Cafe sáng

Lì xì sách Tết, ý vẹn chữ tròn

Một cuốn sách hay là món quà tặng Tết không bao giờ cũ.

Published

on

“Con chữ” đóng vai trò rất quan trọng trong nghi thức Tết cổ truyền của người Việt.

Bách tự khai xuân, bách niên đón lộc. Tặng sách từng là phong tục đẹp của người Việt trong thập niên 60, 70. Khi giấy mực còn là món hàng đắt đỏ, một cuốn sách hay tặng Tết là không những chứng minh sự dụng tâm của người tặng, mà còn mang giá trị văn hóa tốt đẹp của tầng lớp trí thức thời bấy giờ. Ngày nay, sách trở nên phổ biến hơn, nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn, là biểu tượng của tri thức và đời sống tinh thần.

Trong những năm gần đây, nhiều người Việt bắt đầu thay đổi thói quen lì xì và tặng quà cáp đầu năm. Thay vì những món quà đặt nặng vật chất, việc “lì xì sách Tết” như gửi gắm những lời chúc nghĩa tình. Trong thời điểm năm mới gần kề, Nhà Sách Phương Nam xin gợi ý cho các bạn độc giả những cuốn sách, tủ sách hướng đến thông điệp tích cực ngày xuân, của sự an khang, viên mãn, của lễ nghĩa do người Việt giữ gìn.

Sách Tết Việt nay lắm kỳ công

Mỗi độ Tết về, các nhà xuất bản trong nước nói chung và Phương Nam Book nói riêng lại ra mắt các ấn phẩm mừng Tết. Câu chuyện Tết cổ truyền phong phú bao nhiêu thì đề tài của sách Tết lại đa dạng bấy nhiêu. Có những cuốn sách viết về sông núi nước non, ca ngợi danh lam thắng cảnh, những vùng đất ngỡ quen mà lạ. Có những cuốn sách là công trình khảo cứu văn hóa, nghi lễ của người Việt, hay đơn giản viết về những thói quen vụn vặt như chuyện ăn uống, ăn mặc, đi đứng – chuyện nhỏ nhưng bàn ra cũng lắm cái mới lạ.

Sách Tết còn mớm lời cho bàn trà, chén nước thêm đậm mùi dậy vị. Xuân này bàn chuyện xuân xưa, mà chuyện xuân xưa thì gói cả vào sách Tết. Thế hệ đi trước – vào cái thời chưa có smartphone, Internet – có thói quen cứ đến mùng ba là phải ra rinh tờ báo Tết về, coi thử xuân năm nay có cái chi đặc sắc không. Thế hệ trẻ ngày nay nếu muốn tặng cho ông bà, cha mẹ món quà xuân hoài cổ, hoặc tự bản thân muốn trải nghiệm không khí xuân xưa, thì chính những cuốn sách này là cánh cửa dẫn nhập vào một mốc thời gian cũ.

Sách Tết là quà, mà cứ là quà thì tính thẩm mỹ phải được chú trọng. Hiểu được tôn chỉ này, các nhà xuất bản trong nước không chỉ kỳ công trong việc tuyển lựa và biên tập nội dung sách, mà còn đầu tư cho “ngoại hình” chỉn chu, sang trọng – thể hiện qua trang vẽ minh họa công phu, in màu sắc nét và đóng bìa chắc tay; để đảm bảo sách Tết không chỉ là món quà để đọc, mà còn là hiện vật trưng bày để chiêm ngưỡng, luận bàn.

Mừng xuân Nhâm Dần, Phương Nam Book sắp phát hành bốn cuốn sách mới bổ sung vào tủ sách Tết của Phương Nam: “Sài Gòn Gia Định – Chợ Lớn ký ức rực rỡ” (tranh Lâm Nguyễn Kha Liêm, bài Phạm Công Luận), “Món ngon Sài Gòn từ nhà ra phố” (tranh & ký họa Phạm Ngọc Khánh), “Với ngày như lá tháng như mây…” (Phạm Công Luận) và “Cảnh sắc Đà Lạt xứ ngàn hoa” (tranh & ký họa Phạm Công Tâm), hy vọng đây sẽ là món quà mừng xuân đáng giá cho những ai yêu mến tác giả Việt, văn hóa Việt.

Tết ta tặng sách ngoại – Tại sao không?

Câu trên nghe như là một nghịch lý, nhưng nếu bạn muốn thổi một làn gió mới vào không khí Tết, một cuốn gift book là một món quà đáng cân nhắc.

