Bookish PenChat
Bookish PenChat #1: Họa sĩ truyện tranh Katy Farina và Tom Angleberger
Bookish PenChat
Bookish PenChat #3: Nghe họa sĩ t.hờ kể chuyện bìa sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Xuất bản lần đầu năm 2012, tác phẩm Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn đã chạm mốc 10 năm tuổi, với 30 lần tái bản và luôn nằm trong danh sách best-seller của Phương Nam Book.
Để kỷ niệm “sinh nhật” 10 năm cùng lần tái bản 30, Phương Nam Book mang đến ấn bản với một hình thức hoàn toàn mới, đó là phần bìa được thiết kế theo dạng khung tranh để độc giả có thể tùy ý lựa chọn, thay đổi bìa sách theo 4 tranh rời được đính kèm. Trong đó, 3 tranh bìa rời đã được thiết kế sẵn với phong cách trẻ trung, bắt mắt, còn bìa trắng để độc giả có thể tự do vẽ vời, sáng tạo theo phong cách riêng.
Các bìa rời này đồng thời cũng là Postcard được in hai mặt, có tem thư và câu trích dẫn ý nghĩa làm quà tặng độc giả. Bên trong sách có tranh minh họa trắng đen sinh động, dễ thương.
Phụ trách thiết kế bìa là họa sĩ minh họa t. hờ, tên thật là Nguyễn Như Thái Hiển, sinh năm 1996, tốt nghiệp trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM. Bén duyên với hội họa từ năm 11 tuổi, mặc dù là sinh viên ngành Kiến Trúc nhưng với đam mê hội họa, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hiển đã trở thành cộng tác viên mảng minh họa của nhiều nhà xuất bản Thái Hà, Người trẻ Việt, Cầu Vồng Nhỏ,… Với nhiều tác phẩm đã xuất bản như: Những điều ở giữa chúng ta là gì?, Nắm ta anh rồi bình yên sẽ tới, Thích cậu nốt hôm nay, các bộ sách kỹ năng của Thái Hà,… Ngoài ra Hiển từng có dịp cộng tác với ê-kíp sản xuất OST music video của bộ phim Mắt Biếc.
Năm 2019, Thái Hiển đoạt giải Nhất của Cuộc thi "Thiết kế bìa sách Thiền sư Thích Nhất Hạnh" do Công ty Sách Phương Nam tổ chức. Năm 2020, Thái Hiển trở thành Họa sĩ thiết kế của Công ty Sách Phương Nam, phụ trách mỹ thuật nhiều tác phẩm như: Chú bé Thất Sơn, Nếu biết trăm năm là hữu hạn (Tái bản lần thứ 30), Hãy tìm tôi giữa cánh đồng, Hôm nay Mẹ có vui không?,…
1. Từ đâu bạn có ý tưởng thiết kế bìa rời dạng khung tranh cho ấn bản kỷ niệm của tác phẩm Nếu biết trăm năm là hữu hạn?
Mỗi lần cuốn này đổi bìa, mình mua xong rồi cất. Ngày đầu tiên vô Phương Nam làm, mình thấy sách được tái bản bìa cứng, không ngờ một năm sau mình lại được giao làm bìa cuốn này. Những câu chuyện trong sách gợi cho mình nhớ về bản thân hồi học cấp 3.
Chẳng hạn trong chiếc bìa đầu tiên, mình muốn truyền tải sự tự do. Hồi xưa mẹ bắt mình học chuyên toán nhưng mình lại thích chuyên văn. Nhiều câu chuyện trong sách khiến mình nhận ra bản thân phải có chính kiến, vì nếu chỉ nghe theo lời người khác nói thì dù có cố gắng thế nào, có giỏi bao nhiêu, đến một lúc nào đó mình cũng sẽ chán công việc mà mình không thích.
Còn bìa hai, mình lấy cảm hứng từ một bộ phim Nhật Bản có tên “30 Tuổi Mà Vẫn Còn Zin Thì Sẽ Biến Thành Phù Thủy”. Trong phim có một câu thoại, đại ý là những người mình gặp không phải lúc nào cũng sẽ ở bên mình, vậy nên lúc còn ở bên người đó, mình phải cho họ biết tấm lòng của mình. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là tình bạn, tình thương gia đình, là những gì cả hai còn chưa hiểu nhau. Nếu còn nói được thì hãy nói đi. Đó là ý mình muốn truyền tải.
Bìa ba mình lấy cảm hứng từ câu "Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu" trong sách. Ngày xưa mình cứ nghĩ chỉ cần học, ra trường, đi làm là xong. Nhưng đến cuối năm vừa rồi, trước khi bùng dịch là thời điểm mình đi du lịch nhiều nhất. Nhờ đó mình học được rất nhiều thứ về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc. Mình vốn hứng thú với chủ đề này nhưng chỉ đọc trong sách chứ ít đi ra ngoài. Mình đi đến những làng làm gốm và nhận ra có nhiều thứ chỉ có bên ngoài mà trong sách không đề cập.
