary of a Wimpy Kid” phát hành tập 19 “Mớ bòng bong” tại Nhà Sách Phương Nam – cùng lúc với thế giới cho cả 2 ấn bản US UK

Published

on

By

Sau một năm chờ đợi, các độc giả yêu mến series Diary of a Wimpy Kid sẽ gặp lại cậu bé nhút nhát Greg Heffley qua tập truyện mới nhất có tựa đề “Mớ bòng bong” được phát hành vào sáng ngày 22.10.2024 – cùng thời điểm phát hành với thế giới. 

Diary of a Wimpy Kid (tựa tiếng Việt Nhật ký chú bé nhút nhát) là tập sách thiếu nhi ra đời vào năm 2004, nhiều lần lọt vào danh sách bán chạy của tạp chí USA Today, New York Times và Wall Street Journal. Số lượng tiêu thụ lên đến gần 300 triệu bản và là bộ sách luôn nằm trong Danh mục Sách khuyến đọc của học sinh các trường: Vinschool, Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi Sao, Newton, Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Amsterdam, Chu Văn An.

Đúng như tên gọi, Diary of a Wimpy Kid là tập nhật ký của cậu bé Greg Heffley. Cuộc sống của Greg là sự xen kẽ giữa câu chuyện đời thường nơi gia đình và trường lớp, pha trộn với những sự kiện bất thường khó nhằn. Tiếp nối hành trình trưởng thành, trong tập mới nhất 19 “HOT MESS”, Greg Heffley biết rõ mười mươi rằng khi tất cà các thành viên trong đại gia đình cùng ở trong một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển dưới cái nóng oi bức, ngột ngạt thì đó chính là công thức hoàn hào cho một thảm họa. Còn nói về công thức bí mật thì các nguyên liệu đằng sau món thịt viên trứ danh của bà ngoại đã được glữ kín trong nhiều năm. Liệu Greg có thể giải mã hết mọi bí mật của gia đình trước khi kỳ nghỉ kết thúc, hay cậu chỉ càng làm mọi chuyện rắc rối thêm?

Trải qua 19 tập sách và 20 năm xuất bản, Diary of a Wimpy Kid đã chứng minh sức hấp dẫn của mình với độc giả thiếu nhi trên toàn thế giới, được chuyển thể thành phim hoạt hình và điện ảnh. Thông qua những câu chuyện gần gũi, nét vẽ mộc mạc đáng yêu, tác giả kiêm họa sĩ Jeff Kinney đã tô vẽ nên bức chân dung chân thực của một cậu bé rất bình thường như rất nhiều đứa trẻ tuổi khác, nhút nhát nhưng luôn hiếu kỳ và hứng thú với cuộc sống. Thông qua những rắc rối nhỏ to, Greg dần học cách khôn lớn và đối phó với muôn màu cuộc sống. 

Diary of a Wimpy Kid chính là cuốn sách gối đầu giường dành cho những cô cậu bé đang dậy thì, giúp các em gỡ rối và lý giải những cảm xúc của mình, hướng dẫn các em học cách trưởng thành và tự lập. Là tập sách hỗ trợ phụ huynh thấu hiểu tâm lý của con em ở độ tuổi này. Tại Mỹ, bộ sách còn được giáo viên và phụ huynh sử dụng để giúp học sinh rèn luyện thói quen đọc sách. 

Nhiều năm nay, Phương Nam đã chủ động hợp tác với các nhà xuất bản nước ngoài để phân phối và phát hành sách ngoại văn tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book City và được các nhà xuất bản tin tưởng để nhà sách phát hành cùng lúc với thế giới nhiều tựa sách bán chạy, đương cử là bộ sách thiếu nhi Diary of a Wimpy Kid, Guinness World Record, Nexus

🛒 Đặt hàng trước để nhận ưu đãi giảm 10% cho cả 2 phiên bản US-UK kèm quà tặng hấp dẫn (với số lượng có hạn) với mức giá chỉ còn 296,100 vnđ. Giá gốc: 329.000 vnđ

👉 Đặt hàng trước tại đây.

Ngoài ra tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam và website nhasachphuongnam.com, series truyện Wimpy Kid luôn có đầy đủ phiên bản bìa cứng và bìa mềm cho các tập từ 1-18 trước đó và hiện đang được giảm đến 15% từ ngày 10.10 đến 10.11.2024

• Thời gian phát hành: Ngày 22.10.2024
Mua sách tại hệ thống Nhà Sách Phương Nam trên toàn quốc

Đọc bài viết

Cafe sáng