“Gift book”, xuất hiện từ thế kỷ 19, là dòng sách chuyên biệt tập hợp những bài thơ, lời ca ngắn, được in ấn, trang trí cầu kỳ để mang tặng. Du nhập vào Việt Nam, dòng sách gift book ngoại văn nổi bật là tủ sách Helen Exley, tuyển tập những câu nói truyền cảm hứng sống hoặc lời cảm ơn, chia thành nhiều chủ đề gần gũi: sách tặng cha, sách tặng mẹ, tặng người bạn thân thiết. Bàn về việc này, người Việt có một thói quen “đến lạ”, là khi đứng trước những người thân yêu nhất, khi cần gửi lời cảm ơn, chúc phúc chân thành thì lưỡi lại líu cả lên. Chính lúc này, những cuốn gift book với những lời nói chan chứa yêu thương, động viên, khích lệ tinh thần là món quà khai xuân ý nghĩa nhất.

Bên cạnh đó, dòng sách gift book với nội dung liên quan đến văn hóa đại chúng cũng là món quà độc đáo cho các thanh thiếu niên. Những ấn phẩm xinh xắn của Disney, DC Comics, Marvel và Harry Potter franchise hẳn sẽ làm hài lòng rất nhiều bạn trẻ mùa Tết này.

Lì xì thiếu nhi bằng sách – Lựa chọn mới của nhiều bậc phụ huynh

Thời đại ngày nay, khi càng nhiều phụ huynh bắt đầu bồi dưỡng thói quen đọc sách cho con em mình từ bé, việc lì xì bằng sách cũng chẳng mấy khó hiểu. Cái ý nghĩa ban sơ của “phong bao lì xì” không nằm ở số tiền trao đi, mà mang giá trị lấy may, những cầu chúc và kỳ vọng từ người gửi tới người nhận. Thay đổi hình thức từ tiền sang sách cũng là một cách tìm về giá trị ban sơ này.

Trong những năm gần đây, sách thiếu nhi trong nước càng ngày càng được đầu tư, cân bằng giữa yếu tố giải trí và giáo dục, thậm chí giới thiệu đến trẻ em nhiều hình thức sáng tạo mới (chiếu bóng, kịch Kamishibai) và phát triển những kĩ năng mềm mà các bé ít được ưu tiên ở trường. Ngày mồng một đầu năm, “phát vốn” cho con cháu bằng cuốn sách nho nhỏ nhưng chứa trong đó nhiều câu chuyện mộng mơ, những hành trình thám hiểm đến bao vùng đất lạ, nhiều bài học nuôi dưỡng tâm hồn nhưng không hề khiên cưỡng, chính là một cách truyền tải những kỳ vọng, đầu tư tương lai cho con cái – một cách yêu thương của “gia đình văn hóa Việt”.

*

Một năm cũ đã qua, một năm mới sắp đến. Mừng Xuân Nhâm Dần, Nhà Sách Phương Nam và website thương mại điện tử nhasachphuongnam.com đang áp dụng những chương trình khuyến mãi – ưu đãi dành cho các khách hàng đến mua sắm vật dụng trang trí và quà tặng Tết.

Nhà Sách Phương Nam và Phương Nam Book hân hạnh chào đón quý khách hàng đến tham quan, mua sắm, đồng thời hy vọng có thể tiếp tục đồng hành cùng bạn trải qua một năm mới, tiếp tục là cầu nối để mang đến những cuốn sách hay, những món quà văn hóa cho khách hàng cả nước.  

Click to comment

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cafe sáng

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023: Đồng hành và kết nối

Published

on

By

Từ ngày 23 đến 26/3, tại Trung tâm Chính trị, thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông sẽ diễn ra sự kiện Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023, với chủ đề “Đồng hành và Kết nối tri thức”.

Ngày 21/02/2023 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023. Với chủ đề "Đồng hành và Kết nối tri thức", hội sách mang đến nhiều hoạt động thu hút nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triên tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Qua đó khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Không những thế, đây còn là dịp đặc biệt để tôn vinh người đọc, người sáng tác, các đơn vị xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức và những cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Các quân nhân tham khảo, lựa chọn sách tại Ngày hội Sách và Văn hóa năm 2022

Có thể nói, Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023 là sự kiện để các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội nâng cao sự quan tâm và ủng hộ đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội.