Đối với bìa trắng, mình muốn mọi người mua sách có thể tự vẽ vời, ghi vào khoảng trống để tặng cho bạn bè, người thân, nhưng mình cũng muốn gửi gắm một ý khác, đó là mỗi người đọc cuốn sách này sẽ có một cảm nhận khác nhau. Có những tranh mình vẽ minh họa trong sách nhưng chị trưởng thiết kế không hiểu ý của mình. Vì cùng một câu chuyện, mình và chị có cách hiểu khác nhau. Nên chiếc bìa này tượng trưng cho cách nghĩ khác nhau của mỗi người dành cho từng câu chuyện.
2. Trong quá trình làm bìa, bạn có gặp khó khăn gì không?
Mình muốn làm một cuốn sách có thể đổi bìa, nhưng khâu sản xuất phải nhờ chị trưởng thiết kế. Ban đầu mình có nhiều ý tưởng lắm nhưng không tiện cho việc vận chuyển, gia công khó,... nên được chị tư vấn ý tưởng làm bìa sao cho an toàn và dễ vận chuyển nhất có thể.
Cái bìa mình muốn làm lúc đầu là bìa trắng trơn, sau đó độc giả sẽ dùng túi nhựa để dán 3 tấm tranh rời lên bìa. Nhưng ý tưởng này không khả thi. May sao chị trưởng thiết kế nảy ra ý tưởng làm bìa giống khung tranh lưu giữ kỷ niệm.
3. Mỗi lần Nếu biết trăm năm là hữu hạn ra bìa mới, bạn đều mua về. Vậy sau mỗi lần mua sách, bạn có đọc lại tác phẩm không? Bạn có cảm nhận tác phẩm khác đi sau mỗi lần đọc lại?
Đúng như bạn nói, mỗi lần qua một độ tuổi thì cảm nhận của mình sẽ khác nhau. Nhưng có một điều mình thấy luôn đúng, là câu nhận xét sau bìa sách: “Tác phẩm đã tiết kiệm giúp mình đến nửa cuộc đời". Đây là câu mà mình thấy đúng trong mọi hoàn cảnh.
Hồi còn nhỏ, mình khao khát tự do. Đọc cuốn sách này giúp mình có động lực đi tìm tự do. Nhưng khi lớn lên một chút, đọc lại sách, mình nhận ra sự tự do mà mình tìm kiếm phải có cả sự an toàn nữa. Tự do không phải là muốn đi đâu thì đi, mà mình phải có điểm tựa là gia đình. Đi đâu cũng phải về nhà. Hồi xưa mình ít khi để ý đến những câu chuyện về gia đình. Nhưng trong cuốn sách này có những câu chuyện gia đình, ngay cả lời đề tặng của tác giả cũng nhắn gửi đến hai người con. Cuốn sách làm mình nhận ra có đi đâu cũng phải trở về nhà.
Đọc lại Nếu biết trăm năm là hữu hạn trong lần gần đây nhất, khi đang bùng dịch, mình cảm thấy cuốn sách là một nguồn năng lượng tích cực. Mùa dịch, khi phải ở Sài Gòn trong phòng trọ lúc nào cũng đóng cửa, mình đọc lại cuốn sách này và tự nhủ mọi thứ rồi sẽ qua, không cần phải lo lắng. Sau khi mùa dịch qua đi, ban thiết kế mới có thể tiến hành in sách với chiếc bìa “khó nhằn” này.
Cũng trong mùa dịch vừa rồi, mình làm bìa của một cuốn khác là Hãy tìm tôi giữa cánh đồng của chị Đông Vy. Cuốn này có hai phần tản văn và truyện ngắn. Khi đọc sách, mình cảm giác như có hai chị Vy khác nhau, một chị Vy người nhỏ và chị Vy người lớn. Nên mình cố gắng ghép hai cuốn sách khác nhau tượng trưng cho hai phần bên trong chị Vy, nhưng làm sao để cuốn sách vẫn dính lại với nhau để có sự liên kết.
Cảm ơn họa sĩ t. hờ đã dành thời gian quý giá để chia sẻ với Bookish về quá trình thiết kế bìa sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn!
Hết.
Bookish PenChat
Bookish PenChat #2: Khi gái Huế nói về Nữ quyền!
Khái niệm “Nữ quyền” đã trải qua quá trình biến hóa phức tạp: xuất phát từ một hệ tư tưởng học thuật, sau đó phát triển thành phong trào chính trị - xã hội, lan rộng ra các ngóc ngách của văn hóa đại chúng, và (ở khía cạnh tệ nhất) trở thành một “buzzword” bị thương mại hóa trong các chiến dịch truyền thông tư bản.