Có gì trong Ngày hội Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đắk Nông năm 2023

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ diễn ra các hoạt động chính gồm: Triển lãm, trưng bày sách; tổ chức không gian sách xưa; giới thiệu sách, thiết bị trường học; ứng dụng công nghệ trong xuất bản, phát hành; Hội thảo, tọa đàm, giao lưu tác giả - tác phẩm; Phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023.

Sau đây là thông tin cụ thể:

Ngày 23/3/2023

  • 08h00 – 09h00:  Khai mạc Ngày hội sách và Văn hóa đọc tại sân khấu chính(Sở TTTT, UBND huyện Cư Jut)
  • 09h30 – 11h30:  Tọa đàm Sách và văn hóa đọc (Sở VHTTDL) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut.
  • Diễn giả chính: Ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nguyên Giám đốc NXB Trẻ, nguyên Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn.
  • 13h30 – 17h00: Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện cơ sở về phần mềm OpenBiblio trong quản lý thư viện bao gồm: Quản trị, biên mục tài liệu, in mã vạch, thẻ bạn đọc, công tác lưu thông tài liệu và công tác phục vụ bạn đọc. .(Sở VHTTDL)
  • 14h30 – 17h00: Thăm quan một số điểm trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Unesco Đắk Nông (Sở TTTT, Sở VHTTDL, UBND huyện Cư Jut, Krông Nô).
  • 19h30 – 21h00:   Công diễn và Trao Giải Hội thi Kể chuyện theo Sách chủ đề: “Em yêu Biển, đảo quê hương” năm 2023 (UBND huyện Cư Jut) tại sân khấu chính.

Ngày 24/3/2023

  • 8h30 – 11h00:     Hội thảo “Đồng hành và kết nối tri thức”. (Sở TTTT) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut.
  • Dự kiến các nội dung: Giới thiệu quảng bá sách điện tử, sàn sách thương mại điện tử; trao đổi những giá trị kết nối, lan tỏa tri thức từ sách; giới thiệu sách số; giới thiệu các công nghệ, ứng dụng hỗ trợ xuất bản, phát hành sách... (Diễn giả do SBook, Voiz FM, Reavol mời),
  • Diễn giả: (1)  Nguyễn Thị Tú – tác giả Sách Al trong kỷ nguyên số; (2) đại diện Voiz FM, Reavol
  • 19h30 – 21h00: Hoạt động văn nghệ của các đội, nhóm văn nghệ quần chúng (Trung tâm VHTTTT huyện Cư Jut).

Ngày 25/3/2023

  • 14h00 – 16h00    Trao giải cuộc thi bình thơ; giao lưu tác giả - tác phẩm (Hội VHNT) tại Hội trường lớn TTCT huyện Cư Jut
  • 19h30 – 21h00: Hoạt động văn nghệ của các đội, nhóm văn nghệ quần chúng (Trung tâm VHTTTT huyện Cư Jut).

Từ ngày 04/04/2023 – 28/4/2023

  • Thư viện tỉnh Đắk Nông tổ chức phục vụ xe ô tô Thư viện lưu động đến các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023. Địa điểm: Tại các trường học có đăng ký phục vụ xe ô tô Thư viện lưu động (các trường học đăng ký gửi về Thư viện tỉnh để sắp xếp lịch phục vụ phù hợp, nếu số lượng các trường đăng ký nhiều Thư viện tỉnh ưu tiên các trường đăng ký trước).

HOẠT ĐỘNG CÁC GIAN HÀNG – TRIỂN LÃM

Diễn ra liên tục từ ngày 23/3 đến 26/3/2023. Sáng: 8h00 – 11h30; Chiều: 13h30 – 17h30; Tối: 19h00 – 22h00