Thế nên bây giờ, thi thoảng chúng ta vẫn nghe xa xa có tiếng thở dài sâu cay, rằng: “Đòi công bằng, đòi nữ quyền làm gì? Sao có nữ quyền mà không có nam quyền?”
Giữa thời buổi loạn thông tin và lạc tư tưởng, Bookish PenChat chào đón sự xuất hiện của cô gái đến từ mảnh đất cố đô Huế - Hoàng Anh, người đã thỏ thẻ với Biên tập viên rằng: “Viết nhiều thế này em cũng sợ lắm chị ạ, sợ bạn em mắng vì… lắm mồm!” Nhưng đã trót đổ biết bao công sức và tâm tư tìm hiểu cái chủ đề vừa đại chúng mà vừa nhạy cảm này, nên cô gái ấy vẫn quyết tâm bước vào bàn tròn Bookish PenChat, để chia sẻ suy nghĩ về Nữ quyền trong văn chương và cuộc sống.
Trước khi bước vào cuộc trò chuyện, nhân vật chính có vài lời tâm tình gửi đến các độc giả gần xa:
“Mình cũng chỉ là một người đọc nhỏ bé giữa cuộc đời, nên khi nói về vấn đề này mình cũng không đủ tự tin lắm đâu, mình thấy những điều mình biết ít lắm. Bên cạnh đó, “nữ quyền” là một vấn đề đã tốn không ít giấy mực của cánh báo chí, nếu có gì các bạn hãy bổ sung và góp ý cho mình nhé (cười).”
*
1. Đầu tiên, bạn có thể giúp Bookish giải thích định nghĩa khái niệm “nữ quyền” và tầm quan trọng của nó ngày nay không?
Nữ quyền là gì? Hmm.
Có rất nhiều định nghĩa về “nữ quyền”. Có thể kể đến của Maggie Humm, bà cho rằng: “Nữ quyền là hệ tư tưởng về giải phóng phụ nữ với niềm tin rằng phụ nữ phải chịu đựng tình trạng bất công vì giới tính của họ”. Theo Emma Watson, nữ quyền được định nghĩa là sự bình đẳng về quyền và cơ hội của nam và nữ trong kinh tế, chính trị, bình đẳng xã hội giới. Michelle Obama khẳng định: “Không có giới hạn nào cho phụ nữ. Chúng ta có thể làm đươc mọi thứ và trở thành bất cứ ai mà ta mong muốn”.
Mình nghĩ nữ quyền ra đời với mục đích hướng đến một xã hội mà ở đó, cả nam và nữ cùng được tôn trọng và có “điều kiện” vươn lên ngang nhau. Nữ quyền là phần quan trọng của nhân quyền, là vấn đề bức xúc của thế giới, là đề tài nóng trong văn chương đương đại. Đồng thời, không có định nghĩa cố định nào cho thuyết nữ quyền cả. Định nghĩa luôn thay đổi vì thuyết nữ quyền dựa trên thực trạng và mức độ cụ thể về văn hóa, lịch sử của sự ý thức, nhận thức, hành động và thời điểm nó xuất hiện.
Có bạn sẽ hỏi là: đòi công bằng, đòi nữ quyền làm gì, sao có nữ quyền mà không có nam quyền? Ừ thì phải đòi nữ quyền vì trước giờ phụ nữ ít - thậm chí là không có quyền gì cả. Từ thời xa xưa, người nắm quyền lực đại đa số là đàn ông. Dễ thấy nhất, những người đứng đầu một đất nước toàn là vua chứ có bao nhiêu nữ hoàng đâu? Lật lại lịch sử, ban đầu, loài người sống dưới chế độ mẫu hệ, dấu vết còn sót lại là truyền thuyết Nữ Oa ở Trung Quốc, nữ thần Mặt Trời ở Nhật, Âu Cơ ở Việt Nam, Gaia ở Hy Lạp; nhưng từ khi lịch sử rẽ nhánh sang chế độ phụ hệ thì số phận của con người trong xã hội có sự thay đổi đáng lưu tâm. Mọi quyền lực tập trung vào nam giới; người phụ nữ dường như chẳng có tiếng nói, quyền lợi gì. Đơn cử một ví dụ, ở phương Đông (và cả phương Tây), thời Nho giáo phổ biến, nam được đi học chứ có bao nhiêu người nữ được đến trường, được thi làm quan? Tồn tại chế độ phụ hệ độc hại, nơi người phụ nữ bị xem như một món hàng, thú tiêu khiển và công cụ kiếm tiền… Thành trì của hệ tư tưởng Nhọ học và văn hóa Hán phần nào đó đã bám rễ sâu vào tâm thức, đời sống của con người, suy nghĩ người đàn ông là trung tâm, là trụ cột thật sự là một điều khó thoát ra. Hầu như tất cả các châu lục trên thế giới đều như vậy, nhất là ở các nước phương Đông.
Ở Việt Nam, Nho giáo xuất hiện từ rất sớm; hệ tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay vai trò quan trọng của người đàn ông trong gia đình, đặt người phụ nữ tại vị trí phụ thuộc cả đời. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Người phụ nữ biến thành tấm “thân em…” - có thể là củ ấu, tấm lụa hay hạt mưa, nhưng tấm thân đó chưa một lần có quyền quyết định được vận mệnh của chính mình. Mình vẫn nhớ hồi đi học, mình có được đọc qua về luận điểm rằng, nữ giới ganh tị với nam giới vì họ không có dương vật. Lúc đó mình nghĩ: haha, chúng tôi không hề ganh tị vì điều đó - những người mang giới nữ ganh tị với giới nam vì những đặc quyền, lợi quyền mà một người đàn ông được hưởng.
Khi có áp bức thì sẽ có đấu tranh - sự ra đời của phong trào nữ quyền là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loai, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhìn từ phương diện xã hội học về giới, nhất là với người phụ nữ.
Nữ quyền ngày nay quan trọng không? Có, quan trọng lắm chứ, khi đời sống hiện đại hơn, phụ nữ không còn làm việc nhà nhiều như trước nữa, họ dần có vị trí xã hội hơn thì nữ quyền cũng cần được kêu gọi và đấu tranh hơn. Nó giúp cho những người thuộc giới nữ có nhiều chọn lựa. Chẳng có gì sai khi phụ nữ đưa ra quyết định cho bản thân mình, phụ nữ cũng có quyền tham gia vào chính trị để quyết định những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Về xã hội, họ cũng có quyền được tôn trọng như nam giới.
2. Những tiêu chí quan trọng và cần thiết để một tác phẩm hư cấu đạt được chứng nhận “nữ quyền”?
Đây là một câu hỏi khó. Ban đầu mình nghĩ, tiêu chí quan trọng để một tác phẩm được chứng nhận là “nữ quyền” là tác phẩm đó viết về phụ nữ, nhân vật chính là người thuộc giới nữ. Nhưng đó, cân nhắc lại mình thấy không đúng lắm - để nhân vật nào làm nhân vật chính, làm nhân vật trung tâm thì nhân vật đó có quyền à? Chọn lựa nhân vật chính của tác phẩm, đó là quyền của tác giả. Nếu chỉ vì tác phẩm đó có người nữ làm nhân vật chính mà đã cho đó là tác phẩm viết về nữ quyền e có phần sai - đó chỉ là điều kiện cần thôi.
Văn học viết về phụ nữ, thông qua nhân vật nữ và các vấn đề của giới nữ như sự uỷ mị, mơ mộng, nổi loạn… đó cũng chỉ mới manh nha thôi chứ chưa thật sự là văn học nữ quyền.
Theo mình, “văn học nữ quyền” là dòng văn học mà ở đó, người phụ nữ lên tiếng kháng cự lại tình trạng mất tiếng nói của nữ giới về nhiều vấn đề bị cấm kỵ, trong đó có vấn đề tình dục, xã hội, những khía cạnh bất bình đẳng giữa nam và nữ, hay khẳng định vẻ đẹp nữ tính. Từ những góc nhìn, những hoá thân đồng cảm, người viết kể ra những bi kịch, thiên tính nữ đến khi trở thành một học thuyết trong lĩnh vực chính trị, triết học và văn học.
3. Một số tác giả hoặc tác phẩm mà bạn nghĩ những ai quan tâm đến nữ quyền cần đọc?
Mình đọc chưa thật sự nhiều, những cuốn mình kể đến dưới đây đa phần cũng là những cuốn hơi khó tìm, nhưng mình vẫn thấy đấy là những cuốn tiêu biểu nhất trong dòng chảy văn học nữ quyền.
Giới tính thứ hai – Simone de Beauvoir (Le deuxième sexe/ The Second Sex,1949)
Simone de Beauvoir trong tác phẩm này khẳng định rằng “người ta không sinh ra là đàn bà mà người ta trở thành đàn bà”. Chính xã hội đã giáo dục những người mang giới nữ phải thế này thế kia; khi sẩy chân khỏi chuẩn mực này, họ không phải là một người phụ nữ tốt, không đúng với chuẩn mực của xã hội. Bà đã lý giải lại những khái niệm cốt lõi của triết học phân tâm (đặc biệt là luận điểm “Mặc cảm hoạn” của Freud), khẳng định âm vật của nữ giới không phải là khiếm khuyết của tạo hóa… đồng thời phủ nhận luận điểm cực đoan khi nói về phụ nữ của Nietzsche khi ông cho rằng đàn bà là một giống nông cạn, không thể đặt sánh đôi với vị trí đàn ông.