  • Các doanh nghiệp giới thiệu sách; bán sách và các sản phẩm văn hóa, văn phòng phẩm khác (Cty CP Sách TBTH Đắk Nông; Nhà sách Phương Nam, Cty CP SBook; Cty CP Sách Giáo dục Bình Minh (Bộ sách giáo khoa Cánh diều); Xuyên Việt - nhóm các nhà xuất bản)
  • Trưng bày, xếp sách nghệ thuật chủ đề  “Đắk Nông 20 năm xây dựng và phát triển” (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh; UBND huyện Cư Jut
  • Xếp sách nghệ thuật, giới thiệu, thuyết trình, trưng bày sách và phục vụ xe ô tô thư viện lưu động (gồm 03 mô hình: xếp chữ E Book, Văn hóa đọc, Mô hình nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, giới thiệu nguồn sách địa chí chào mừng 20 năm ngày thành lập tỉnh.)
  • Không gian đọc sách miễn phí (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh; Thư viện Nắng Mai Phú Yên)
  • Tổ chức trưng bày, phục vụ bạn đọc khoảng 2.000 - 3.000 bản sách gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách văn học, sách thiếu nhi, sách nông nghiệp và nông thôn, sách khoa học thường thức dành cho thiếu nhi; các loại sách kỹ năng sống dành cho học sinh; các loại sách tham khảo có nội dung phù hợp với chương trình giảng dạy của nhà trường.
  • Thực hiện một số câu hỏi đố vui, hoạt náo có nội dung liên quan về học tập đối với các khối lớp học, các nội dung thường thức, tìm hiểu về kinh tế, chính trị xã hội, nông nghiệp, nông dân… (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh và các Nhà sách)
  • Game show (Kahoot) tương tác giữa màn chiếu máy tính (Tivi) với các thiết bị ngoại vi có kết nối internet. (Sở VHTTDL – Thư viện tỉnh và các Nhà sách).
  • Không gian sách xưa, trưng bày sách sưu tầm, sách hiếm (KTS Nguyễn Quốc Học, ).
  • Không gian sách số - trải nghiệm đọc sách điện tử; giới thiệu ứng dụng sách nói Voiz FM, sách số Reavol; tặng voucher tài khoản đọc sách miễn phí. (Alo 360, Voiz FM, ReaVol)
  • Trưng bày Tạp chí VHNT các thời kỷ; tác phẩm của các tác giả thuộc các Chi hội (Hội VHNT).
  • Trưng bày Tranh Thư pháp; viết tặng Thư pháp miễn phí(Hội VHNT).
  • Giao lưu tác giả - tác phẩm (Hội VHNT).
Đọc bài viết

Cafe sáng

Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc

Published

on

By

Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc là chương trình thứ hai trong chuỗi thảo luận năm 2023 do Tản Mạn Kiến Trúc tổ chức nhằm tìm kiếm những cách kiến giải về kiến trúc theo nghĩa rộng: kiến trúc hiểu như dựng xây đời sống trong sự bảo bọc của thiên nhiên vô tận. Chương trình được xây dựng nhằm mở rộng bức tranh nghiên cứu liên ngành, đa góc nhìn về hiện trạng kiến trúc và di sản Việt Nam trước các biến đổi toàn cầu.

Tản Mạn Kiến Trúc vinh dự đón chào Kiến trúc sư Mel Schenck trong buổi trò chuyện chuyên đề lần thứ hai. Ông là tác giả của quyển sách “Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam” do Phương Nam Books phát hành.

Khi tiếp cận kiến trúc hiện đại, cần phân biệt các khái niệm có vẻ tương đương nhau như “modern”, “modernist”, “modernity” và “modernism” như thế nào? Kiến trúc hiện đại đã nảy sinh trong những hoàn cảnh lịch sử và tư tưởng cụ thể nào, có mối quan hệ như thế nào với kiến trúc cổ điển? Trên những tiền đề của kiến trúc hiện đại quốc tế, các kiến trúc sư Việt Nam giữa thế kỷ 20 đã có những sáng kiến nào trong việc xây dựng nên một nền kiến trúc dành riêng cho Việt Nam?

Quyển sách Kiến trúc Hiện đại Miền Nam Việt Nam của KTS Mel Schenck, với phần hình ảnh do nhiếp ảnh gia Alexandre Garel thực hiện. Phương Nam Books và NXB Thế Giới phát hành năm 2022.

Qua quyển sách Kiến trúc Hiện đại Miền Nam Việt Nam với phần hình ảnh do nhiếp ảnh gia Alexandre Garel thực hiện, tác giả Mel Schenck cung cấp một tiếp cận có hệ thống với lớp di sản đã trở nên thân quen với hầu hết cư dân miền Nam. Tác giả đặt kiến trúc hiện đại vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cho thấy quá trình tính hiện đại quốc tế được ứng dụng vào bối cảnh Việt Nam trong những thập niên giữa thế kỷ 20, phản ánh những khao khát khẳng định bản sắc và xây dựng nên không gian sống thoải mái trong khí hậu nhiệt đới.

Theo KTS, “modernity” (tạm dịch: tính hiện đại) là hoàn cảnh góp phần khuôn đúc nên thực tại mà ta đang trải nghiệm, có nguồn gốc từ những thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người đạt được trong những thế kỷ gần đây. “Modernism” là khuynh hướng triết học và thẩm mỹ sinh ra như một phản ứng với hoàn cảnh hiện đại.

Xét trong lĩnh vực kiến trúc, “modern” chỉ những kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, dựa trên những khả năng mà khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại. Trong khi đó “modernist” chỉ một tập hợp kiến trúc cụ thể hơn với những nguyên lý xác định.

KTS Mel Schenck tại buổi giao lưu về Tính hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc

Theo KTS Schenck, kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam giữa thế kỷ 20 (Southern Vietnam mid-century modernist architecture) là một nhánh kiến trúc modernist riêng biệt, được phát triển dựa trên những tham chiếu về văn hóa, khí hậu và tư tưởng của xã hội Việt Nam. Đây cũng là nội dung chính mà ông đã trình bày trong quyển sách “Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam” (Schenck, Garel. 2023. Phương Nam Books).

Quý vị bạn đọc đã đóng góp thêm những thảo luận góp phần làm cho buổi nói chuyện trở nên đa chiều. Những thắc mắc và trao đổi cuối chương trình xoay quanh vấn đề trùng tu và bảo tồn hệ thống kiến trúc modernist ở Việt Nam, liệu có hay chăng một sự phục sinh của kiến trúc hiện đại giữa thế kỷ 20 trong bối cảnh đương đại, và những ưu điểm của dòng kiến trúc này mà các nhà thiết kế hiện nay có thể tham chiếu.

Với KTS Schenck, việc tái sử dụng kiến trúc hiện đại giữa thế kỷ 20 cho các công năng hiện tại là một giải pháp hữu hiệu để vừa giảm phát thải trong đô thị, vừa giữ gìn một bộ phận di sản quan trọng của thành phố. Trong đó, ông đã dẫn chứng công trình modernist tại số 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (nay là không gian Nam Thi House) như một trường hợp tái sử dụng kiến trúc hiệu quả.

Nguồn: Tản Mạn Kiến Trúc

Đọc bài viết

Cafe sáng

Kiến trúc sư người Mỹ và 50 năm say mê kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam

Published

on

By

Người Việt hoàn toàn có quyền tự hào về phiên bản kiến trúc hiện đại khác biệt của mình bởi đã thành công trong việc phát triển một phong cách kiến trúc thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc.

Đó là nhận định của Mel Schenck, một kiến trúc sư người Mỹ với hơn 50 năm kinh nghiệm quản lý thiết kế, xây dựng các dự án quy hoạch và xây dựng phức tạp. Cuốn sách Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam của Mel Schenck cùng nhiếp gia Alexandre Garel vừa ra mắt là minh chứng cho nhận định ấy, cũng là để giới thiệu lịch sử thành tựu trên cho người Việt khắp nơi và cho cả thế giới.

Đây là phiên bản thứ 3 của quyển sách này. Bản đầu tiên là ấn bản quốc tế được xuất bản tháng 4.2020 (sách bìa mềm, in màu). Phiên bản thứ 2 của NXB Thế Giới phát hành tháng 5.2020 (sách bìa mềm đen trắng bằng tiếng Anh). Phiên bản thứ 3 là ấn bản tiếng Việt do Phương Nam Book xuất bản năm 2022 (một vài thiếu sót đã được chỉnh sửa, bổ sung trong ấn bản Việt ngữ, bìa mềm và bìa cứng này).

Tình yêu lớn

KTS Mel Schenck tại buổi giao lưu về Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam ngày 12.01.2023

Kiến trúc sư Mel Schenck cư trú tại Việt Nam từ năm 2006, đã nghiên cứu kiến trúc hiện đại Việt Nam ngay từ lần “chạm mặt” đầu tiên. “Tôi vô cùng ngạc nhiên về quy mô lẫn chất lượng của chúng tại Sài Gòn khi tôi ở đây những năm 1971 - 1972. Lúc bấy giờ tôi vừa tốt nghiệp trường kiến trúc ở Mỹ được 1 năm nên cảm thấy như mình đang lạc vào thiên đường của kiến trúc”, ông nói trong buổi giao lưu giới thiệu sách hôm qua 12.1 tại Nam Thi House, TP.HCM.

Trò chuyện với độc giả, Mel Schenck cho biết quyển sách được thực hiện trong vài năm gần đây, là thành quả của tình yêu lớn và bền bỉ ông dành cho kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam từ 50 năm trước.