Cuốn sổ vàng - Doris Lessing (The Golden Notebook, 1962)
Tiểu luận Căn phòng riêng - Virginia Woolf (A Room of One’s Own, 1929)
Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra - Oriana Fallaci (Letter to a Child Never Born, 1975); khi đọc nó mình nhớ rất nhiều đến bộ phim xem cách đây tầm 3-4 năm, The Tree of Life.
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - Svetlana Alexievich (The Unwomanly Face of War: An Oral History of Women in World, 1985)
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm của Mạc Ngôn, Sidney Sheldon và nhiều tác giả khác nữa.
Văn chương ấy, nó vừa mang đẹp đẽ tuyệt vời, nhưng cũng chứa trong đấy sự đau đớn; vừa có thể đầy ắp hy vọng, những cũng nhiều nỗi buồn, âu lo; đôi lúc biến nỗi tâm hồn thành thung lũng trải dài những buồn đau. Thông qua văn chương, những người cầm bút thường gửi gắm vào nó nhiều điều, đó không còn là ngòi bút của một cá nhân nữa, nó đại diện cho những điều sâu kín để nhiều người có thể tiếp cận nó nhất.
4. Văn học Hàn Quốc có một tác phẩm mang tính đại diện cho phong trào nữ quyền là Kim Ji Young, sinh năm 1982. Văn học Việt Nam có tồn tại một tác phẩm hư cấu viết về nữ quyền, có tính đại biểu cho một quốc gia như vậy không?
Kim Ji Young, sinh năm 1982 là tác phẩm khi ra đời đã vấp phải làn sống phản ứng gay gắt của nam giới nước Hàn. Nó kể về cuộc sống của không chỉ một mà đại đa số phụ nữ Hàn lúc bấy giờ, phổ biến như cái tên Ji Young được đặt cho các bé gái vào những năm 1982. Những gì nó kể chỉ là những điều bình thường về quá trình làm dâu, làm vợ, làm mẹ chứ chẳng có gì đao to búa lớn cả, thế nhưng những người phụ nữ như nhìn thấy họ trong đấy - một cuộc đời quẩn quanh không lối thoát. Thiên chức cao quý của người phụ nữ vì những khắc nghiệt của định kiến trở thành xiềng xích gông gùm vào cổ, vào tay chân của họ.
Văn học nữ quyền ở Việt Nam có đặc điểm gì giống và khác với văn học nữ quyền trên thế giới? Đặc điểm nào nổi bật, có thể nhận ra ngay đó là văn học nữ quyền của Việt Nam? Hình như chưa có ai đề cập đến một cách thấu đáo và thuyết phục. Theo nhà lý luận phê bình Nguyễn Đăng Điệp, “cho dù là tiếng nói hồn nhiên nhất, ít bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, văn học dân gian vẫn xác nhận vai trò kẻ mạnh của đàn ông so với đàn bà. Sang đến văn học trung đại ‘đã bắt đầu xuất hiện những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương’.”
Sau 1986 đến nay, văn học xuất hiện đông đảo các cây bút cả nữ và nam gắn với những tác phẩm triển vọng, có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam và được thừa nhận như Lê Minh Khuê với Những ngôi sao xa xôi, Võ Thị Hảo với Chiến tranh không mang khuôn mặt đàn bà, Vi Thùy Linh với Những vần thơ của chị, Nguyễn Khắc Ngân Vi với Đàn bà hư ảo, Dạ Ngân với Gia đình bé mọn, Gánh đàn bà, còn cả Phan Huyền Thư, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp… Nhưng tựu chung lại, để tìm ra được một tác phẩm tiêu biểu về nữ quyền trong văn học Việt Nam thật khó. Có thể do đọc ít tác phẩm Việt Nam nên mình chưa thật sự thấy một tác phẩm nào tiêu biểu cho nữ quyền ở Việt Nam cả.
5. Trong bài bình của bạn về cuốn sách Chuyện đời Sương, bạn có nhận xét rằng: “Sương mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó, nhẫn nại vô cùng.” Căn tính này đã tồn tại rất lâu trong hình tượng phụ nữ Việt, nhưng trong những năm gần đây, thế hệ trẻ đã đòi hỏi một cách mô tả mới. Bạn có suy nghĩ gì về sự khác biệt của định nghĩa phụ nữ Việt xưa và nay?
Từ xa xưa, thời ông bà cụ kị của chúng ta ấy, người phụ nữ tốt là một người phụ nữ sống vì bổn phận, với những đức hy sinh.
“Nâng khăn trấp giải buồn quân tử,
Hầu tửu trà giấc ngủ không an.
Chàng vui thiếp cũng vui càn,
Chàng buồn thiếp tựa bên màn khóc theo.”