Người Việt Nam đang đánh mất dần những di sản của chính mình, những di sản đáng ra đã có thể gửi lại cho thế hệ tương lai để tiếp tục được chiêm ngưỡng, đánh giá giá trị.

Kiến trúc sư Mel Schenck

Về cuốn sách này, kiến trúc sư Đàm Vũ nhìn nhận: “Dưới góc nhìn tinh tường của một kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tại Mỹ, cùng lối tư duy sắc sảo của một nhà nghiên cứu chuyên sâu có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam, Mel Schenck đã đem đến cho bạn đọc trong và ngoài nước nguồn dữ liệu phân tích quý giá về các công trình kiến trúc hiện đại nơi đây. Thông qua từng trang sách được trau chuốt kỹ lưỡng, những di sản kiến trúc của thế hệ kiến trúc sư Việt Nam thời kỳ vàng son sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung rõ hơn nét đặc trưng của nền kiến trúc hiện đại mang đậm dấu ấn Việt”.

Không chỉ vậy, như chia sẻ của tác giả Mel Schenck, tất cả hình ảnh trong sách được nhiếp ảnh gia Alexandre Garel (sinh ở Pháp, sống tại TP.HCM từ năm 2011) ghi lại trong hoạt động sáng tạo của mình ở Việt Nam và Pháp với tư cách phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia du lịch, nhiếp ảnh gia kiến trúc. “Tình yêu của anh ấy đối với đô thị và kiến trúc di sản được phản ánh qua những tấm ảnh đặc sắc trong cuốn sách này”, tác giả Mel Schenck nói.

Người Việt Nam đang mất dần những di sản của mình?

Mel Schenck cho biết ông đã chọn lựa hơn 150 công trình kiến trúc hiện đại ở VN giữa thế kỷ 20 để giới thiệu trong cuốn sách, trên cơ sở dữ liệu hơn 400 công trình và vẫn đang cập nhật các phát hiện mới mỗi ngày.

“Thật đáng ngạc nhiên khi đến gần đây vẫn chưa có tác giả VN hay quốc tế nào chú trọng đến kiến trúc thời kỳ này. Việc nghiên cứu phân tích phong cách kiến trúc này hẳn sẽ thuận lợi hơn nếu chúng tôi có cơ sở nền tảng để thực hiện”, ông nói và cho rằng chính vì sự khan hiếm tài liệu lưu trữ cũng như việc không thể tìm thấy đầy đủ những dữ kiện ngay cả khi chúng tồn tại, nên “chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về những sai sót hoặc hiểu lầm khó tránh khỏi trong cuốn sách này.”

Theo đó, cuốn sách là sự tổng hợp chuyên môn - nghiên cứu và lập danh mục các công trình kiến trúc dựa trên giá trị thẩm mỹ và giá trị xã hội của chúng. Song, cũng vì dữ kiện không được tìm thấy hoặc giữa các nguồn tư liệu có sự mâu thuẫn, nên tên tuổi các kiến trúc sư và thời điểm xây dựng cũng bị bỏ qua trong hầu hết các dự án ở trong sách.

MC Trương Trần Trung HiếuKTS Mel Schenck tại buổi giao lưu về Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam ngày 12.01.2023

Tác giả cũng cho biết thêm, trong những công trình kiến trúc đưa vào sách, hiện có 11 công trình đã bị phá bỏ và 27 công trình khác đang trong bờ vực sẽ bị phá hủy. “Người VN đang đánh mất dần những di sản của chính mình, những di sản đáng ra đã có thể gửi lại cho thế hệ tương lai để tiếp tục được chiêm ngưỡng, đánh giá giá trị của chúng”, ông nói và nhắc đến một trong những công trình, theo ông là rất đáng tiếc, khi đã bị phá bỏ, là tòa nhà số 30 Phùng Khắc Khoan (Q.1, TP.HCM). Đây vốn được xây dựng với công năng biệt thự hoặc đại sứ quán trong khu ngoại giao của thành phố. “Thật không may, tòa nhà đã bị phá bỏ trước khi cuốn sách này được in”, tác giả Mel Schenck nói.

Bà Trần Nhật Hoàng Phương - Đại diện PNC trao tặng hoa cho KTS Mel Schenck
KTS Mel SchenckCandy Nguyen - dịch giả sách Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam
KTS Mel Schenck kí tặng sách cho độc giả tại buổi giao lưu về Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam ngày 12.01.2023

Nguồn: Thanh Niên

Đọc bài viết

Cafe sáng