(Trích Nữ trung tùng phận – Đoàn Thị Điểm)
“Chịu thương, chịu khó, nhẫn nại vô cùng” là chọn lựa chứ không phải bắt buộc. Người mẹ luôn là người yêu thương con nhất trên đời, chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, bao ngày đêm cận kề chăm sóc, bao yêu thương dồn cả vào con. Trong những người phụ nữ đôi khi chưa thực sự sống cuộc đời của riêng mình, họ chăm lo, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Trong bài hát “Ước mơ của mẹ” của nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền có câu “Mẹ cũng quên dần quên ước mơ của mẹ là gì. Mẹ vẫn đang bận lo làm sao có một bữa cơm no… Còn thế giới của mẹ chính là con, là niềm vui của con, là ngôi nhà, là gia đình”. Một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc luôn cần sự gắn kết, yêu thương nhau của các thành viên; không phải bởi sự chịu thương, chịu khó, nhẫn nại vô cùng ấy là có thể tạo nên một gia đình. Chúng ta trân trọng, cảm ơn sự hy sinh của các bà, các mẹ, các chị nhưng đó không phải cái cớ khi gia đình không trọn vẹn là do người phụ nữ không có những đức tính kia. Bên trong mỗi con người, nhất là những người phụ nữ vẫn làm những tâm hồn sống động và xứng đáng được yêu thương.
Về giới trẻ ngày nay, có thật nhiều điều chẳng biết nói làm sao. Heraclitus từng nói: “Cuộc sống là dòng chảy”. Và mình cũng đã nghe đâu đó rằng: “Có một thứ không bao giờ thay đổi, chính là sự thay đổi. Xã hội ngày càng nhiều đổi khác, những giá trị chuẩn mực xã hội cũng thay đổi theo”. Nhiều lúc các bạn trẻ suy nghĩ về nữ quyền lệch lạc, như là nữ quyền là ghét đàn ông, hay để bản thân sống buông thả rồi cho mình cái quyền: nam nữ bình đẳng mà, rồi nữ quyền là là phụ nữ phải đi làm, phải thành công, nữ quyền ghét nội trợ, phản đối hôn nhân, phản đối việc có con... nếu có suy nghĩ như vậy thì thật sự người nghĩ như thế chưa hiểu rõ về nữ quyền.
Chọn một vấn đề khá tiêu biểu, rằng “trinh tiết” là thước đo đạo đức và phẩm giá của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ phương Đông. Từ xưa đến nay văn học vẫn luôn ca ngợi những cô gái biết giữ gìn phẩm giá của mình. Ngày nay, điều đó không còn quá quan trọng nữa, tại sao đàn ông quan hệ với nhiều cô thì họ lấy đó làm điều tự hào còn phụ nữ thì đó lại là một sự nhơ nhuốc? Mình không có ý cổ vũ rằng: “Con người ơi, hãy sống buông thả đi.” Không hề, chỉ là tại sao lại phân biệt nam nữ như vậy? Nhưng đã có nhiều bản trẻ vin vào cớ này để kiếm FWB, sugar daddy… trời ơi, FWB chỉ nên dừng lại ở trao đổi hàng hoá thôi, chứ đến thân thể cũng bán luôn thì mình chịu. Mình nghĩ các bạn nên suy nghĩ lại. Không, mình không bảo các bạn hãy giữ gìn hay gì, mình chỉ muốn nói là cái gì càng dễ cho đi giá trị nó càng thấp.
6. Và câu hỏi cuối cùng: các độc giả nam có cần thiết đọc về nữ quyền không?
Trong truyện ngắn “Bây giờ và ở đây” của sư cô Chân Trực Nghiêm có viết: “Nếu ta không biết sống trong giây phút hiện tại thì ta sống trong giây phút nào đây? Nếu không an trú ngay bây giờ và ở đây thì ta sẽ an trú trong bao giờ và ở đâu? Tương lai của ta thực ra chính ngay trong hiện tại, là bây giờ và ở đây.”
Cả giới nam và giới nữ có đều đang thật sự hạnh phúc không? Có nhất thiết phải là “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” không?
Mình nghĩ rằng, vấn đề bình đẳng giới cũng là vấn đề của nam giới. Ngày nay, vai trò của người đàn ông, người cha trong việc chăm sóc con cái có vẻ vẫn không được xem trọng, một số mang trong đầu định kiến rằng: chăm sóc con cái, nội trợ là “thiếu nam tính”. Tất nhiên, nam giới cũng có những áp lực của riêng họ; họ cũng sẽ có những giây phút yếu ớt, bấp bênh bởi cái gọi là “thành công của phái mạnh”. Trên thực tế nam giới cũng không được hưởng quyền bình đẳng giới. Nam giới cũng bị áp đặt bởi những định kiến về sự nghiệp, thành công, phải là trụ cột gia đình… nên một khi gỡ bỏ định kiến thì cả nam nữ cũng phần nào hưởng được quyền lợi từ việc đó. Dù giới nam hay giới nữ, họ cũng cần có quyền tự quyết cho cảm xúc của mình.
Dù hơi ba phải nhưng mình từng hỏi bạn mình về việc, đàn ông, con trai có cần/ nên tìm hiểu và đọc về tác phẩm nữ quyền không, bạn ấy bảo “cái này do mỗi người thôi chứ, nếu họ không thích thì mình cũng không ép được.” Điều này hoàn toàn đúng, nếu không thích thì chẳng ai ép buộc được cả, nhưng nếu hỏi nên hay không, mình nghĩ vẫn là nên. Có nhiều dòng chảy văn học, tiếp thu, đón nhận thêm một tác phẩm về chủ đề khác mọi ngày chẳng phải cũng là một sự học hỏi, biết thêm hay sao. Sự học vốn là vô hạn mà.
Người phụ nữ phải biết yêu thương bản thân, những người nam cũng cần trân trọng, yêu thương người phụ nữ hơn. Bình quyền được hay không phải đến từ hai phía. Thật ra thì chẳng có bình đẳng tuyệt đối nên khi nào cũng có ai đó đi đòi gì đó thôi. Nhưng nhờ vậy mà phụ nữ ngày nay được đi học, được đi làm, được sống với niềm yêu thích của họ nhiều hơn. Nên là, ai cũng nên đọc về nữ quyền cả, để hiểu đúng và dám sống cho những điều mình thích. Vì “đời có mấy lần mười năm”?
Cảm ơn Hoàng Anh đã đến dự Bookish PenChat ngày hôm nay!
Hết.
Mèo Heo thực hiện phỏng vấn.
Bookish PenChat: Series phỏng vấn, tâm tình gần xa với các tác giả, dịch giả, họa sĩ, nhà báo,… độc quyền tại Bookish.
Bookish PenChat
Bookish PenChat #1: A talk with Katy Farina and Tom Angleberger
Phiên bản tiếng Việt của cuộc phỏng vấn có thể được tìm thấy tại đây.
1. Let’s start with a simple question: What’s the best thing about being a best-selling comic artist?
Katy: By far the best thing is that I get to keep being a comic artist! Drawing all day and telling stories is so fulfilling to me. If it weren’t for everyone’s support, I don’t know if I could do this full-time. Thank you so much for reading my books!
Tom: Well, it’s an awful lot of fun! Drawing comics is something I’ve been doing since I was a kid, so doing it as a job is just amazing! The best thing? Seeing how much better my art looks after it has been colored by artist Corey Barba! Suddenly it looks great!
2. How do you find the inspiration to develop the main idea and characters’ design for a story?
Katy: I take a lot from my communities - both my family and friends, and my Los Angeles community. I try to think about how certain problems would affect Karen or my other characters - how would their hearts feel when they experience something joyful, something sad, something frustrating. I like to talk to a lot of different kinds of people who have very different lives than me so that I can get inspiration from as many different places as possible. I also get a lot of inspiration from TV, books, movies, and other stories.
Tom: Ideas are everywhere! The tricky part can be deciding which ones are worth writing a book about. For example, one time I had an idea to write a book about nose-picking. And then I actually wrote the whole book… but nobody wants to read it!!!
For the character designs, I started with the amazing illustrations in the actual Geronimo Stilton novels. Since I can’t draw anywhere as good as those artists, I made mine as simply as possible. Just a few lines!
3. For a graphic novel aiming at younger audiences, what’s more important: educational value or digestible fun? How do you incorporate those two elements together without appearing too forced or “preachy”?
Katy: I think there can be a good balance of both fun and education! I focus a lot on “emotional intelligence” in my books, meaning that I like to encourage empathy in my readers. I try to focus on the emotion of a situation and how a little kid like Karen, who has a very small world, might react.
Everyone gets frustrated sometimes, and when you’re really young, you don’t always know what to do with that frustration. Sometimes you hurt people without meaning to. Karen acts very much like a six-year-old in that way! It’s also important that I show Karen taking ownership of her actions by apologizing when she realizes she’s wrong (everyone makes mistakes), asking for help when she needs it, and working with the older people in her life like Kristy who will talk through Karen’s problems with her. Focusing on emotional storytelling like this also gives me a lot of opportunities for very silly things to happen, like when Karen invited too many cats to her room for The Kittycat Club! I like very “big” emotions -- the hard ones and the funny ones!
Tom: With Geronimo, the positive ideas are very very natural. Geronimo is a good friend and he cares about other people (well, mice). So if you let the story play out and have fun with it, you’ll still end up with a positive message. That’s just who Geronimo is!
4. A question for Katy: While “Baby-Sitters Little Sister” is a series spin-off of “The Baby-Sitters Club”, your latest book, “Song of the Court”, is a completely original one. Do you find any difference between working on these two?
Katy: In some ways it’s different, but it can be similar, too. With Baby-Sitters Little Sister, I have Ann’s incredible vision to work from. Ann and the other Graphix Baby-Sitters Club artists have laid out this beautiful world for me to play in! With my original work, I have to create that world all on my own before I get to play in it, even if I still work with the same values - like encouraging empathy and telling emotion-based stories. It can be very intimidating to start from scratch!
5. So Tom, Asides from “Geronimo Stilton”, you are also the writer of “Origami Yoda”, “Fake Mustache”, “Horton Halfpott” and many other comic series. How do you master such creativity and productivity flow?
Tom: Many of my books have been written with friends! In fact, I’m working on a new one now with a friend who will do the artwork. But first, we are making up the story together. It can be so much fun to build up ideas together. And it takes off some of the pressure of needing to come up with something new.
6. Have you ever been to Vietnam? What’s your impression of our country?
Katy: I haven’t been to Vietnam...yet! I would love to visit! I haven’t been outside of America very much and would like to travel the world in my lifetime. Vietnam seems so beautiful from the pictures and videos I’ve seen, and I love the Vietnamese food I’ve tried here in the United States. I would consider myself extremely lucky to spend time in Vietnam!
Tom: I would LOVE LOVE LOVE to visit Vietnam. I already know that I will love the food, since PHO is one of my absolute favorite things to eat!
I also love wildlife. Your country has so many animals that I have never seen! I am so jealous!
6. In Vietnam, comic and cartoon drawing is a popular hobby of children and teenagers, but occupation-wise, a rather “foreign territory” lacking professional guidance. Would you like to share any advice or anecdote with soon-to-be comic artists who happen to read this interview?
Katy: This was the case for me as a teenager as well -- there was not really an American comic market back then besides Superheroes, which I wasn’t interested in as a teen. Manga only just started to be imported, and French comics were never too popular here. I had no clue how to make it into a career! But I have great news for all the soon-to-be storytellers -- webcomics and online-based storytelling is a huge way to develop a readership and to communicate to publishers, “a lot of people enjoy my story!” For example, Ngozi Ukazu, another American comic artist, started by publishing her comic “Check, Please!” online. As she developed a fanbase, she began to Kickstart (fundraise) her comics so they could be printed. Eventually, Macmillan Publishers took notice and began to distribute her books in traditional bookstores. “Check, Please!” is one of the most funded webcomic Kickstarters ever.
It can be very scary to share your work online for a lot of reasons, but I think it is also the most accessible way to share your stories. It’s a great way to connect with peers from all over the world, to learn from others, and to start growing your readership. You never know what could happen!
Tom: It can be a tough career here, too. It took me many years to have my first comic book published and there were many rejections along the way.
So, if you can’t find someone to publish your art, you can publish it yourself. I have hung comics on bulletin boards, handed out photocopies to friends and, of course, posted comics online.
While you’re doing that your skills and storytelling will get better and better, so that when you do get a chance you will be ready!
Bookish.vn is an online literary platform based in Ho Chi Minh city since April 2019, owned by Phuong Nam Bookstore, a trustworthy and popular bookstore chain in Vietnam. With the goal to provide an easy access to publishing industry news and an observant yet entertaining look at modern literature and reading culture, Bookish offers in-depth reviews of classic and contemporary works, recommendations and various takes on social issues.
Thank you for joining in with Bookish!
-
Book trailer4 months ago
Kể chuyện hay là chết: Khám phá bí mật để kết nối, thuyết phục và tạo dựng ảnh hưởng
-
Book trailer2 months ago
HÃY KỂ TÔI NGHE SỰ THẬT VỀ TÌNH YÊU- Những RED FLAG điển hình qua 13 câu chuyện trị liệu cặp đôi
-
Cafe sáng4 months ago
KOMO+ (KOMO PLUS) – ỨNG DỤNG KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT CỦA HỆ SINH THÁI PHƯƠNG NAM
-
Cafe sáng5 months ago
Phương Nam “bắt tay” hợp tác chiến lược cùng Yamaha Music Việt Nam- trực thuộc Tập đoàn sản xuất Nhạc cụ lớn nhất thế giới.
-
Book trailer2 months ago
CHŌWA – Ổn định nội tâm sống cân bằng như người Nhật
-
Book trailer3 months ago
Phát hành sách Nexus và bộ đôi Guinness Worlds Record 2025 và Guinness World Records Gamer’s Edition 2025 cùng thời điểm với thế giới
-
Book trailer4 months ago
Thịnh Vượng – Con Đường Dẫn Đến Sự Giàu Có Và Sung Túc Từ Bên Trong
-
Book trailer1 month ago
NGÀY TRÔI VỀ PHÍA CŨ… & BƯỚC QUA NƯỚC MẮT, TỰ KHẮC TRƯỞNG THÀNH: Bộ đôi tác phẩm đánh dấu sự trở lại của tác giả Anh Khang